Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

ÔNG SÁU

Ông Sáu
Lưu Nhơn Nghĩa

Châu Đốc có hai nhà sách lớn.  Cả  hai tiệm sách đều nằm trên một con đường,  nhìn từ bờ sông Hậu Giang , phía bên phải . Nhà sách Hứa Văn Trung nằm gần bờ sông hơn. Nhà sách Thanh Sơn nằm bên hông chợ Châu Đốc, gần tiệm nước Thái Bình, khu thị tứ hơn. Năm 1952, dân thưa thớt, đời sống chưa vội vã , học sinh rất ít ,dân trí còn thấp ,chuyện học hành chưa phổ quát .
  Con gái lại bị cấm đọc tiểu thuyết, tiểu thuyết bị coi là thứ đầu độc tinh thần, lãng mạng.  Các nhà sách thường bán dụng cụ học sinh ,gôm, viết chì, bình mực (thời đó còn xài viết bôm ,viết BIC chưa thông dụng ), vở học trò, vài lọai sách giáo khoa , sách Tập đọc, ít có tiểu thuyết .Trung học Châu Đốc có  khoảng 6 lớp. Ngoài sách còn có báo chí, truyện định kỳ ,mỗi tuần một cuốn mỏng ,bộ chừng 20 cuốn, như Đảng Đầu Lâu máu ,Kình thiên Đại Khách ,Hiệp sĩ què ...
Đầu năm học, hai tiệm sách nầy bán rất chạy, Thời đó người ta đọc Nhựt Trình (báo hàng ngày ),như tờ Tin Điển, Thần Chung, Saigon Mới, ...Tôi thích chuyện đăng hàng ngày ,trang trong, chừng 1/5 tờ báọ.  Báo chỉ có 4 trang, có thể mua tại tiệm hay được giao tận nhà ,mỗi tờ 1 đồng . Tô mì ngon, bọn con nít chúng tôi ít dám mơ ước giá  6 đồng.  Tôi ăn cơm tháng 200 đồng. Bọn ăn mày còn xin " đồng xu ,cắc bạc mua cơm ăn đở đói" (ngày nay cho nó 200 đồng ,coi chừng nó chửi tan nát )

  Phải nói là độc giả rất ít. Sách báo chưa phải là món ăn tinh thần cần thiết như ngày nay.  Dân công chức thời trước năm 1952 it đọc Nhựt Trình .Tôi ở trọ nhà bác Hai Khá , phố số 48 đường Bảo Hộ Thoại, hiện nay là nhà ông Đốc Đồng.
Bác hai Khá dám đặc biệt mua báo tháng, giao tận nhà, mỗi tháng bác dám trả 30 đồng, lạ là bác mất chiếc xe đạp, bác không dám mua chiếc khác cho tới ngày về hưu . Hai bên nhà, thầy Th. ,thầy Tr. thầy R. ,không ai mua Nhựt trình đọc, thỉnh thoảng qua mượn bác Hai Khá . Nhà bác Ba Tr., 4 người đi làm, có 2 người ở, mà không mua báo đọc . Nên nhớ, thời đó công chức, lương cao,  nếp sống cũng rât cao so với giới buôn bán. Họ luôn luôn mướn người làm, dù gia đình chỉ có 2 vợ chồng, mướn người ở, nhưng rất hà tiện .Các bà vợ công chức được dịp làm chủ . Các bà bàn  cách tiết kiệm xà bông ,xài xà bông VN, chớ nên xài xà bông Bạch Tuyết ,đỡ hao .Nhìn lại công việc các bà làm thời đó đâu có gì khó ,chỉ đi chợ nấu cơm, giặt quần  áo,quét nhà.

Thời thanh bình, cờ bạc, lâu lâu có đánh đề 40 con, 40 con thú.  Tôi nhớ con đầu ,số 1 là con cá trắng  ,số 5  con Sư tử đá, số 35  con dê, số 40  con Cá đen. Người  ra đề, gọi là Thầy Đề, mỗi sáng, ông cuốn miếng vải con thú và con số, để vô thùng, treo lên cây tre trước nhà chứa . Người ta vào nhà chứa mua số đề .  Khoảng đứng bóng, ông hạ hộp đề xuống, treo con số đề cho mọi người thấy, ai trúng thì đi lãnh, 1 đồng  ăn 33 đồng.  Người ta ưa  hỏi ông thầy đề," ra con gì” . Có lần ông trả lời ," Con đĩ ", không ai giận ,họ nghe ông như nghe nhà tiên tri. Khi xổ  ra "con én ", số 21, mang tên con đĩ luôn tới giờ. Khi mua vé số đề, người mua nhận được tờ " thai  đề", có vẽ hình gì đó, và  câu thai bên dưới. Người ta nhìn hình trên thai đề, đọc câu bên dưới, rồi đoán số sẽ xổ. Có khi coi bói, xin xăm,chiêm bao...Có tấm thai đề vẽ hình người cởi trên lưng cọp , với lời bàn thai ," Cởi cọp khó xuống ", kỳ đó ra con thỏ ,nhác như thỏ ,không dám xuống, đúng quá . Các con số đề có ảnh hương trong ngôn ngữ hàng ngày, anh nào ham sắc tán tỉnh các cô, bị gọi là, thằng 35 ,(con dê ),họ tránh tiếng "dê " cho nhẹ.

Trong tỉnh có Giáo sư S. ,cũng cần biết là thời đó ,giáo sư có địa vị ,đươc kính trọng  nhứt trong tỉnh, cao hơn công chức và giáo viên, vì Trường Trung Học mới mở . Thầy  S. thích đọc Nhựt trình . Trước nhà sách thanh Sơn, có để cái bàn vuông nhỏ, bày Nhựt trình bán . Thầy đứng mở nhựt trình đọc hết tờ  nầy  sang tờ khác , có người bào chửa  cho thâỳ ," Tờ nào hay mới mua chớ " Đọc xong, thầy xếp nhựt trình  để  lại chổ cũ ,rồi đi về , hình như không có tờ nhựt trình nào hay cả, nên thầy không muạ, ai mà dám nói ông giáo sư ?  Trong nhà sách có thằng nhỏ, mỗi lần thầy đứng đọc nhựt trình , nó hay hỏi ,"  Ông Sáu à ông Sáu , ông Sáu đọc nhựt trình hay hông vậy ông Sáu " Thầy nghe hỏi nhiều lần , lấy làm lạ ,thầy đâu phải thứ sáu, mà nó kêu là ông Sáu  ???

Có người nói nhỏ với  thầy ,  số sáu là "con cọp "  (con cọp đứng thứ  6 trong Số Đề 40 con )  , "Ông Sáu đọc nhựt trình , là ông Sáu đọc nhựt trình cọp .  Dịch vật thằng quỷ nhỏ  !”

( Viết theo lời kể của anh Dương văn Chung. )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét