CỬA CÔNG ĐÁNH BÀ LÃO
Lưu Nhơn Nghĩa
Từ năm tôi rớt trung học đệ nhất cấp lần chót, tôi bỏ luôn không thi nữa, ông già tôi thôi không còn mơ ước được treo cái chứng chỉ Trung học trong tủ kiếng như nhà thằng Múi. Ông già tôi bị cái mặc cảm buôn bán, gốc làm ruộng, nên muốn có chút danh. Nếu có tấm chứng chỉ Trung học lộng kiếng chưng trong tiệm, khách hàng hay người của chánh quyền vào trầm trồ cho ông nở mặt. Ông già tôi rất kín đáo, rất ghét khoe khoang., nhưng khoe ngầm. Ông bị ám ảnh với cái chứng chỉ trung học và Sư phạm của mấy giáo viên trong quận. Không riêng gì ông, cả giòng họ bên ngoại đặt hoàn toàn vào tôi, nhưng giòng họ lại đặt sai người. Giòng họ tôi đang làm ăn lên, nghĩ mình dân trọc phú, thiếu học, nên ao ước, ước ao tôi học giỏi, kéo mấy đứa em họ tôi theo. Ông già tôi cứ :"mấy bài toán chia ba con mà làm không được, để rớt". Ổng tưởng thi Trung học chỉ làm 4 phép toán. Ôi, ba cái Hình học, Đại số nó hành hạ tôi điên đảo đến mấy năm. Ông cậu Tư tôi, hôm thi rớt về, ổng bốp chát hỏi: "Sao dở quá vậy?" Câu hỏi dễ mà trả lời không được. Tôi không hiểu ổng muốn nói gì. Ổng nói: "Hồi tao thi, ông Đốc Nâu hỏi bằng tiếng Tây, sông trời sanh hay sông người ta đào. Tao trả lời, sông người ta đào. Ổng nạt: “Âu ẹn chiếp hả? (Cha mầy đào hả?)." Cái giai thoại thi cử Sơ học của ổng truyền đi kể lại trong gia đình, ai cũng thuộc, rồi ổng tưởng thi Trung học chỉ hỏi câu đó.
Ông già tôi và bà con gốc Tàu chờ tôi thi đậu để thơm lây, người ganh tỵ cầu cho tôi rớt để vỗ tay cưòi hé hé như bà Kim Xen. Tôi mà đậu cả họ sẽ đãi quan quyền không thua đám cưới, may mà rớt, lại rớt, lại rớt, đỡ tốn tiền đãi tiệc. Mấy lần đầu thiên hạ chú ý, sau họ nghe mãi chuyện thi cử cũng nhàm. Giòng họ nhà tôi cũng ham danh mà không nói ra, nổ ngầm, nhất là ông cậu Bảy tôi, ngồi đâu nổ đó, nổ như pháo. Ngày lễ 14-7 Pháp, nhà việc làm khán đài diễn binh. Thầy thông, thầy ký, thầy giáo ngồi hàng ghế đầu, học trò đứng sắp hàng, khán đài trước thấp sau cao, mấy ông xã trong sóc ra ngồi lác đác. Củ Tư tôi quen với mấy thầy ký (gốc Miên lai Tàu) được coi như thương gia, quan khách, thời đó chưa có chữ "thân hào nhân sĩ", nếu có, chưa chắc có người biết. Củ Tư tôi ngồi một góc trên khán đài, hàng cuối cùng trên cao nhứt, mấy hàng trước mặt ông còn trống nhiều chỗ. Ông mặc veston, cravaté, ngồi nhìn, im lìm. Cả gia đình chiêm ngưỡng chuyện ông được mời dự lễ, danh dự lắm. Gia đình được ngoi lên dưới ánh mặt trời, tuy mất buổi sáng làm việc. Sau buổi lễ, ông về cởi áo veston, mặc áo thun lá, quần ngắn, chất dầu, rượu, tiếp tục buôn bán. Chuyện ông đuợc ngồi khán đài dự lễ thành niềm hãnh diện hàng đêm quanh ngọn đèn khí đá.
Ông già tôi lơi chú ý tới tôi, rớt hoài, tôi mắc cở ít về, người ta quên tôi dần, nhẹ thở, cám ơn. Dân thương mại bắt đầu lên, tiền bạc thoải mái, giáo viên quận đồng lương cố định xuống thấy rõ, ông già tôi tự tin dần, dám tự phụ: “ Tiền lời tao một tháng bằng lương thầy giáo bốn, năm tháng”. Ông thôi không mướn phòng ngủ Nhựt Tân, chờ sáng lẽo đẽo theo tôi, đứng trước trường Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên chờ tôi thi.
Năm tôi đổi môn học, phòng trọ tôi ở Sài gòn chật chội nên mang chồng tài liệu cũ về quê dùng làm giấy cũ gói hàng. Mấy chồng tài liệu dày gồm các đoạn văn in roneo chữ Nôm, chữ Hán trích trong cổ văn. Không có bằng Trung học chưng trong tủ kiếng, ông lấy những chồng tài liệu đó để ngay trên bàn. Mặt bàn nhỏ, có cái cân và cuốn sổ tính tiền. Trên đầu mỗi xấp tài liệu in mấy chữ thấy ghê: “Đại Học Văn khoa, cả chữ Việt lẫn chữ Hán, - Faculté des Lettres” Chữ này lần đầu tiên ông đọc thấy, Đại Học Văn khoa là gì kìa, giống bằng cấp Trung học Đệ Nhứt cấp và giống Sư phạm không? Nghĩ hoài không ra, muốn hỏi thì không biết cách hỏi sao cho đúng. Chệt Tà Dú ghé nhà chơi, ông già tôi cốt ý gây cho chệt chú ý xấp tài liệu, xấp chữ Hán Nôm như đám rừng, chệt Tà Dú dội ra, dân bên Tàu qua hồi 13 tuổi, làm công, có học ngày nào đâu mà biết chữ Tàu, chệt ngó rồi bỏ xuống. Mấy ông Tàu khác phớt lờ xấp tài liệu. ông già tôi càng thắc mắc, sao mấy ổng đọc toa thuốc Bắc được, mà tài liệu này đọc không ra. Tin đồn ra trong giới dân Tàu, củ Khai Phến nổi danh học Bạc Liêu, Hà Tiên, nghĩa là có học chơn truyền, cả gan lật những xấp tài liệu ra. Củ gật đầu tỏ vẻ hiểu: “A, Gìn Nghỉ chin xưng mĩn a (thằng Nhơn Nghĩa thông minh lắm a), y thặt tài hắc (nó học Đại học), nó là tài hắc xên (đại học sinh), sau này nó đậu Cù gín, xền lịt xa chảo bế hụi hia a (sau này nó đậu Cử nhân, mặc áo xanh lục cỡi ngựa về làng a). Xoi xua bấu hầu y á! (sớm kiếm vợ cho nó a). Ông già tôi phồng mũi, sướng như lên mây, hỏi: “Y thặc mý cái? (nó học cái gì?), vừa hỏi vừa khoe kín đáo. Củ Phến bóp đầu, “Húa hia, wá thặt khá cú, ùm kỷ tịt lào nán ngạ.”(Anh Hòa à, tôi học lâu quá quên, người già lẫn). Củ có có học hồi nào đâu mà nhớ mà quên, những đoạn văn trích từ Cổ văn, Quan chỉ, Quân trung từ mệnh tập.v..v… nhứt là bảng chữ Nôm, Ngọa Long Cương ngâm thì làm sao củ đọc được. Chợt củ lóe mắt lên, củ đọc được câu gì hay lắm, gật gù như hiểu rõ lắm, “wà ái nì chiến nèi mù” (ngã ái nhữ kiến nội mẫu), câu của thằng bạn tôi viết trên xấp bài học. “Chắc, chắc cái thằng này nó…” nói rồi củ bỏ lửng bàn về chuyện giá tôn lạnh và giá đậu xanh. Củ Phến mang mấy câu đọc trên ra tiệm cà phê bàn, càng bàn càng tốn trà. Chệt Nghén, chệt Xên Kim, ông Vạn Trường Xuân cũng tham gia, bàn cãi dữ lắm, có khi đỏ mặt, khoe tài: “mày học ở Bạc Liêu, tao học ở Nam vang nè.” “Học ở Nam vang, Đàng Thổ dạy”, hết khoe!
Thật ra mấy ông này nói thì giỏi, còn đọc và viết chữ Tàu đâu được mấy ông. Mấy ông nói tiếng Tiều bồi, lai tiếng Việt, “chìa pừng (thực phạn = ăn cơm), chìa chúi (thực thủy = ăn nước), chìa hun (thực yên = ăn khói = hút thuốc) còn đỡ đi, tới câu “wá khứ xỉ (ngã khứ thị), tiếng Miên cũng vậy “kha nhom tâu xa = tôi đi chợ), kê kía ky xí pể (con đông đói chết cha), về Triều Châu hay Thái Lan, Singapore, nói chưa chắc người ta hiểu, viết ra càng rối mù.
Ông nào cũng nổi hứng – Ông con ông chủ chành rượu, hồi nhỏ quậy quá, bị tống lên Nam Vang học, lên Nam Vang quậy tiếp, về học may, may cái quấn dây lưng chưa xong, bây giờ cũng tham gia, “Hai câu đó sâu lắm!” Sâu lắm, nhưng sao lại viết câu “Côn mứn phạ lào pấu” (âm Triều Châu) “Công môn đả lão phụ = cửa công đánh bà già, bả có tội gì đánh bả?” dưới bài “Tế thập nhị lang văn” của Hàn Dũ, lạ quá!
Còn câu “wò ái nì chiến nẻi mù” (ngã ái nhữ kiến nội mẫu) lại chép ngay dưới đề bài thi “Phù dung lâu tống Tân Tiệm”? Mỗi người giảng một cách. Chệt Quển Xiu cười cười “Nó có muốn con nhỏ đó thăm má, nội, đặng làm đám cưới, hia đi Chợ Lớn mua “pào hứ, hừ dí” (bào ngư, vi cá) đồ nấu đi, “y ái xua bấu lấy vợ”, Chệt Nghén không đồng ý, chữ “chiến” (kiến) là đi thăm, chứ đâu có ý nói muốn cưới vợ đâu. Cãi cọ chán rồi bỏ đó. Chuyện đó bỏ quên khá lâu, không ai đồng ý. Mấy ông Tiều không ông nào nhịn ông nào, chỉ có ông già tôi sướng hả hê, chữ Tàu mà mấy ông Tàu không ông nào hiểu nổi nghĩa, vậy là trình độ tôi quá cao, đó chỉ là mới vài câu thôi nghe, chưa kể xấp tài liệu chữ thánh hiền nằm trên bàn nhà tôi. Cách mấy tháng sau, vào dịp hè về nhà quê, củ Phến gặp tôi ngồi một mình tiệm cà phê Nam Châu của ông Cu Tôn gốc Phước Kiến. Củ kéo tôi ra hỏi riêng: “ N. à, hai câu đó nghĩa là gì?” Lần đầu tiên thấy củ hỏi xuôi xị, mất vẻ kiêu hãnh hằng ngày, tôi trả lời tiếng Quảng “Cỏng mền tả lê bú (comment-allez vous?) câu chào bằng tiếng Pháp. Mặt củ Phến nghệch ra, ngơ ngáo chưa từng nghe trò chơi chữ quỷ quái này, củ nhăn nhó ngập ngừng “Sao mày nói tiếng Tây mà viết chữ Tàu? Rồi còn câu “wò ái nì chiến nèi mù” là gì?” “Anh yêu em thấy mụ nội” Củ Phến chưa bắt kịp, ông trầm ngâm thật tội nghiệp: “ Từng nán y bò chế xe tạ” (người Đường đâu có nói vậy) “Chế nì ùm xì từng ùi” (cái này không phải là tiếng Đường). Tôi cười xòa: “Tì tiếng tá từng ùi!” (Ai nói đó là tiếng Đường), “hoạt nàm ùi á” (tiếng Việt Nam)
Hôm sau có buổi họp tiệm cà phê chệt Xên Kim, củ Khai Phến giảng câu đầu “công môn đả lão phụ - côn mứng phạ lào pấu” là tiếng Quảng, tiếng Tây. Mình là người Tàu, làm sao hiểu được. Câu sau “ngã ái nhữ kiến nội mẫu” là nó dịch tiếng Việt “Anh yêu em thấy mụ nội”, tôi biết lắm mà, nói ra tôi hiểu liền. Câu nói đâu có gì cao xa, họ khám phá ra tôi là con cọp giấy. Ông già tôi ê mặt, cụt hứng, ngồi xám mặt trơ trơ. Củ Khai Phến cười khoái trá, ai cũng phục tài. Ông già tôi cố lái sang chuyện khác, như chuyện xin hoãn dịch gia cảnh. Mấy ông Tàu kỵ đề tài này, con họ đều hoãn dịch gia cảnh, giấy tờ giả, đụng tới không nên thuốc. Con cái họ lẩn quẩn trong Quận, hay đi lính kiểng, đãi mấy ông trong Chi Khu đều đều. “Thằng tiểu tử tôi, đi xe đò, cảnh sát xét, nó đưa hai tấm thẻ gì đó và tấm thẻ màu vàng là cảnh sát hết dám hó hé”, ông gỡ gạc, “mà nó đi, nó về, không ai dám xét giấy nó hết.” Ông nói gì thì nói, dân Tàu cũng trở về đề tài “wò ái nì…” để chọc tức ông già tôi.
Họ uống trà, ăn bánh ngọt tới khi nghe còi giới nghiêm mới về nghỉ. Khá khuya, ông già tôi thao thức bực tức, đang nằm ngủ trên lầu, nghe bên dưới ông đập đùng đùng trên bộ ván ngựa, miệng lầm bầm: “Nghe thằng Kia Mẫu, tức chết, nó nói thằng tiểu tử nhà mình là công tử, chỉ biết ăn chơi, xài tiền. Nghe lộn ruột, tao muốn cắt cái mặt tao liệng bỏ.” Bà già tôi đã ngủ từ lâu. Ông đánh thức bả dậy: “Phú làm cực như con trâu, chía ùm cả chía (ăn không dám ăn), gút ùm cả gút (ngủ không dám ngủ), xải ùm cả xải (xài không dám xài) để tiền cho nó ăn học. Tiền nuôi nó chất cao tới đầu nó. Lên Sài gòn, nó học ba cái đồ quỷ yêu không à!” Bà già tôi ngái ngủ, ngáp dài, hỏi lè nhè: “Nó học cái gì?” Ông già tôi gầm lên: “Nó học anh yêu em thấy mụ nội, mai đưa tiền thêm nhiều nhiều cho nó, để nó lên học anh yêu em thấy mụ ngoại.”
Brisbane PA Hospital
March 30th, 2007 – 9:15pm
Ông già tôi và bà con gốc Tàu chờ tôi thi đậu để thơm lây, người ganh tỵ cầu cho tôi rớt để vỗ tay cưòi hé hé như bà Kim Xen. Tôi mà đậu cả họ sẽ đãi quan quyền không thua đám cưới, may mà rớt, lại rớt, lại rớt, đỡ tốn tiền đãi tiệc. Mấy lần đầu thiên hạ chú ý, sau họ nghe mãi chuyện thi cử cũng nhàm. Giòng họ nhà tôi cũng ham danh mà không nói ra, nổ ngầm, nhất là ông cậu Bảy tôi, ngồi đâu nổ đó, nổ như pháo. Ngày lễ 14-7 Pháp, nhà việc làm khán đài diễn binh. Thầy thông, thầy ký, thầy giáo ngồi hàng ghế đầu, học trò đứng sắp hàng, khán đài trước thấp sau cao, mấy ông xã trong sóc ra ngồi lác đác. Củ Tư tôi quen với mấy thầy ký (gốc Miên lai Tàu) được coi như thương gia, quan khách, thời đó chưa có chữ "thân hào nhân sĩ", nếu có, chưa chắc có người biết. Củ Tư tôi ngồi một góc trên khán đài, hàng cuối cùng trên cao nhứt, mấy hàng trước mặt ông còn trống nhiều chỗ. Ông mặc veston, cravaté, ngồi nhìn, im lìm. Cả gia đình chiêm ngưỡng chuyện ông được mời dự lễ, danh dự lắm. Gia đình được ngoi lên dưới ánh mặt trời, tuy mất buổi sáng làm việc. Sau buổi lễ, ông về cởi áo veston, mặc áo thun lá, quần ngắn, chất dầu, rượu, tiếp tục buôn bán. Chuyện ông đuợc ngồi khán đài dự lễ thành niềm hãnh diện hàng đêm quanh ngọn đèn khí đá.
Ông già tôi lơi chú ý tới tôi, rớt hoài, tôi mắc cở ít về, người ta quên tôi dần, nhẹ thở, cám ơn. Dân thương mại bắt đầu lên, tiền bạc thoải mái, giáo viên quận đồng lương cố định xuống thấy rõ, ông già tôi tự tin dần, dám tự phụ: “ Tiền lời tao một tháng bằng lương thầy giáo bốn, năm tháng”. Ông thôi không mướn phòng ngủ Nhựt Tân, chờ sáng lẽo đẽo theo tôi, đứng trước trường Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên chờ tôi thi.
Năm tôi đổi môn học, phòng trọ tôi ở Sài gòn chật chội nên mang chồng tài liệu cũ về quê dùng làm giấy cũ gói hàng. Mấy chồng tài liệu dày gồm các đoạn văn in roneo chữ Nôm, chữ Hán trích trong cổ văn. Không có bằng Trung học chưng trong tủ kiếng, ông lấy những chồng tài liệu đó để ngay trên bàn. Mặt bàn nhỏ, có cái cân và cuốn sổ tính tiền. Trên đầu mỗi xấp tài liệu in mấy chữ thấy ghê: “Đại Học Văn khoa, cả chữ Việt lẫn chữ Hán, - Faculté des Lettres” Chữ này lần đầu tiên ông đọc thấy, Đại Học Văn khoa là gì kìa, giống bằng cấp Trung học Đệ Nhứt cấp và giống Sư phạm không? Nghĩ hoài không ra, muốn hỏi thì không biết cách hỏi sao cho đúng. Chệt Tà Dú ghé nhà chơi, ông già tôi cốt ý gây cho chệt chú ý xấp tài liệu, xấp chữ Hán Nôm như đám rừng, chệt Tà Dú dội ra, dân bên Tàu qua hồi 13 tuổi, làm công, có học ngày nào đâu mà biết chữ Tàu, chệt ngó rồi bỏ xuống. Mấy ông Tàu khác phớt lờ xấp tài liệu. ông già tôi càng thắc mắc, sao mấy ổng đọc toa thuốc Bắc được, mà tài liệu này đọc không ra. Tin đồn ra trong giới dân Tàu, củ Khai Phến nổi danh học Bạc Liêu, Hà Tiên, nghĩa là có học chơn truyền, cả gan lật những xấp tài liệu ra. Củ gật đầu tỏ vẻ hiểu: “A, Gìn Nghỉ chin xưng mĩn a (thằng Nhơn Nghĩa thông minh lắm a), y thặt tài hắc (nó học Đại học), nó là tài hắc xên (đại học sinh), sau này nó đậu Cù gín, xền lịt xa chảo bế hụi hia a (sau này nó đậu Cử nhân, mặc áo xanh lục cỡi ngựa về làng a). Xoi xua bấu hầu y á! (sớm kiếm vợ cho nó a). Ông già tôi phồng mũi, sướng như lên mây, hỏi: “Y thặc mý cái? (nó học cái gì?), vừa hỏi vừa khoe kín đáo. Củ Phến bóp đầu, “Húa hia, wá thặt khá cú, ùm kỷ tịt lào nán ngạ.”(Anh Hòa à, tôi học lâu quá quên, người già lẫn). Củ có có học hồi nào đâu mà nhớ mà quên, những đoạn văn trích từ Cổ văn, Quan chỉ, Quân trung từ mệnh tập.v..v… nhứt là bảng chữ Nôm, Ngọa Long Cương ngâm thì làm sao củ đọc được. Chợt củ lóe mắt lên, củ đọc được câu gì hay lắm, gật gù như hiểu rõ lắm, “wà ái nì chiến nèi mù” (ngã ái nhữ kiến nội mẫu), câu của thằng bạn tôi viết trên xấp bài học. “Chắc, chắc cái thằng này nó…” nói rồi củ bỏ lửng bàn về chuyện giá tôn lạnh và giá đậu xanh. Củ Phến mang mấy câu đọc trên ra tiệm cà phê bàn, càng bàn càng tốn trà. Chệt Nghén, chệt Xên Kim, ông Vạn Trường Xuân cũng tham gia, bàn cãi dữ lắm, có khi đỏ mặt, khoe tài: “mày học ở Bạc Liêu, tao học ở Nam vang nè.” “Học ở Nam vang, Đàng Thổ dạy”, hết khoe!
Thật ra mấy ông này nói thì giỏi, còn đọc và viết chữ Tàu đâu được mấy ông. Mấy ông nói tiếng Tiều bồi, lai tiếng Việt, “chìa pừng (thực phạn = ăn cơm), chìa chúi (thực thủy = ăn nước), chìa hun (thực yên = ăn khói = hút thuốc) còn đỡ đi, tới câu “wá khứ xỉ (ngã khứ thị), tiếng Miên cũng vậy “kha nhom tâu xa = tôi đi chợ), kê kía ky xí pể (con đông đói chết cha), về Triều Châu hay Thái Lan, Singapore, nói chưa chắc người ta hiểu, viết ra càng rối mù.
Ông nào cũng nổi hứng – Ông con ông chủ chành rượu, hồi nhỏ quậy quá, bị tống lên Nam Vang học, lên Nam Vang quậy tiếp, về học may, may cái quấn dây lưng chưa xong, bây giờ cũng tham gia, “Hai câu đó sâu lắm!” Sâu lắm, nhưng sao lại viết câu “Côn mứn phạ lào pấu” (âm Triều Châu) “Công môn đả lão phụ = cửa công đánh bà già, bả có tội gì đánh bả?” dưới bài “Tế thập nhị lang văn” của Hàn Dũ, lạ quá!
Còn câu “wò ái nì chiến nẻi mù” (ngã ái nhữ kiến nội mẫu) lại chép ngay dưới đề bài thi “Phù dung lâu tống Tân Tiệm”? Mỗi người giảng một cách. Chệt Quển Xiu cười cười “Nó có muốn con nhỏ đó thăm má, nội, đặng làm đám cưới, hia đi Chợ Lớn mua “pào hứ, hừ dí” (bào ngư, vi cá) đồ nấu đi, “y ái xua bấu lấy vợ”, Chệt Nghén không đồng ý, chữ “chiến” (kiến) là đi thăm, chứ đâu có ý nói muốn cưới vợ đâu. Cãi cọ chán rồi bỏ đó. Chuyện đó bỏ quên khá lâu, không ai đồng ý. Mấy ông Tiều không ông nào nhịn ông nào, chỉ có ông già tôi sướng hả hê, chữ Tàu mà mấy ông Tàu không ông nào hiểu nổi nghĩa, vậy là trình độ tôi quá cao, đó chỉ là mới vài câu thôi nghe, chưa kể xấp tài liệu chữ thánh hiền nằm trên bàn nhà tôi. Cách mấy tháng sau, vào dịp hè về nhà quê, củ Phến gặp tôi ngồi một mình tiệm cà phê Nam Châu của ông Cu Tôn gốc Phước Kiến. Củ kéo tôi ra hỏi riêng: “ N. à, hai câu đó nghĩa là gì?” Lần đầu tiên thấy củ hỏi xuôi xị, mất vẻ kiêu hãnh hằng ngày, tôi trả lời tiếng Quảng “Cỏng mền tả lê bú (comment-allez vous?) câu chào bằng tiếng Pháp. Mặt củ Phến nghệch ra, ngơ ngáo chưa từng nghe trò chơi chữ quỷ quái này, củ nhăn nhó ngập ngừng “Sao mày nói tiếng Tây mà viết chữ Tàu? Rồi còn câu “wò ái nì chiến nèi mù” là gì?” “Anh yêu em thấy mụ nội” Củ Phến chưa bắt kịp, ông trầm ngâm thật tội nghiệp: “ Từng nán y bò chế xe tạ” (người Đường đâu có nói vậy) “Chế nì ùm xì từng ùi” (cái này không phải là tiếng Đường). Tôi cười xòa: “Tì tiếng tá từng ùi!” (Ai nói đó là tiếng Đường), “hoạt nàm ùi á” (tiếng Việt Nam)
Hôm sau có buổi họp tiệm cà phê chệt Xên Kim, củ Khai Phến giảng câu đầu “công môn đả lão phụ - côn mứng phạ lào pấu” là tiếng Quảng, tiếng Tây. Mình là người Tàu, làm sao hiểu được. Câu sau “ngã ái nhữ kiến nội mẫu” là nó dịch tiếng Việt “Anh yêu em thấy mụ nội”, tôi biết lắm mà, nói ra tôi hiểu liền. Câu nói đâu có gì cao xa, họ khám phá ra tôi là con cọp giấy. Ông già tôi ê mặt, cụt hứng, ngồi xám mặt trơ trơ. Củ Khai Phến cười khoái trá, ai cũng phục tài. Ông già tôi cố lái sang chuyện khác, như chuyện xin hoãn dịch gia cảnh. Mấy ông Tàu kỵ đề tài này, con họ đều hoãn dịch gia cảnh, giấy tờ giả, đụng tới không nên thuốc. Con cái họ lẩn quẩn trong Quận, hay đi lính kiểng, đãi mấy ông trong Chi Khu đều đều. “Thằng tiểu tử tôi, đi xe đò, cảnh sát xét, nó đưa hai tấm thẻ gì đó và tấm thẻ màu vàng là cảnh sát hết dám hó hé”, ông gỡ gạc, “mà nó đi, nó về, không ai dám xét giấy nó hết.” Ông nói gì thì nói, dân Tàu cũng trở về đề tài “wò ái nì…” để chọc tức ông già tôi.
Họ uống trà, ăn bánh ngọt tới khi nghe còi giới nghiêm mới về nghỉ. Khá khuya, ông già tôi thao thức bực tức, đang nằm ngủ trên lầu, nghe bên dưới ông đập đùng đùng trên bộ ván ngựa, miệng lầm bầm: “Nghe thằng Kia Mẫu, tức chết, nó nói thằng tiểu tử nhà mình là công tử, chỉ biết ăn chơi, xài tiền. Nghe lộn ruột, tao muốn cắt cái mặt tao liệng bỏ.” Bà già tôi đã ngủ từ lâu. Ông đánh thức bả dậy: “Phú làm cực như con trâu, chía ùm cả chía (ăn không dám ăn), gút ùm cả gút (ngủ không dám ngủ), xải ùm cả xải (xài không dám xài) để tiền cho nó ăn học. Tiền nuôi nó chất cao tới đầu nó. Lên Sài gòn, nó học ba cái đồ quỷ yêu không à!” Bà già tôi ngái ngủ, ngáp dài, hỏi lè nhè: “Nó học cái gì?” Ông già tôi gầm lên: “Nó học anh yêu em thấy mụ nội, mai đưa tiền thêm nhiều nhiều cho nó, để nó lên học anh yêu em thấy mụ ngoại.”
Brisbane PA Hospital
March 30th, 2007 – 9:15pm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét