Lương Thư Trung
Xà Tón và nhà văn Lưu Nhơn Nghĩa
Viết về đời sống miền quê Nam phần, trong dòng văn chương miệt vườn đã có nhiều nhà văn đã viết rồi. Các tác giả có thể kể như Hồ Biểu Chánh đến Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên, Xuân Vũ, Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Võ Kỳ Điền, Nguyễn Tấn Hưng…... Mới đây có thêm Nguyễn Ngọc Tư viết về đời sống vùng Cà Mau.
Thêm vào đó, người đọc còn tìm thấy các tác giả viết riêng về mỗi vùng đất riêng biệt như Vương Hồng Sển với “Sài Gòn Năm Xưa”, “Sài Gòn Tạp Pín Lù”; Nguyễn Hiến Lê với tập bút ký “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”; Nguyễn Văn Hầu với “Thất Sơn Mầu Nhiệm”, “Nửa Tháng Trong Vùng Thất Sơn”; Nguyễn Văn Kiềm với “Tân Châu xưa và nay”; Huỳnh Minh với nhiều tác phẩm nghiên cứu về Bạc Liêu, Gò Công, Vũng Tàu. Viết về người Chàm Châu Giang có quyển “Bangsa Champa, Tìm Về Với Một Cội Nguồn Cách Xa” của hai tác giả Đỗ Hải Minh và Dorohiêm.
Viết về toàn vùng sông Cửu Long dưới hình thức vừa nghiên cứu vừa làm văn không thể không nhắc hai cuốn sách của Ngô Thế Vinh : “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” và “Cửu Long Nghẽn Mạch”. Hai tác phẩm này là những công trình biên khảo công phu và là lời báo động về hiện trạng con sông Cửu Long bị cạn kiệt về nhiều mặt do các đập nước từ các quốc gia thượng nguồn gây ra. Và còn nhiều bài viết khác của 42 tác giả tập trung trong cuốn sách “Nam Bộ Xưa và Nay” do tạp chí Xưa & Nay ấn hành trong nước năm 1995.
Thế nhưng nhắc đến vùng Thất Sơn, ai cũng biết có một vùng đất dù nhỏ lại khó quên đó là Tri Tôn, còn gọi là Xà Tón, tôi đi tìm hoài mà không thấy ai viết về xứ sở này. May sao, cách nay hai năm, tôi được một người bạn giới thiệu trang nhà “thatsonchaudoc.com” và tôi đọc được Lưu Nhơn Nghĩa, một tác giả của chính vùng đất Tri Tôn ấy viết về cái mảnh đất sinh ra chính tác giả.
Nhắc đến Tri Tôn, chẳng những người dân thành thị coi thường rồi, mà ngay cả cư dân các vùng như Châu Đốc, Long Xuyên hoặc các vùng lân cận thì chẳng mấy gì khá hơn. Ở đó là miền núi, người Miên, người Hoa nhiều hơn người Việt. Vậy mà rồi dưới ngòi bút của Lưu Nhơn Nghĩa, qua hai tác phẩm “Như Cánh Chuồn” và “Con Đường Cũ”, tôi đọc như chưa bao giờ được đọc.
Sở dĩ những trang sách của tác giả nó lôi cuốn như vậy, một phần vì nó lạ. Cái lạ trước nhất là người đọc không ngờ có một nhà văn viết về cái vùng đất khỉ ho cò gáy như Xà Tón quá hấp dẫn như vậy. Một địa danh mà khi nhắc đến tên, là người ta cứ nghĩ là nó sẽ chẳng cho mình một hứng thú nào thì ai mà viết cho nổi những trang văn. Nhưng Lưu Nhơn Nghĩa đã làm được điều mà kẻ có mắt như mù, có tai như điếc, có óc nhưng lười suy nghĩ như tôi chợt bừng tỉnh và thán phục.
Phần khác trong hai tác phẩm vừa nêu của Lưu Nhơn Nghĩa cũng như các đoản văn khác của anh nó hấp dẫn tôi vì đó là những chất liệu thật mà tác giả đã sống qua và kể lại . Nhà văn viết văn hay là phải có tài suy nghĩ và diễn đạt tài tình; nhưng nếu anh chưa sống qua và từng trải, những trang sách của tác giả cũng chỉ có giá trị ở chừng mực nào đó mà thôi. Rồi những trang sách vô hồn vì thiếu chất liệu sống đó sẽ bị dòng thời gian làm người ta chóng quên đi.
Với Lưu Nhơn Nghĩa, anh đã sống từng trải và viết văn không nhằm làm văn nên câu văn của anh là những lời kể, những ý tưởng trong văn anh là những ý tưởng thẳng như mực tàu. Dù làm đau lòng gỗ nhưng trung thực. Nó qúy là qúy cái lòng của người viết không muốn làm đẹp cuộc đời bằng những lời văn hoa mỹ mà ý tưởng giả tạo. Việc nào hay thì anh nói nó hay; việc nào dở thì anh cho là nó dở. Anh không bênh vực điều trái và anh cũng không a dua ám hại người phải, người nghèo. Ngay cả trong gia đình, nơi học đường, ngoài chòm xóm, từ người thân đến bạn học, từ dân thường đến thầy giáo, từ người gần đến kẻ xa, ai ai củng đều có cái phần nấy dưới cái nhìn ngay thẳng của tác giả. “Như cánh chuồn chuồn” kể về chuyện tình học trò của hai đứa bé hàng xóm và xung khắc giữa hai gia đình mà tác giả là nạn nhân. “Ông Sáu” là câu chuyện một vị giáo sư đọc báo “cọp”. “Chế Tán” kể về câu chuyện giựt nợ của một người quen, tất cả là những câu chuyện thật như thế. Cái đức tính cao đẹp đáng trân trọng của nhà văn là anh dám nghĩ và dám viết thật ý nghĩ của mình; bằng không, mọi sự uốn cong ngòi bút theo bất cứ lý do ngoại tại nào đều không xứng đáng là nhà văn.
Lưu Nhơn Nghĩa là người đi nhiều và sống nhiều, nhưng với Tri Tôn, Xà Tón của anh thì vẫn là nơi anh không bao giờ quên. Từ nước Đức vào những năm thập niên 90 anh đã viết về Xà Tón. Từ Tân Tây Lan, từ Brisban (Úc Đại Lợi) anh lại viết về Xà Tón. Những ngày đi làm kiếm cơn trên trại tị nạn hay các xứ tạm dung anh luôn luôn viết về cái miền Xà Tón, Tri Tôn đó, một vùng sơn cước của Thất Sơn nằm giữa đồng bằng heo hút đó như một nhân chứng sống. Anh kể lại từng li tưng tí về những tiệm quán của một khu chợ quận nghèo; những trường học, những tên người, những kỷ niệm, mỗi mỗi như một pho tự điển về địa danh, về nhân danh không mãi mai sai lệch. Những câu chuyện mà hơn năm sáu chục năm qua rồi mà anh còn nhớ và kể say sưa như mới hôm qua.
Lưu Nhơn Nghĩa là người học dở thuở nhỏ, theo lời anh kể, rớt Đệ Thất hai năm liền, rớt bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp sáu keo; vậy mà rồi sau cùng anh đậu bằng cử nhân ban Việt Hán và làm nghề mô phạm sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Anh lại làu thông Việt, Hán, Anh, Pháp và Đức ngữ. Ngoài ra anh còn giỏi tiếng Miên, tiếng Tiều, tiếng Nhựt. Vì thế văn anh không làm văn mà trau chuốt; chữ anh dùng vốn giản dị, không cầu kỳ mà hàm chứa cả một túi khôn....
Là một người nhiều tài mà không màng danh vọng. Cả cuộc đời anh chỉ có nỗi đam mê không rời là làm sao viết thật nhiều về cái xóm Xà Tón heo hút của mình. Càng viết anh càng có nhiều điều để kể. Điều nào anh viết ra, tự nó là những chuyện xưa rồi, cách nay có hằng năm sáu mươi năm thế mà vẫn mới, vẫn lạ. Cái tài của anh là nó ở chỗ đó. Chẳng hạn, tác giả viết về “Tết Xứ Xà Tón”, xưa nay ăn Tết ai mà hổng biết, thế mà ăn Tết ở Xà Tón mấy người rành.
Cái hấp dẫn khác trên các trang sách của Lưu Nhơn Nghĩa là tính hóm hỉnh, trào lộng mà chua chát nhưng vẫn giữ được cái ý tưởng ngay thực của anh. Chữ nghĩa của anh làm người đọc nhiều lúc không thể không cười nhưng qua một giây cảm xúc chan hoà giữa chữ và nghĩa ấy, bạn không làm sao mà không thấy lòng mình không rưng rưng cùng tác giả. Như khi Lưu Nhơn Nghĩa ngồi “Kết Toán Sổ Sách Cuối Đời”, ở những dòng cuối, tác giả viết:
” Áo quần cũ. Áo quần hình như cũng lưu luyến không muốn rời tôi, dù đồ second hand. Suốt 16 năm, đi dạy học, tuần hai cái quần short, ba áo sơ mi, 5 đôi vớ cao, đôi giày Adidas nhẹ, nghỉ hè thì quần jean ngắn, áo T shirt, sandal, dù Đông hay Hè. Vô bao cho Cơ quan Từ thiện thấy nhớ nhớ, nhớ cái " ấm áo ", no cơm ấm áo. Đồ càng lúc càng nhiều, dù tôi rất hạn chế mua sắm, mặc đồ mắc hay rẻ tiền, mỗi năm chỉ lên lương một lần, ngu sao mua.”
Rồi tác giả kể tiếp với niềm thân ái của những ngày xưa kề cận một dòng đời:
”Coi vậy mà xếp hoài không gọn, bỏ thì tiếc, để choáng chổ. Bộ veston mua ở Đức, đi đám cưới tròng vào cho phải lễ, đâu có dơ mà giặt, máng lên đó, biết đâu có đám cưới con cháu bất ngờ . Bộ Veston tiệm Mỹ Lợi 138 Triệu Đà may, bây giờ chật cứng, mấy cái áo mới trắng từ VN còn nguyên màu, chúng theo ta từ ngày hàn vi, bây giờ bỏ sao đành? Cầm từ cái trên tay, khó rời. Trời ơi, cái áo Tiều nút thắt của Tư Đồ Trân Châu tiểu thư tặng sau khi tổ chức rủ rê được mấy người Việt gốc Hoa xem film tài liệu diễn hành Đài Loan. Trời ơi, nỡ đành chê tại hạ, lấy tên Đại tá già gốc Quốc dân đãng Đài Loan, tại hạ cũng gốc sĩ quan trẻ đây mà. Cái cravate batik Mã Lai, năm 1976, Thẩm Châu Anh từ biệt về Singapore tặng , ngày ngày tròng vô cổ ra Tòa án thông dịch, tưởng như nụ cười môi hồng bạn xưa còn đây, cám ơn. Cái sarong tơ Nam vang Tholla tặng, mềm như tơ, cưng tới ít dám mặc, cái quần cheo đen ý Sáu Lý tự về VN may, ngắn, nhớ mấy ông Miên mặc đi chợ, ngồi trên chỏng ăn cháo lòng, hớ hên. Cái bao tay da trừu nằm im lìm trong đáy tủ, mốc meo, nhớ đêm lạnh chạy Honda băng qua đèo cao từ Auckland đến Wellington , gió phần phật đáng sợ, một bên vách núi, một bên thung lũng sâu hãi hùng, nhờ bao tay, mà tay vẫn tê cóng, vô ơn nếu bỏ nó lúc không cần.Cái áo cách hàn , mặc đi ở đợ mùa Đông ở Đức , nhầu nát chứ dám phụ công nó. Cái áo giáp nặng thời đi lính, chưa ra trận lần nào, vì biệt phái về Nha Tổng quản trị, chưa bắn ai, họ chưa bắn mình. Nhắc hoài không hết, áo quần du lịch, áo hai túi nấp gài nút, bóp tiền không rớt ra, móc túi khó làm ăn, quần 6 túi để đồ cho nhiều, dầu xanh mấy lố, phụ tùng máy ảnh video camera dồn vô hết, ăn gian được mấy ký về cho bà con, người ta không hiểu lòng, còn chê Tây balô về làm mất mặt gia đình. Quần áo đâu phải vật vô tri. Ta đi rồi, chắc bọn mi sẽ vô tiệm đồ cũ, hay bải rác. Đâu cũng vậy, ở cho phải đạo nghe áo quần.”
Xin mời bạn nghe tâm sự tác giả cùng những quyển sách một thời ở với anh:
“Chưa từ giả áo quần, nhìn lên mấy kệ sách, sách vở rộ lên kể chuyện, tranh công, cuốn nào cũng khoe mình quan trọng, dù là tờ báo cũ kỷ. Lâu nay sách đứng trên kệ, sẳn sàng mở lòng cho ai muốn đọc. Sách ở với nhau từng xóm, không chịu ở chung. Đám tự điển ỷ thông thái, uy quyền, có khi dám nằm trên đầu giường, đám tiểu thuyết dễ dãi, đông đảo, từ nhóm Tự lực văn đoàn ( ngoài Bắc đến mấy anh em từ miền khai sơn phá thạch của Hồ biểu Chánh, Sơn nam, Nguyễn ngọc Tư (thiên tài). Mấy mươi năm nay sưu tầm lại sách cũ, bây giờ sắp chia tay.”
Rồi anh nhìn ngắm từng quyển sách thân yêu ấy như mấy mươi năm qua rồi các cuốn sách xưa cũ ấy đã ở cùng anh:
”Mấy chàng Quốc văn Giáo Khoa Thư, lớp Đồng Ấu, Dự bị, Sơ đẳng ỷ mình già, được bao bọc, nằm trong folders, tránh mối mọt. Trưa mùa hè, trời nắng chan chan, gió im phăng phắc...Cái ngủ mầy ngủ cho lâu, Mẹ mầy đi cấy ruộng sâu chưa về. Cuốn Tập đọc lớp tư, bà già tôi mang qua. Sách tranh nhau kể chuyện không dứt. Lớp học xưa hiện về với đủ mặt, có cả hồn ma .
Nghe mụ nửa mùa hội cao niên lép bép,"Đám cưới, để tui maquiller cho, công dung ngôn hạnh". Ê, bà nói cho trúng nghe, tôi có bộ Chinh phụ ngâm, Kim Vân Kiều , Gia huấn ca bằng chữ Nôm chứng minh đây,
Công là đũ mùi xôi thức bánh, Nhiệm nhặt thay đường chỉ mủi kim, Dung là mặt ngọc trang nghiêm , Không tha thiết không chiều lơi lả Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ, Hạnh là điều ngay thảo kính trinh.
Bà biết làm bánh, làm cơm gia đình ăn cho được không?, bà biết may vá không ?, bà có nét mặt nghiêm trang không? bà biết dùng từ ngữ lễ độ không?, bà có ngay thẳng với gia đình xã hội không? Ai nói với bà maquiller, tô chát mặt già là là công dung ngôn hạnh? ( nói rồi lên máu ).
Sách cổ văn nằm chung góc kệ, bản Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán, Ức trai thi tập...các cụ nầy khó tính, gần nhau ắt sinh chuyện. Ông Đường thi tam bách thủ (300 bài thơ Đường) dựa Đường thi Trần Trọng Kim. Trong bài "Khách chí" (Khách đến nhà ) của Đỗ Phủ, ngay câu đầu đã có sự sinh sinh sự.
Xá Nam xá Bắc giai Xuân thủy.
Quanh nhà nam bắc lụt to (cụ Trần trọng Kim, vị thâm nho thời trước dịch, tác giả quyển Nho giáo, ai dám đụng chạm chữ nghĩa ngài?)
Trong Đường thi tam bách thủ, Ngôn văn đối chiếu, Bạch thoại chú giải, giải thích "Nước mùa Xuân chảy phía nam phía Bắc nhà ". Mùa Đông, miền Bắc Trung hoa, tuyết đóng băng, mùa Xuân ấm áp, tuyết băng tan thành nước, câu thơ diễn tả cái ấm áp mùa Xuân, cụ Kim dịch là "lụt to" .
Trong bài " Phong kiều dạ bạc "của Trương Kế, Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên. (Trăng xuống, quạ kêu, sương mù mịt đầy trời, nùng sương, sương dầy dặc,"mãn" là ngập đầy).
Cụ Kim dịch "Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi".
Tản Đà dịch " Trăng tà tiếng quạ kêu sương "
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên,
Giải thích bằng bạch thoại trong Đường thi tam bách thủ, " Khách dừng thuyền ngủ bên bến Phong kiều, cảnh trăng lặn, tiếng quạ, sương mịt mù, cây bàn bên sông, ánh đèn thuyền câu, tất cả làm khách ưu sầu khó ngủ "
”Mấy chàng Quốc văn Giáo Khoa Thư, lớp Đồng Ấu, Dự bị, Sơ đẳng ỷ mình già, được bao bọc, nằm trong folders, tránh mối mọt. Trưa mùa hè, trời nắng chan chan, gió im phăng phắc...Cái ngủ mầy ngủ cho lâu, Mẹ mầy đi cấy ruộng sâu chưa về. Cuốn Tập đọc lớp tư, bà già tôi mang qua. Sách tranh nhau kể chuyện không dứt. Lớp học xưa hiện về với đủ mặt, có cả hồn ma .
Nghe mụ nửa mùa hội cao niên lép bép,"Đám cưới, để tui maquiller cho, công dung ngôn hạnh". Ê, bà nói cho trúng nghe, tôi có bộ Chinh phụ ngâm, Kim Vân Kiều , Gia huấn ca bằng chữ Nôm chứng minh đây,
Công là đũ mùi xôi thức bánh, Nhiệm nhặt thay đường chỉ mủi kim, Dung là mặt ngọc trang nghiêm , Không tha thiết không chiều lơi lả Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ, Hạnh là điều ngay thảo kính trinh.
Bà biết làm bánh, làm cơm gia đình ăn cho được không?, bà biết may vá không ?, bà có nét mặt nghiêm trang không? bà biết dùng từ ngữ lễ độ không?, bà có ngay thẳng với gia đình xã hội không? Ai nói với bà maquiller, tô chát mặt già là là công dung ngôn hạnh? ( nói rồi lên máu ).
Sách cổ văn nằm chung góc kệ, bản Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán, Ức trai thi tập...các cụ nầy khó tính, gần nhau ắt sinh chuyện. Ông Đường thi tam bách thủ (300 bài thơ Đường) dựa Đường thi Trần Trọng Kim. Trong bài "Khách chí" (Khách đến nhà ) của Đỗ Phủ, ngay câu đầu đã có sự sinh sinh sự.
Xá Nam xá Bắc giai Xuân thủy.
Quanh nhà nam bắc lụt to (cụ Trần trọng Kim, vị thâm nho thời trước dịch, tác giả quyển Nho giáo, ai dám đụng chạm chữ nghĩa ngài?)
Trong Đường thi tam bách thủ, Ngôn văn đối chiếu, Bạch thoại chú giải, giải thích "Nước mùa Xuân chảy phía nam phía Bắc nhà ". Mùa Đông, miền Bắc Trung hoa, tuyết đóng băng, mùa Xuân ấm áp, tuyết băng tan thành nước, câu thơ diễn tả cái ấm áp mùa Xuân, cụ Kim dịch là "lụt to" .
Trong bài " Phong kiều dạ bạc "của Trương Kế, Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên. (Trăng xuống, quạ kêu, sương mù mịt đầy trời, nùng sương, sương dầy dặc,"mãn" là ngập đầy).
Cụ Kim dịch "Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi".
Tản Đà dịch " Trăng tà tiếng quạ kêu sương "
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên,
Giải thích bằng bạch thoại trong Đường thi tam bách thủ, " Khách dừng thuyền ngủ bên bến Phong kiều, cảnh trăng lặn, tiếng quạ, sương mịt mù, cây bàn bên sông, ánh đèn thuyền câu, tất cả làm khách ưu sầu khó ngủ "
Cụ dịch "Lửa chài cây bãi đối người nằm co",
Tản Đà dịch "Lửa chài cây bến sầu vương giấc mồ"
Dịch ra thơ hay như Tản Đà, nhưng phần nào nội dung bị mất.
Tản Đà dịch "Lửa chài cây bến sầu vương giấc mồ"
Dịch ra thơ hay như Tản Đà, nhưng phần nào nội dung bị mất.
Ngày nay, có ông Châu Long Xa đến tại Tỉnh Giang Tô bên ngoài huyện Ngô Thành, khám phá là hai chữ "Giang, Phong " là tên hai cây cầu, cầu Giang kiều và Phong kiều, giang phong không phải là cây bàn trên sông, chữ Hán không viết hoa chỉ danh tự riêng, làm sao đoán.
Lâu nay, để hai cuốn sách dựa nhau, không ngờ khám phá sự bất đồng. Cầm lên không muốn rời, chưa xả được.”
Lâu nay, để hai cuốn sách dựa nhau, không ngờ khám phá sự bất đồng. Cầm lên không muốn rời, chưa xả được.”
Và rồi, tới cái lúc lo lắng giấy tờ tùy thân khi phải rời nơi này để qua trạm bên kia:
“Mẹ ơi, qua bên kia thế giới, biết bọn quỷ sứ gác biên giới đòi hỏi giấy tờ gì. Passport VN hết hạn từ 1975, passport NZ hết hạn từ 1991, passport Úc sắp hết hạn cuối tháng 7, gia hạn thì tốn tiền, không gia hạn thì lấy gì trình với quỷ sứ? . Xấp nghị định bằng ronéo cũ mèm, giấy dòn muốn rả, căn cước VNCH cấp tại quận Ba Sài Gòn, chứng chỉ tại ngũ, căn cước quân nhân, mất thẻ cử tri, không biết nó chấp nhận biệt phái hay động viên đi lính trở lại, vì giấy tờ quá hạn đã mấy mươi năm, thẻ sinh viên, bằng lái xe, thẻ y tế, thẻ hành nghề. Bằng tưởng lệ, bằng cấp, nó bắt thi lại hay bắt đi học lại. Bằng khoán nhà cửa, làm sao sang tên.”
Hết lo giấy tờ, Lưu Nhơn Nghĩa lại hóm hỉnh lo thêm phần ngôn ngữ phải dùng khi tới bên kia với một tương lai rối bù với “hằng trăm vấn đề không biết hỏi ai”:
”Bỏ lại hết, bên kia nói tiếng gì, tiền đâu đóng học phí, làm sao liên lạc thân nhân quá cố hỏi mượn tiền xài tạm. Con đường trước mặt âm u quá, chưa biết mua bảng đồ ở đâu, rồi thuốc men có được miễn phí không. Hàng trăm vấn đề không biết hỏi ai.”
Để rồi anh bình tĩnh và can đảm dành một phút nhìn lại chính mình với nơi cội nguồn mà anh sinh ra cùng bao nhiêu thiên tính trời dành rất chân thật:
”Sinh vùng quê nghèo, lớn lên thiếu sưc khỏe, 11 tuổi xa quê tới nay, thiếu không khí và giáo dục gia đình. Suốt bao nhiêu năm sống, đủ hỷ nộ ái ố, tham sân si. Tính tôi đơn giản, nông cạn, kém thông minh, học rất chậm mà siêng năng, không ưa danh vọng, chỉ ham sắc, ham tiền và du lịch. Lúc thì mặc cảm lẫn tránh, lúc thì nông nổi, tự cao tự đại, mục hạ vô nhân, lúc ty tiện từng xu, lúc xài vô lối, tính bất thường, nhiều người ơn kẻ oán, thù chắc không có.”
Trong cái lo bời bời giữa đi và ở, giữa chết và sống, tác giả không quên cảm ơn đời và xin lỗi người:
”Trước khi đi, còn nhớ, xin thế gian quên cho những lổi lầm vô tình hay cố ý, cám ơn ân nhơn giúp đở khi túng bấn, nguyện trả khi có cơ hội kiếp lai sinh.”
”Trước khi đi, còn nhớ, xin thế gian quên cho những lổi lầm vô tình hay cố ý, cám ơn ân nhơn giúp đở khi túng bấn, nguyện trả khi có cơ hội kiếp lai sinh.”
Để rồi lại nghĩ đến kiếp lai sinh:
”Ngày đi đầu thai, biết về đâu? Về VN là hết hy vọng, ai bảo lãnh qua ngoại quốc. Nghiệp dẫn đi đâu, làm đơn gởi xin được thác sinh về làng Murupara Bắc New Zealand vắng vẻ, đào củ kumera nung đá , thành mĩn Hangi thơm mùi khĩi, ăn no, chạy chơi thong dong qua cánh rừng thưa bạt ngàn.”
Sau hai năm bác sĩ cho biết cái ngày kết cuộc một căn bịnh gần tới, Lưu Nhơn Nghĩa “kết toán sổ sách cuối đời” bằng những trang chữ bình tĩnh, can đảm mà trào lộng ấy như một phong cách của một kẻ sĩ sống hết đời mình vào những giờ phút sau cùng. Hôm nay anh đang vào nằm viện để nhìn ngắm những giọt máu theo mũi kim chảy vào từng mạch sống anh, những giọt máu làm anh ớn lạnh vì mỏi mệt trong khi lòng anh đã chờ sẵn một chuyến đi. Trong lá thư từ giã, anh viết:
” Brisbane, ngày 21 tháng 3 năm 2007.
Thưa quí bà con,
Cám ơn quí bà con thương tôi. Chuyện đâu có đáng gì, mà bà con phải buồn, ai cũng đi qua đường nầy, phải chấp nhận vậy, mà không chấp nhận cũng không được. Tính tôi tà tà, để phút chót mới lo, bây giờ hết kịp. Hôm qua vô Bịnh viện vô máu, bác sĩ than phiền đáng lẽ tôi không để tới ngày nay, phải trị từ nhiều tháng trước, họ bắt tôi vô ngay, nhưng lở hứa đi làm, phút chót làm sao họ kiếm người thế, hẹn ngày mai, hôm nay kiếm thêm ít tiền để dành, chết còn có xài. Việc làm suốt tháng tư đã định, bây giờ ủy bỏ, cả ngàn chớ ít sao.
Sáng nay chạy tá hỏa mua áo quần thích hợp mặc trong bịnh viện, mấy năm nay không mua, và một số vật dụng cá nhân, ra ngân hàng trả hết credit card, rủi chết còn nợ, nợ chồng nợ, tính lời năm nầy sang năm khác, kiếp tới trả ná thở, ăn dĩa bánh cuốn lạt nhách. Chưa kịp nằm thở, " nàng dâu Đài Loan" điện thoại nhắc tôi chiều nay có giờ học tiếng Hoa, để dẫn tôi về Đài Loan năm tới. Chết tới rồi còn học, tôi thú thật, nàng dâu cầu chúc mạnh cả buổi, buồn ngủ thấy bà nội. Nàng dâu sau đó điện thoại tổ chức ngay buổi chiều cầu an cho tôi trong chùa Đạo Đài Loan, khó thoái thoát, tôi đành tới, có cả thằng con tôi tới, tới vì " nàng dâu " biểu chớ không phải vì cha nó sắp chết. Họ thành kính dâng lễ cầu cho tôi mau hết bịnh, chết được về Thiên đàng, sau đó họ mời ăn cơm tối.
9 giờ đêm tới nhà, viết cái chúc ngôn để lại. Khi ta chết, không cho ai biết, không tổ chức tang lễ, thiêu ngay lập tức, cách nào rẻ tiền nhứt, không nhận phúng điếu hay hoa. Sắp thật gọn vô túi, áo quần, xà bông, kem...lỉnh kỉnh, sắp mấy cuốn tự điển Hoa, Đức, giết thời giờ. Chuyến đi nầy, hà hà, "Tích thời nhơn dĩ một, Kim nhựt thủy do hàn". Nằm liên tục, nội bất xuất, ngoại bất nhập tối thiểu 7 tuần. Mẹ ơi, nhớ tới màu máu và những cây kim đâm, kim đâm vô thịt thì đau, quên câu sau.
Thằng con hỏi tới hỏi lui, hỏi cũng vô ích, đủ rồi, khỏi cần biết chuyện ta, hồn ai nấy giử, 7 năm nay sống với địa ngục, đừng vô thăm ta, ta không cần, coi như ta thiếu nợ mi, trả nợ xong ta đi, đủ rồi đừng đòi thêm, ta vào nhà thương, đâu còn khả năng đi làm, lấy tiền đâu trả. Nhà cửa xe cộ đó, tiền ta để lại đó, trả hết rồi nghe, ta đi tay trắng, còn lại nắm tro như rác.
Đêm cuối ở nhà, buồn vui , nhớ bà con web Châu Đốc, chưa biết mặt mà có lòng với nhau, biết lấy gì đền đáp. Cám ơn anh Hai Trầu, anh Chung an ủi, anh Vũ Thất tặng cánh rừng thưa và bải cỏ xanh giống cảnh New Zealand, Đông Tưởng điện thoại chia sẻ chuyện đời, cuời ha hả.
Khi nào có cơ hội, tôi viết lên web thăm bà con, vắng tiếng, thì coi như Good Bye.
Nghĩa “
Cám ơn quí bà con thương tôi. Chuyện đâu có đáng gì, mà bà con phải buồn, ai cũng đi qua đường nầy, phải chấp nhận vậy, mà không chấp nhận cũng không được. Tính tôi tà tà, để phút chót mới lo, bây giờ hết kịp. Hôm qua vô Bịnh viện vô máu, bác sĩ than phiền đáng lẽ tôi không để tới ngày nay, phải trị từ nhiều tháng trước, họ bắt tôi vô ngay, nhưng lở hứa đi làm, phút chót làm sao họ kiếm người thế, hẹn ngày mai, hôm nay kiếm thêm ít tiền để dành, chết còn có xài. Việc làm suốt tháng tư đã định, bây giờ ủy bỏ, cả ngàn chớ ít sao.
Sáng nay chạy tá hỏa mua áo quần thích hợp mặc trong bịnh viện, mấy năm nay không mua, và một số vật dụng cá nhân, ra ngân hàng trả hết credit card, rủi chết còn nợ, nợ chồng nợ, tính lời năm nầy sang năm khác, kiếp tới trả ná thở, ăn dĩa bánh cuốn lạt nhách. Chưa kịp nằm thở, " nàng dâu Đài Loan" điện thoại nhắc tôi chiều nay có giờ học tiếng Hoa, để dẫn tôi về Đài Loan năm tới. Chết tới rồi còn học, tôi thú thật, nàng dâu cầu chúc mạnh cả buổi, buồn ngủ thấy bà nội. Nàng dâu sau đó điện thoại tổ chức ngay buổi chiều cầu an cho tôi trong chùa Đạo Đài Loan, khó thoái thoát, tôi đành tới, có cả thằng con tôi tới, tới vì " nàng dâu " biểu chớ không phải vì cha nó sắp chết. Họ thành kính dâng lễ cầu cho tôi mau hết bịnh, chết được về Thiên đàng, sau đó họ mời ăn cơm tối.
9 giờ đêm tới nhà, viết cái chúc ngôn để lại. Khi ta chết, không cho ai biết, không tổ chức tang lễ, thiêu ngay lập tức, cách nào rẻ tiền nhứt, không nhận phúng điếu hay hoa. Sắp thật gọn vô túi, áo quần, xà bông, kem...lỉnh kỉnh, sắp mấy cuốn tự điển Hoa, Đức, giết thời giờ. Chuyến đi nầy, hà hà, "Tích thời nhơn dĩ một, Kim nhựt thủy do hàn". Nằm liên tục, nội bất xuất, ngoại bất nhập tối thiểu 7 tuần. Mẹ ơi, nhớ tới màu máu và những cây kim đâm, kim đâm vô thịt thì đau, quên câu sau.
Thằng con hỏi tới hỏi lui, hỏi cũng vô ích, đủ rồi, khỏi cần biết chuyện ta, hồn ai nấy giử, 7 năm nay sống với địa ngục, đừng vô thăm ta, ta không cần, coi như ta thiếu nợ mi, trả nợ xong ta đi, đủ rồi đừng đòi thêm, ta vào nhà thương, đâu còn khả năng đi làm, lấy tiền đâu trả. Nhà cửa xe cộ đó, tiền ta để lại đó, trả hết rồi nghe, ta đi tay trắng, còn lại nắm tro như rác.
Đêm cuối ở nhà, buồn vui , nhớ bà con web Châu Đốc, chưa biết mặt mà có lòng với nhau, biết lấy gì đền đáp. Cám ơn anh Hai Trầu, anh Chung an ủi, anh Vũ Thất tặng cánh rừng thưa và bải cỏ xanh giống cảnh New Zealand, Đông Tưởng điện thoại chia sẻ chuyện đời, cuời ha hả.
Khi nào có cơ hội, tôi viết lên web thăm bà con, vắng tiếng, thì coi như Good Bye.
Nghĩa “
Là một người đọc, tôi có quê ngoại ở Mặc Cần Dưng, trên con đường đi Tri Tôn, năm mươi năm trước muốn đi xe đò phải đi bằng chuyến xe đò Thành Long chạy tắt đường đồng, con đường dài chừng 30 cây số, tôi rất tâm phục những điều anh viết về một vùng đất mà tôi hằng mơ được biết đến. Trong văn giới người ta hay có tục lệ là viết những bài tưởng niệm các nhà văn không còn, riêng tôi, tôi muốn bày tỏ cùng anh lòng ngưỡng mộ với lời cảm ơn anh đã cống hiến cho bạn đọc một mảng văn chương miệt Tri Tôn vô cùng phong phú và quý báu. Tôi nghĩ người có lòng với văn chương miệt vườn, không thể không đọc Lưu Nhơn Nghĩa, một văn tài hiếm hoi trong làng văn chương miệt vườn hôm nay! Cầu mong anh bình an và ở lại với đời này mãi hoài...
Houston, ngày 24 tháng 3 năm 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét