Đồng quê phỏng sự
Phi Vân
Chợ hay quê?
Miễu bà Chúa Xứ tự nhiên biến thành một hí trường.
Nhưng có mấy ai để ý đến đâu.
Người ta nói dân thị thành hay lạnh lùng mà đúng lắm vậy.
Cà mau ngày nay không còn là Cà Mau ba chục năm trước. Ba chục năm trước, trời vừa đổi sắc tím là “Ông thầy”,[6]bách bộ khoan thai ở bên kia sông Quan Lộ.
Cái thời “dã man” ấy chỉ còn vang trong mấy câu chuyện ly kỳ mà các bà mẹ thường kể lại cho những cậu… con nghịch ngợm hay đi bắt chim, hóot cá thia thia trên xóm miễu Bà:
- Gần miễu Bà đó biết không? Bên cây da mà tụi bây thường tới phá, hồi đó ông Thầy có lần móc họng mấy người đi câu.
Miễu Bà ở bên kia sông Quan Lộ. Mà bên kia sông Quan Lộ nay là xóm… Bến xe đò.
Hơn trăm nóc nhà, đèn điện, máy nước, quán cháo Tiều, một nhà bán hòm, và… cái miễu ở chính giữa.
Hàng năm, các ông cụ có tiền mướn hát bội cho Bà xem. Cho Bà xem, nghĩa là cho cả xóm xem.
Ông chủ nhà bán hòm là hội trưởng hội Miễu Bà. Ông là người kinh doanh. Ông biết nghĩ đến cái lợi cho làng nước. Ông nghĩ rằng xóm càng ngày càng đông sống yên ổn cũng nhòo Bà phù hộ. Mà càng đông cần phải có những cuộc vui, phải sống như người ta sống nơi đông đảo.
Muốn ăn uống? – Có quán cà phê!
Muốn cúng kiếng? – Có miễu Bà!
Không muốn sống nữa? – Ông là chủ bán hòmNhưng sống vui vẻ, không phải chỉ ăn mà thôi. Cần phải có những cuộc vui khác: Hí trường là một sự tối cần; chứng cớ, mỗi lần hát cho Bà xem, người hàng xóm đều đến xem ngập miễu!
Ông bắt đầu tể tiền cất một cái rạp lớn để chứa cho được nhiều khán giả!
Thằng Tám Méo vác mướn cũng hỉ hả góp hai cắc:
- Rồi mình tha hồ đến coi hát có lổ lả gì đâu?
Mỗi năm, mỗi mướn gánh hát. Mấy thằng cha Bầu Kẹo ở Rạch Bầu, Bầu Ngọ ở Cái Keo, Bầu Ba ở Ông Muốn… hè nhau lên giá kèo nài nhiều…
Cái gì mà một đêm hát tới hai chục, bộ muốn cắt họng người ta sao chớ? Ông chủ bán hòm tức giận. Ông họp các hội viên lại bàn rằng:
- Bây giờ tôi định làm như vầy để cho tụi Bầu Kẹo… nó hết hạch sách. Tôi xuất vốn mướn đào kép, mua đồ… nghĩa là lập một gánh hát riêng, để đi hát các nơi, chừng ngào tới kỳ vía Bà, tôi cúng mấy đêm… các ông nghĩ sao?
- Thì còn nghĩ sao nữa? Ông hội trưởng là người kinh doanh. Lập một gánh hát bội là chuyện… tiền bạc! Mà tiền bạc! Nhờ trời nhờ Diêm chúa – Ông có khá khá đôi chút!…
Miễu Bà tự nhiên lại biến thành một hí trường. bởi ông chủ hòm nghĩ rằng – đúng hơn ông nghĩ rằng “hát bội làm tội người ta” - để tụi nó đi chơi bời, đĩ thoả, bài bạc hư thân. Mình muốn ích nước lợi dân, đi hát đâu chi cho xa, mỗi đêm ở đây mỗi hát, vừa… cho Bà xem, vừa cầm chân đám dân “thân yêu”. Tốn bao nhiêu? Một cắc bạc?
- Các ông có bằng lòng cho tôi làm như vậy không?
“Các ông” đây là các hội viên. Các ông thấy cái ý ấy “tự nhiên” quá, mà cái dân thành thị kia cũng không ai để ý đến.
Năm nay hát xong ba đêm cúng Bà, người ta thấy một tấm bảng giấy đỏ dựng trước miễu:
Đêm nay chúng tôi viễn tuồn: “Quê dun đạo: Tuần thật là ly kỳ. Dô cửa: một cắc bạc!
Rồi tới đến, người ta đem theo cắt bạc bỏ vào cái thùng của cộ Tám, con ông Hội trưởng và vô để xem một đệ nhất anh – hùng của thời Tam Quốc.
Đêm sau, rồi đêm sau…
Thói quan, thằng Tám Méo cũng quen. Cả xóm đều quen… Cả Cà Mau quen luôn! Hát bóng nói ở các tỉnh lớn dễ đã được hoan nghinh hơn!
Một tháng, hát không nghỉ đêm nào. Nhưng mãi rồi tuồng nó cũng hết: Huê – Dung - đạo, Ông thất thủ Hạ - Bì, Trảm Trịnh Ân, Dự Nhượng đả long bào, Bao Công xử án Quách Hoè, Phụng Nghi Đình, v.v… rồi cũng không ai cấm: Huê dung đạo, Bao Công xử án Quách Hoè, Phụng Nghi Đình, v.v… trở lại đâu! Và anh kép Tám Bí làm Ông hay làm sao, còn cô đào tư Bé làm Điêu Thuyền mới mê mẫn khách mày râu đi coi lần thứ mười đã thấy chán chưa mà!
Nhưng ông Bầu Hai – Ông chủ bán hòm – là người kinh doanh. Năm một ngàn chín trăm ba mươi ba… Một hôm, cái bảng giấy liễn đỏ, đầy đặc những chữ to to bất chấp chánh tả:
Bổn ban mới tiển được nhiều cô đào khát. Ngoài cô Tư Bé, Xáu Liệu, Ba Kiêm, còn tất cả 9 đàu. Luôn tiên, xửa rạp lại, chia hạn: Thượn hạn: 5 cắt, hạn nhứt: 3 cắt, hạn nhì: 2 cắt, hạn ba: 1 cắt… Và mỗi chiều thứ bảy có đêm đặt biệt cho quý Ông, quý Thầy, có chưn bươm bướm. bổn ban đã chỉn đốn theo cải lươn. Bỏ qua rất uổn…
Nếu đã có “quí thầy” chiếu cố, thời “chỉn đốn” theo Cải lương là phải.
Trống chầu không hồi ba nữa. Chiều chiều, mấy đứa nhỏ con hàng xóm giành nhau cái trống còn một mặt, và hè nhau nện “tành tạch, tành tạch”.
Ban nhạc mới mời được tay đờn kìm sành Vọng cổ.
Cây kèn đại vốn chát chúa đã biết đưa hơi bằng giọng rè rè run run của anh Thôi Tử trong câu nhập Vọng cổ: “Giã bạn lên đàng…”. Tiếng kèn đại mà nhồi chữ “đàng” thì phải biết, nó lâm ly đặc biệt!
Dầu sao, người ta không còn thấy những ông tướng thổi kèn đưa cái lưng trùi trụi, ngồi trên sân khấu nữa. “Đúng tám giờ rưỡi”, - ấy là cái bảng giấy đỏ nó quả quyết như vậy, - thay vì ba hồi trống cơm ra tuồng, có tiếng chuông rung… lạch cạch, leng keng… y như Cải lương.
Một thằng quân mặc áo thêu rồng cũ, lụng thụng, đội mão xanh, ra chào “quí khán quan đã hạ cố đến giúp bổn ban”… và cứ “tái bản” câu ấy đến mươi lượt trong vài lời cảm tạ.
Quý khán quan? cứ đến một buổi chiều thứ bảy đển xem đêm hát đặc biệt có chưng bươm bướm, người ta đều thấy có nhiều quan ký lục, một quan thầy thuốc, một quan phán, và một quan… “giượng mụ”, chồng của cô mụ tỉnh thành!
Nói là chiều thứ bảy mới có đêm hát đặc biệt nhưng mấy quan – hình như họ có hẹn hò với nhau - Cứ đến chín, mười giờ mỗi đêm là đã ngồi quanh cái bàn con đặc giữa rạp, sát sân khấu, nhâm nhi mấy ly rượu bia.
Mấy quan hình như cũng thưởng thức tài nghệ của “chín đào”, và đã để ý đến cô đào chánh tư Bé, một ngôi sao sáng của Bầu hai, nên mỗi lần tư Bé ra tuồng, mấy quan vỗ tay rầm lên, mà lại cón móc bốp liệng mấy “con công” lên để thưỏng lúc tư Bé hay đặc biệt nữa là khác.
Mỗi lúc như vậy, cô tư Bé không quên nghiêng mình, mỉm cười như hoa nở, đưa cặp mắt tình tứ xuống mấy quan rồi uốn éo tung hô:
- Bá, bá phúc!
Nhưng, ngoài mấy quan ra, có những quan đẳng cấp thấp hơn, vì người ta vẫn nhớ rằng rạp hát ở giữa xóm xe đò!
Các ông tướng xe đò cũng không kém, cũng thưởng thức tài nghệ đào kép, cũng có lúc vỗ tay, lúc la rầm lên:
- “Ra quô” cô tư Bé!…
*
* *
Một buổi thứ bảy. Tuồng Phụng nghi đình. (Quái lạ! sao cứ luôn luôn ở vở tuồng này!) Cô tư Bé mà đóng vai Điêu Thuyền, thì không phải nhắc thêm lần thứ hai nữa, nó mùi mẫn đến thế nào ấy!
Nhưng người ta đồn rằng tư Bé đã được một quan “chiếu cố” đến hơn nhiều một chút, và đã sắp sanh một… quan con!
Bởi thế nên đêm ấy, một cô đào khác đóng vai Điêu Thuyền. Nhưng, khốn nổi cô đào thế vai ấy không được hân hạnh có cái nhan sắc chim sa cá lặn.
Các quan hình như là không bằng lòng cho lắm.
Các ông tướng xe hơi cũng thấy ngay tẩy rằng cô Điêu Thuyền mà “đẹp” như vậy, thì thằng cha Lữ Bố nếu có say mê, chắc là tại nó … buồn ngũ quá rồi!
Nghĩ như vậy, một ông “tướng” tưởng nên nói cái ý nghĩ thành thật của mình ra cho mọi người cùng biết.
Lúc Điêu Thuyền vuốt ve Lữ Bố, ông tướng xe hơi cười to lên, phùng mang thổi một cái hoét, rồi la:
- Ê! Cái mặt Chung Vô Diệm!
Cô Điêu Thuyền có lẽ thấy rằng ông tướng dốt truyện Tàu quá lẽ, dám lộn Điêu Thuyền với Chung Vô Diệm, nên cô cũng không ngần ngại gì, ngưng hát một chút, quay mặt ra khán giả, nói ngay ý tưởng mình bằng một câu trả lời:
- Xin lỗi quý ông, quý bà, khốn nạn cái anh nào nói tôi là Chung Vô Diệm!
Nhưng có mấy ai để ý đến đâu.
Người ta nói dân thị thành hay lạnh lùng mà đúng lắm vậy.
Cà mau ngày nay không còn là Cà Mau ba chục năm trước. Ba chục năm trước, trời vừa đổi sắc tím là “Ông thầy”,[6]bách bộ khoan thai ở bên kia sông Quan Lộ.
Cái thời “dã man” ấy chỉ còn vang trong mấy câu chuyện ly kỳ mà các bà mẹ thường kể lại cho những cậu… con nghịch ngợm hay đi bắt chim, hóot cá thia thia trên xóm miễu Bà:
- Gần miễu Bà đó biết không? Bên cây da mà tụi bây thường tới phá, hồi đó ông Thầy có lần móc họng mấy người đi câu.
Miễu Bà ở bên kia sông Quan Lộ. Mà bên kia sông Quan Lộ nay là xóm… Bến xe đò.
Hơn trăm nóc nhà, đèn điện, máy nước, quán cháo Tiều, một nhà bán hòm, và… cái miễu ở chính giữa.
Hàng năm, các ông cụ có tiền mướn hát bội cho Bà xem. Cho Bà xem, nghĩa là cho cả xóm xem.
Ông chủ nhà bán hòm là hội trưởng hội Miễu Bà. Ông là người kinh doanh. Ông biết nghĩ đến cái lợi cho làng nước. Ông nghĩ rằng xóm càng ngày càng đông sống yên ổn cũng nhòo Bà phù hộ. Mà càng đông cần phải có những cuộc vui, phải sống như người ta sống nơi đông đảo.
Muốn ăn uống? – Có quán cà phê!
Muốn cúng kiếng? – Có miễu Bà!
Không muốn sống nữa? – Ông là chủ bán hòmNhưng sống vui vẻ, không phải chỉ ăn mà thôi. Cần phải có những cuộc vui khác: Hí trường là một sự tối cần; chứng cớ, mỗi lần hát cho Bà xem, người hàng xóm đều đến xem ngập miễu!
Ông bắt đầu tể tiền cất một cái rạp lớn để chứa cho được nhiều khán giả!
Thằng Tám Méo vác mướn cũng hỉ hả góp hai cắc:
- Rồi mình tha hồ đến coi hát có lổ lả gì đâu?
Mỗi năm, mỗi mướn gánh hát. Mấy thằng cha Bầu Kẹo ở Rạch Bầu, Bầu Ngọ ở Cái Keo, Bầu Ba ở Ông Muốn… hè nhau lên giá kèo nài nhiều…
Cái gì mà một đêm hát tới hai chục, bộ muốn cắt họng người ta sao chớ? Ông chủ bán hòm tức giận. Ông họp các hội viên lại bàn rằng:
- Bây giờ tôi định làm như vầy để cho tụi Bầu Kẹo… nó hết hạch sách. Tôi xuất vốn mướn đào kép, mua đồ… nghĩa là lập một gánh hát riêng, để đi hát các nơi, chừng ngào tới kỳ vía Bà, tôi cúng mấy đêm… các ông nghĩ sao?
- Thì còn nghĩ sao nữa? Ông hội trưởng là người kinh doanh. Lập một gánh hát bội là chuyện… tiền bạc! Mà tiền bạc! Nhờ trời nhờ Diêm chúa – Ông có khá khá đôi chút!…
Miễu Bà tự nhiên lại biến thành một hí trường. bởi ông chủ hòm nghĩ rằng – đúng hơn ông nghĩ rằng “hát bội làm tội người ta” - để tụi nó đi chơi bời, đĩ thoả, bài bạc hư thân. Mình muốn ích nước lợi dân, đi hát đâu chi cho xa, mỗi đêm ở đây mỗi hát, vừa… cho Bà xem, vừa cầm chân đám dân “thân yêu”. Tốn bao nhiêu? Một cắc bạc?
- Các ông có bằng lòng cho tôi làm như vậy không?
“Các ông” đây là các hội viên. Các ông thấy cái ý ấy “tự nhiên” quá, mà cái dân thành thị kia cũng không ai để ý đến.
Năm nay hát xong ba đêm cúng Bà, người ta thấy một tấm bảng giấy đỏ dựng trước miễu:
Đêm nay chúng tôi viễn tuồn: “Quê dun đạo: Tuần thật là ly kỳ. Dô cửa: một cắc bạc!
Rồi tới đến, người ta đem theo cắt bạc bỏ vào cái thùng của cộ Tám, con ông Hội trưởng và vô để xem một đệ nhất anh – hùng của thời Tam Quốc.
Đêm sau, rồi đêm sau…
Thói quan, thằng Tám Méo cũng quen. Cả xóm đều quen… Cả Cà Mau quen luôn! Hát bóng nói ở các tỉnh lớn dễ đã được hoan nghinh hơn!
Một tháng, hát không nghỉ đêm nào. Nhưng mãi rồi tuồng nó cũng hết: Huê – Dung - đạo, Ông thất thủ Hạ - Bì, Trảm Trịnh Ân, Dự Nhượng đả long bào, Bao Công xử án Quách Hoè, Phụng Nghi Đình, v.v… rồi cũng không ai cấm: Huê dung đạo, Bao Công xử án Quách Hoè, Phụng Nghi Đình, v.v… trở lại đâu! Và anh kép Tám Bí làm Ông hay làm sao, còn cô đào tư Bé làm Điêu Thuyền mới mê mẫn khách mày râu đi coi lần thứ mười đã thấy chán chưa mà!
Nhưng ông Bầu Hai – Ông chủ bán hòm – là người kinh doanh. Năm một ngàn chín trăm ba mươi ba… Một hôm, cái bảng giấy liễn đỏ, đầy đặc những chữ to to bất chấp chánh tả:
Bổn ban mới tiển được nhiều cô đào khát. Ngoài cô Tư Bé, Xáu Liệu, Ba Kiêm, còn tất cả 9 đàu. Luôn tiên, xửa rạp lại, chia hạn: Thượn hạn: 5 cắt, hạn nhứt: 3 cắt, hạn nhì: 2 cắt, hạn ba: 1 cắt… Và mỗi chiều thứ bảy có đêm đặt biệt cho quý Ông, quý Thầy, có chưn bươm bướm. bổn ban đã chỉn đốn theo cải lươn. Bỏ qua rất uổn…
Nếu đã có “quí thầy” chiếu cố, thời “chỉn đốn” theo Cải lương là phải.
Trống chầu không hồi ba nữa. Chiều chiều, mấy đứa nhỏ con hàng xóm giành nhau cái trống còn một mặt, và hè nhau nện “tành tạch, tành tạch”.
Ban nhạc mới mời được tay đờn kìm sành Vọng cổ.
Cây kèn đại vốn chát chúa đã biết đưa hơi bằng giọng rè rè run run của anh Thôi Tử trong câu nhập Vọng cổ: “Giã bạn lên đàng…”. Tiếng kèn đại mà nhồi chữ “đàng” thì phải biết, nó lâm ly đặc biệt!
Dầu sao, người ta không còn thấy những ông tướng thổi kèn đưa cái lưng trùi trụi, ngồi trên sân khấu nữa. “Đúng tám giờ rưỡi”, - ấy là cái bảng giấy đỏ nó quả quyết như vậy, - thay vì ba hồi trống cơm ra tuồng, có tiếng chuông rung… lạch cạch, leng keng… y như Cải lương.
Một thằng quân mặc áo thêu rồng cũ, lụng thụng, đội mão xanh, ra chào “quí khán quan đã hạ cố đến giúp bổn ban”… và cứ “tái bản” câu ấy đến mươi lượt trong vài lời cảm tạ.
Quý khán quan? cứ đến một buổi chiều thứ bảy đển xem đêm hát đặc biệt có chưng bươm bướm, người ta đều thấy có nhiều quan ký lục, một quan thầy thuốc, một quan phán, và một quan… “giượng mụ”, chồng của cô mụ tỉnh thành!
Nói là chiều thứ bảy mới có đêm hát đặc biệt nhưng mấy quan – hình như họ có hẹn hò với nhau - Cứ đến chín, mười giờ mỗi đêm là đã ngồi quanh cái bàn con đặc giữa rạp, sát sân khấu, nhâm nhi mấy ly rượu bia.
Mấy quan hình như cũng thưởng thức tài nghệ của “chín đào”, và đã để ý đến cô đào chánh tư Bé, một ngôi sao sáng của Bầu hai, nên mỗi lần tư Bé ra tuồng, mấy quan vỗ tay rầm lên, mà lại cón móc bốp liệng mấy “con công” lên để thưỏng lúc tư Bé hay đặc biệt nữa là khác.
Mỗi lúc như vậy, cô tư Bé không quên nghiêng mình, mỉm cười như hoa nở, đưa cặp mắt tình tứ xuống mấy quan rồi uốn éo tung hô:
- Bá, bá phúc!
Nhưng, ngoài mấy quan ra, có những quan đẳng cấp thấp hơn, vì người ta vẫn nhớ rằng rạp hát ở giữa xóm xe đò!
Các ông tướng xe đò cũng không kém, cũng thưởng thức tài nghệ đào kép, cũng có lúc vỗ tay, lúc la rầm lên:
- “Ra quô” cô tư Bé!…
*
* *
Một buổi thứ bảy. Tuồng Phụng nghi đình. (Quái lạ! sao cứ luôn luôn ở vở tuồng này!) Cô tư Bé mà đóng vai Điêu Thuyền, thì không phải nhắc thêm lần thứ hai nữa, nó mùi mẫn đến thế nào ấy!
Nhưng người ta đồn rằng tư Bé đã được một quan “chiếu cố” đến hơn nhiều một chút, và đã sắp sanh một… quan con!
Bởi thế nên đêm ấy, một cô đào khác đóng vai Điêu Thuyền. Nhưng, khốn nổi cô đào thế vai ấy không được hân hạnh có cái nhan sắc chim sa cá lặn.
Các quan hình như là không bằng lòng cho lắm.
Các ông tướng xe hơi cũng thấy ngay tẩy rằng cô Điêu Thuyền mà “đẹp” như vậy, thì thằng cha Lữ Bố nếu có say mê, chắc là tại nó … buồn ngũ quá rồi!
Nghĩ như vậy, một ông “tướng” tưởng nên nói cái ý nghĩ thành thật của mình ra cho mọi người cùng biết.
Lúc Điêu Thuyền vuốt ve Lữ Bố, ông tướng xe hơi cười to lên, phùng mang thổi một cái hoét, rồi la:
- Ê! Cái mặt Chung Vô Diệm!
Cô Điêu Thuyền có lẽ thấy rằng ông tướng dốt truyện Tàu quá lẽ, dám lộn Điêu Thuyền với Chung Vô Diệm, nên cô cũng không ngần ngại gì, ngưng hát một chút, quay mặt ra khán giả, nói ngay ý tưởng mình bằng một câu trả lời:
- Xin lỗi quý ông, quý bà, khốn nạn cái anh nào nói tôi là Chung Vô Diệm!
Nguồn: http://vnthuquan.org/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét