Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

NHỮNG NGẢ ĐƯỜNG TƯƠNG LAI

Những ngả đường tương lai
Lưu Nhơn Nghiã

Lớp Đệ Tứ C năm 1958, tôi còn nhớ đếm được chừng 54 đứa . Sau 1958, chia tay nhau, có đứa tiếp tục học thêm vài năm ở trường, một số lên Sài Gòn học tiếp. Học sinh thời đó trưỏng thành, nề nếp, chưa lêu lỏng. Thời thanh bình, đời sống rất dễ dàng cho công chức, nhứt là giáo chức.
Trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn còn hơi hướng “ École Normale “ thời Tây, lương cao, chưa lạm phát.  Sau 1959, Bộ giáo dục mở thêm vài trường Sư Phạm lục tỉnh, trong đó trường QGSP An Giang, khoá một năm, để thoả mãn nhu cầu sự gia tăng sĩ số học sinh ở các quận sau chiến tranh.  Muốn thi vào thí sinh phải có bằng Trung học Đệ Nhứt cấp (Lớp 9 ngày nay).  Thời đó số thí sinh đậu THĐNC chưa nhiều, thi tuyển vào QGSP tỉnh tương đối dễ. Ước mơ của giới con cháu dân trung lưu, (chưa dám mơ tới Cao Đẳng Sư Phạm SG,hay chưa nghe tới.).  Ra trường ngạch giáo viên Tiểu học, lương tháng 4200 đồng VN, chiếc xe mobylette cũng giá đó, tô hủ tíu 5 đồng, cơm tháng chừng 400 đồng, thức ăn ngon, xách tới nhà, dạy một buổi, nghỉ thì ra đứng bàn bi da. Mấy thầy giáo ngạch cũ thời Tây gốc trợ giáo còn sót lại, lương thấp, nhìn mấy ông giáo trẻ “Sư Phạm thèm thuồng. Ông già tôi cũng bị ảnh hưỡng “Sư phạm”, cứ nghiếng răng nghe nhức xương.” Phải nó vô Sư phạm…”  Phải đậu vô Sư phạm, cưới cô gì đó, mở tiệm buôn bán là yên mồ yên mả rồi. Số tôi long đong, mỗi lần thi rớt về, phải ghé mấy thầy Sư Phạm để được hân hạnh làm bạn với mấy ổng, theo lịnh ông già, không đậu THĐNC lấy gì thi vô SP?.
Nói dông nói dài, lớp Đệ Tứ C tôi, đếm được ít nhứt 15 đứa vào QGSP, toàn những đứa giỏi, nhìn chung bọn nó rất nề nếp, có tư cách thời còn đi học, sau ra đời sống đạo đức, chửng chạc, gia đình yên ấm, con cái nên người.  Bây giờ tất cả đều có cháu nội ngoại. Tôi không thuộc type như bọn nó, lúc còn học chung, ít giao thiệp riêng với nhóm nầy, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, dân học giỏi thường chơi chung nhau.
Đếm được chừng hơn 15 đứa chọn nghề giáo, hầu hết từ QGSP (Trương thành Thật, Diệp thành Tâm (mất), Dương quang Thạo,Phùng thành Cưu, Nguyễn văn Nghiã, Nguyễn phước Hồng, Ôn văn Hiễn… vài đứa không có bằng, dạy xã ấp.) Nhóm nầy sống thọ, chỉ chết bịnh chớ không chết vì chiến tranh, sống thoải mái đến năm 1965. Sau đó, chiến tranh, lạm phát, vật giá leo thang, nghề giáo xuống dốc, không quyền hành, khó tham nhũng. Lương văn Mối, đang dạy Tiểu học, bị động viên, lên Đại uý an ninh quân đội, không thèm xin biệt phái, nên đi học tập khẳm. Nhiều người sau nầy vào quân đội, vì chỉ có THĐNC(đã dẹp ), phải đi Trung sĩ.
Nhóm thứ hai, thường học kém nhưng gan góc, hoặc theo thời vận đẩy đưa, nhiều đứa không đậu THĐNC, tình nguyện vào khoá sĩ quanThủ Đức. Năm 1961, dù không có bằng THĐNC, nếu có chứng chỉ Đệ Nhị, cũng có thể thi vào Võ bị Đà Lạt, dĩ nhiên đủ khả năng đậu là chuyện khác. Lương sĩ quan lúc đó còn thấp, nhưng chiến tranh chưa bộc phát như sau nầy. Giới quân nhân dần dần được ưu thế, sau 7 năm, tối thiểu cũng Đại uý. Lớp tôi hầu hết là Đại uý, vài đứa Thiếu tá. Tại quận Đức Thành Sa Đéc, Trung tá Nguyễn thành Nghiã là Quận trưởng, Trương thành Thật là giáo viên, lúc còn đi học, Thật giỏi hơn Nghiã nhiều. Thật than, “suốt đời giáo lá”, Nghiã thì,” ĐM tao lên tướng nữa chớ “ Nghiã đi học tập về, nghe nói đã chết. Thật còn lê lết thân già. Trang ngọc Thinh, học khá thôi, trung tá Biệt Đông quân, ngồi xe cho Mẫn ( Đại úy, học xoàng ) chở đi nhậu, bị tai nạn xe chết lãng nhách. Nhờ vào quân đội sớm, cấp bực cao, ít chết, chứ đứa nào đi sau, ra Chuẩn uý, Trung đội trưởng, ra chừng vài tháng có cơ lên bàn thờ ngồi .
Nhóm thứ ba, tạp nhạp, thượng vàng hạ cám. Khá nhứt là Ngô vĩnh Đạt, kỹ sư Nông Lâm Súc, làm ở Đà Lạt xứ rừng, cọp về rừng, Nhiên làm nghề MC (?)ở CĐ, Đặng đi lơ xe đò, Lê ngọc Đàn (nhân viên thuế vụ đã mất)
Lớp Đệ Tứ C năm 1958 tôi may mắn, chết trận có mấy đứa ( Vân, Liêm ). Ngày nay, nhiều đứa có cơ hội đi HO sống khá hơn. Đám giáo lá, giờ nầy đã về hưu, nghèo sặt gạch ở VN. Nhưng dù ở đâu cũng lở thời lở vận lên rừng đốt than, vì tuổi gìà.
Còn gì để nhớ, 48 năm rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét