Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

CHUỐI VÀ BOM NHO

Chuối và bom nho
                        Lưu Nhơn Nghĩa

Hồi nhỏ, khoãng năm 1948, mấy củ tôi mới bắt đầu ra chợ buôn bán, còn nhà quê, chưa dám đi xa. Nhờ có dịp mấy thầy ký đi Saì Gòn, mấy ổng xin tháp tùng theo để học khôn. Sau chuyến đi đầu tiên, cả nhà ngồi nghe củ Bảy tôi kễ chuyện đi lạc. “ Tui đứng tại chổ, chờ họ trở lại kiếm, nếu mình lo đi kiếm họ, họ cũng đi kiếm mình như cút bắt. “ Câu chuyện đi lạc được kể đi kể lại hàng đêm, chứng tỏ ổng thông minh lắm. Bọn con nít chưa biết Châu Đốc ở đâu, nói gì tới Sài Gòn.
Mấy ổng mua bom, nho, lê Tàu ở SG đem về “tết” ông Quận, thầy ký, thầy thông, (nói cho ngay, đô mắc tiền không thể “tết” cho thầy giáo, thầy giáo đâu có ký giấy phép gạo, dầu lửa.)
Bọn tôi đứng chung quanh tò mò coi người lớn sắp trái cây vô giỏ nhỏ, những trái nho xanh mọng nước, trái bom, lê cao sang thơm thơm, nghe “ bom nho đã sướng tai rồi, tuy chưa biết vị nó ra sao, nên chưa biết thèm bom nho. Trái bom được gọt vỏ cẩn thận, xẻ làm 8, chưa đến đổi phải nấu nước cho mỗi người trong gia đình húp môt chén như ông Trương công Nghệ đã làm, mỗi người ăn một miếng và trái nho rớt ra lấy vị. Hình như chính người lớn an phận không thèm bom nho, đó là loại trái cây dành cho quan quyền, mình ăn ổi, khóm, khế, sầu riêng, trái cây địa phương cũng đủ. Biếu một giỏ bom nho, lời bao nhiêu giấy phép gạo, dầu lửa, rượu công xi. Côn ngoại tôi đứng nhìn bom nho, hỏi, “Làm sao biết trả giá mà mua?”, trả lời, “mấy thầy ký người ta biết, trả giá, mình mua theo,” khôn thiệt.
Tôi chưa từng ăn bom nho, dù ở Sài Gòn khá lâu, chạy qua chợ trái cây Bến Thành bao nhiêu lần. Năm 1970, vừa được biệt phái, lảnh mấy tháng lương, phát hứng mua bom nho chất đầy balô về cho gia đình ăn Tết, lúc đó mới tình cờ ăn vài trái nho lần đầu tiên trong đời. Về quê, theo thói quen, ông già tôi lại chia ra để trong hui ná chung với đồ “Tết” quan chức trong quận, tôi hụt ăn bom, ra ngoại quốc mới ăn đựợc trái bom. Từ ngữ “bom nho, bơ sửa” trong Việt Ngữ như lời trách người theo Pháp, ngoại bang.
Hồi còn nhỏ, xứ tôi không thấy trái cây qúi, chỉ có me, xoài, ổi, đu đủ, khế chua, đào lộn hột ăn cắt lưởi, sầu riêng núi Cấm rất ngon(nghe nói, tôi không chịu nỗi mùi nên miễn bàn)  Đại khái chỉ có xoài khá ngon, xoài thanh ca đen, hột mỏng chín rất ngọt, xoài đu đủ hườm hưòm ăn dòn không chua, xoài tượng ăn với nước mắm đường, dưa gang ăn với đường om. Mít, củ sắn, mãng cầu chỉ trồng ở Nhà Bàng. Trái vô duyên nhứt là trái xây, trái trăm, trái xây dài chừng 1.5cm, nhỏ, màu đen, có hột, ruột ăn ngọt ngọt bùi bùi khỏi nhai, thịt nó tan trong miệng. Trái trăm càng chán, nhỏ bằng ngón chưn út, chua chua, thịt ít hột lớn, ăn xong tím cả lưởi, thường trộn đường cho dễ ăn. Ở Úc có trái trăm, mấy người Miên lấy hột phơi khô, sao khử thổ, xây nát, nấu nước uống trị tiểu đưòng, không nên uống nhiều. Ổi xứ tôi nhỏ, nhiều hột, nhớ ngày còn nhỏ, tôi ham ăn ổi bị bón, nghe ông già tôi chửi,”ăn ổi, ăn ổi” mà thương mẹ tôi nhọc nhằn chịu đựng.
Dâu, chôm chôm, măng cụt, cam quít cũng từ tỉnh khác chở tới. Có lần, tôi đưọc trái măng cụt, lo le chưa vôi ăn, thấy bà Cà Ngul, tôi bất giác đưa ngay cho bà, bà ngạc nhiên cầm trái măng cụt kêu “a”.  Nếu trong đời tôi có làm phước, cái phước lớn nhứt là trái măng cụt cho bà Cà Ngul ngày nào.
Nói đi rồi nói lại, dân xứ tôi ngặt lắm, trồng được cây ổi xá lỵ, cưng cây ổi thiếu điều muốn lạy nó, con cháu lở đụng tới là nhảy đong đỏng, chửi om xòm, đất đai thênh thang chung quanh thì không chịu trồng thêm. Chùa Bà nước Hẹ, còn mấy cây xoài lão, trái nhỏ bằng ngón chưn cái. Chính mấy cây xoài nầy khoãng năm 1957, bạn hàng mua xoài lúc mới có bông, giành giựt tới gây ra án mạng. Đất vẫn còn bỏ trống, trồng khoai mì mau ăn hơn.
Trái phổ thông là chuối, chỉ có vài loại chuối tầm thường, chuối xiêm, chuối hột, chuối già hương, không thấy chuối cau, chuối cơm chuối sứ.Tôi ăn trái chuối cau đầu tiên năm 1997,  lúc về  rước bà già khi còn nằm Bịnh viện Chợ Rẩy, chuối cau bán trước Nhà Thương, không còn thi cử nên không sợ “ trựơt “.  Mấy năm trước, tôi trồng chuối xiêm để lấy bắp chuối trộn thịt gà, mỗi lần hạ quầy chuối nặng, trái mập thấy ham, tôi đem tặng bà con trong chùa, sau nầy, bụi chuối ăn ngả hàng rào, tôi đốn bỏ. Gió đưa bụi chuối sau hè, Cha mê vợ bé bỏ bè con thơ.
Ở Âu châu, chuối nhập cảng khá rẻ. Dân tỵ nạn vừa có Pass Đức, qua Pháp mua thực phẩm Á châu, mắt mụ gia trợn trừng muốn hốt hết tiệm, có lúc mụ la,” Ổi kìa, ổi kìa “, thì ổi, ai mà không thấy. Từ đó, từ ngữ VN ở ngoại quốc thêm chữ “ hương vị quê hương “ khi nhắc tới các tiệm bán thực phẩm Á châu và các tiệm ăn Việt Hoa, tới đâu cũng tìm hương vị quê hương. Hương vị quê hương thật đậm đà, nhờ bột ngọt, ăn xong uống nước cho nhiều, cho yêu nước, yêu quê hương.
Ở VN chê ổi, phải ăn bom nho mới sang, có ai dám mang “tết” quan quyền ổi đâu, ra ngoại quốc ăn ổi cho thấm tình quê hương, hương vị khá đắt tiền ở Âu châu.
Trở lại Úc Châu, chuối già, chuối lá rất rẻ, người mình tìm được giống chuối xiêm trồng, lúc đầu mắc dàn trời, sau ai cũng lấy giống trồng sau vườn được nên rẻ lại, rồi chuối cau, mắc vì khó trồng, lúc đầu ăn phỏng miệng, sau hạ giá dần như chôm chôm, măng cụt, mít.
Trận bảo ác ôn làm tiêu vườn chuối Úc năm ngoái, hậu quả là chuối lên giá, từ $2 / kg thành $15 / kg, mắc gấp 4 lần bom. Bánh trái làm bằng chuối lên giá theo. Chánh phủ Úc nhập cảng 11 tấn chuối đông lạnh đã lột vỏ của VN, bị nghiệp đoàn trồng chuối phanh phui la làng. Người ăn chuối tự nhiên sang hơn người ăn bom nho.  Ở chợ VN, bà xách nải chuối đưa lên cho bà khác thấy,” chuối mắc quá, “ Khoe thì nói mẹ nó là khoe, còn nói chuối mắc quá. Phải ăn trái cây mắc tiền mới là sang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét