Đồng quê phỏng sự
Phi Vân
Quỷ Vương
Làng Thới Bình nép mình trong chòm dừa xanh rậm. Vài xóm nhà lá leo heo ở dọc theo bờ kinh nhỏ, yên tĩnh với tháng ngày.
Cứ mỗi buổi sáng là đàn ông, đàn bà lẫn cả con nít vác cuốc ra đồng, quanh năm làm bạn với mấy mẫu ruộng nhà, vài công rẫy khóm[3].
Ở đầu kinh thông ra dòng sông Trẹm, một cái chợ nho nhỏ nổi lên. Hai bên, hai dãy phố ngói dứng sùm sụp chịu đựng với nắng mưa gần như xiêu vẹo.
Đấy là nơi chứa đựng một phần dân chúng trong buổi sáng, đấy là nơi người ta tìm những thức ăn, vật dùng.
Cứ độ hai ngày, con tàu Rạch Giá ghé ngang đem lại nhiều hàng hoá ở thị thành.
Mỗi lần tàu xúp lê đàng xa, là thiên hạ nhao nhao ra đón, chen lấn ồn ào. Rồi mỗi khi tàu đi, chợ tan, làng Thới Bình yên tĩnh lại.
Dòng sông Trẹm lững lờ trôi ngang và ban chiều, trong chòm dừa xanh ấy, mấy làn khói trắng bốc lên…
Người đàn bà xong việc bếp núc, ẵm con ra đợi chồng về, lâu lâu đuổi bầy gà đang bươi trên giồng rau cải.
Nhưng hôm nay, hai bên bờ kinh nhộn nhiệp khác thường.
Trước mỗi nhà, người ta đứng quanh nhau bàn tán, mặt đầy vẻ lo âu: Quỷ vương!
Chỉ một tiếng ghê gớm ấy cũng đủ làm cho mọi người sợ hãi.
- Quỷ vương sẽ hiện lên và đi ngang con kinh này!
Bác tư Bốn chạy dài theo xóm dặn:
- Coi chừng! Đừng cho con nít ra bờ kinh.
Người ta cố dấu nét lo trên mặt, cố trấn tỉnh bảo nhau:
- Quỷ vương thì Quỷ vương, sợ gì?
Nhưng họ vẫn thì thầm: “Trời ơi! Rủi nó ghé lại làng mình...?”
Phút hồi hộp đã đến. Họ nín hẳn. Vì đàng xa, giữa con kinh, Quỷ vương đã đến trên chiếc ghe lườn không mui.
Quỷ vương gồm có năm “ông”, ở trần trùi trụi.
Giữa trời nắng như đốt, họ bình tĩnh vui đùa như chẳng quan tâm đến thiên hạ đang lấp ló trên bờ. Chốc chốc, mấy “ổng”, lại thi nhau nhảy đùng xuống nước, rồi lại leo lên ghe.
Ban đầu người ta tưởng Quỷ vương phải là ghê gớm đến bực nào, nên họ nhút nhát nhốt kính đàn bà, con nít trong nhà. Nhưng chỉ chốc lát, nỗi lo sợ tan mất, con nít chạy ùa được ra ngoài bờ sông, vỗ tay reo ầm ĩ. Có đứa dám đưa tay ngoắt:
- Ê! Quỷ Vương!
Bác tư Bốn tức giận hơn ai hết. Bác chạy đầu này đầu kia, chở hào hển phân trần:
- Khốn nạn quá! Có thằng Chột con ông Bính và con Út con chú Phó Cao trong đám ấy nữa.
Rồi ông hăm:
- Phải có súng, tôi bắn đứa một phát cho lìa đời!
Quỷ Vương ghé lại chợ Thới Bình với những gương mặt đầy kiêu hãnh.
Chợ Thới Bình không còn vắng lặng như xưa.
Người ta lấy làm lạ sao thằng Chột con ông Bính lại đổi tên là Hoàng Hoa, lần lần thằng Phinh cháu ông Phó Tám đổi là Tuấn Nghĩa, thằng Tích em Tuần Danh là Vân Mộng, cho đến con Đẹt con gái chú Phồi cũng xưng là Thuý Liễu và con Út con ông Phó Cao là Kiều Nga.
Chúng thường đi cặp từng năm lũ ba thả rều quanh chợ bất cứ đêm ngày, và hễ gặp nhau là cúi đầu rất sâu, chìa tay ra siết chặt:
- Vân Mộng xin kính chào Kiều Nga!
Hay:
- Thúy Liễu nầy đa tạ huynh ông Tuấn Nghĩa!
Rồi họ cùng nhau bàn tán vang trời những tiếng Văn minh, Hủ Lậu, Nữ quyền, Giác Ngộ, v.v…
Cứ mỗi lần như thế, là người hai bên phố kêu nhau ra chỉ, trề môi, lắc đầu.
Bác tư Bốn càng giận thêm. mấy hôm rồi bác ăn không ngon, ngũ không yên. Mỗi khi nghe ai thuật những cái lố lăng của tụi ấy, bác trợn mắt lên, cung tay đập xuống bàn thình thình:
- Tức lắm! Tức lắm!
Bác hội một vài bực tai mắt trong làng lại, tìm cách bài trừ:
- Tôi nhất định không để bọn nó làm lộng trong chợ Thới Bình!
Sáu Mạnh, người lối xóm bảo:
- Tôi thường thấy chúng nó tụ hội ngoài đầu cầu để uống rượu và hát xướng!
Một người khác:
- Uý mẹ ơi! Con gái đâu mà làm chuyện nhục nhã như thế được! Tôi thấy con Út cặp tay chúng đi nghều nghều và có rủ tụi nói đi về nhà nữa!
Tội nghiệp chú Phó Cao vô phước, mắc ở trong rẫy, đâu có hay con gái chú tác tệ như vậy!
Bác tư Bốn quyết định:
- Tôi phải lội vô rẫy kêu chú Phó Cao về, lừa khi lũ nó nhóm họp tại nhà chú, tôi giúp sức với chú hạ lũ nó cho kỳ được mới nghe!…
*
* *
Thế rồi một buổi chiều. Làng Thới Bình chìm đắm trong bóng hoàng hôn. Dòng sông Trẹm chỉ còn văng vẳng tiếng hò của một vài khách thương hồ.
Trên bờ kinh, ba bóng người đang rảo bước về phía nhà chú Phó Cao.
Chú Phó Cao – Vì chính chú - nghiến răng tức tối:
- Tôi không hiểu con Út làm gì mà quen với bọn nó?
Bác Tư Bốn châm dầu:
- Làng Thới Bình mang tiếng là khởi mầm làm tồi phong bại tục đi rồi! Trời ơi, mỗi lần tôi thấy con Đẹt hay con Út nó bắt tay thằng đầu đảng Minh Tâm hay Minh Tánh gì đó, tôi gần như sôi gan lên!
Sáu Mạnh thêm:
- Mà cũng độc, con trai, con gái làng nầy tưởng như thế là “văn minh” nên mê như chết!
Một người một câu cũng đủ làm chú Phó Cao cháy ruột:
Tôi hgé nhà Thủ bổn Tịnh mượn ba cây chổi chà, hai ông giùm phụ lực với tôi quét sạch chòm ong lũ kiến này đi.
Trời đã tối mờ.
Con chó vàng nằm trước sân nhà chú Phó Cao chực sủa, nhưng chú đã chắt lưỡi nhè nhẹ, vỗ đầu nó, vuốt ve nó cho nó không lên tiếng rồi kéo sáu Mạnh, tư Bốn vào hàng ba.
Chú rón rén lại dòm kẹt cửa.
Con gái chú đang ngồi chung với ba bốn đứa con trai, lạ có, quen có, mạnh dạn bưng ly rượu hô hào:
- Mời các đại huynh hãy uống hết ly rượu này, để chứng kiến lời tuyên thệ của tôi. Tôi hứa sẽ làm sao đánh thức các hàng nữ lưu ở làng nầy rỉnh dậy, để được tiến theo kịp làn sóng văn minh các đại huynh nghĩ như thế nào?
Một thằng con trai lạ, ngồi đầu bàn đứng dậy:
- Vạn tuế bạn Kiều Nga! Bạn nói rất đúng. Phải xua đuổi cái hủ lậu đi, phải đưa trình độ chúng lên cao. Phải cổi dây xích của gia đình đang trói chặt họ, phải vứt đi không chút gì mến tiếc!
Một tràng pháo tay nổi lên.
Máu giận chú Phó Cao tràn lên óc, không còn sức lức đứng nghe nữa, chú tông cửa kéo tư Bốn, sau Mạnh xông vào, quơ chổi vừa đập bừa vừa hét:
- Đây! Văn minh đây! Hủ lậu đây!….
Thấy mặt chú Phó Cao, tất cả hoảng hốt, chưa kịp đứng dậy, đã bị một trận đòn chổi như bão táp.
Chúng xôn xao, té lăn ra, bòn càn, mạnh ai nấy kiếm đường tẩu thoánt.
Bác tư Bốn quơ chổi lia lịa, la rầm lên:
- Bớ làng xóm, bớ người ta, tiếp bắt Quỷ vương!
Bao nhiêu chó trong làng hè nhau ra sủa làm huyên náo một góc trời.
Đàng xa, tiếng mõ nổi lên vang lừng… Những ngọn đuốc sáng loà trong đêm tối, như sao băng, chạy dồn về tiếng kêu cứu.
Minh Tâm thoát được ra ngoài, hồn phi phách tán, lăn xả theo Vân Mộng kêu khe khẽ:
- Vân huynh, Vân huynh! Đợi đệ theo với!…
Làng Thới Bình từ hôm ấy yên tĩnh lại trong chòm dừa. Những làn khói trắng trong mấy máinhà lá nhẹ nhàng bốc lên buổi ban chiều.
Dòng sông Trẹm lững lờ trôi vắng lặng.
Cứ mỗi buổi sáng là đàn ông, đàn bà lẫn cả con nít vác cuốc ra đồng, quanh năm làm bạn với mấy mẫu ruộng nhà, vài công rẫy khóm[3].
Ở đầu kinh thông ra dòng sông Trẹm, một cái chợ nho nhỏ nổi lên. Hai bên, hai dãy phố ngói dứng sùm sụp chịu đựng với nắng mưa gần như xiêu vẹo.
Đấy là nơi chứa đựng một phần dân chúng trong buổi sáng, đấy là nơi người ta tìm những thức ăn, vật dùng.
Cứ độ hai ngày, con tàu Rạch Giá ghé ngang đem lại nhiều hàng hoá ở thị thành.
Mỗi lần tàu xúp lê đàng xa, là thiên hạ nhao nhao ra đón, chen lấn ồn ào. Rồi mỗi khi tàu đi, chợ tan, làng Thới Bình yên tĩnh lại.
Dòng sông Trẹm lững lờ trôi ngang và ban chiều, trong chòm dừa xanh ấy, mấy làn khói trắng bốc lên…
Người đàn bà xong việc bếp núc, ẵm con ra đợi chồng về, lâu lâu đuổi bầy gà đang bươi trên giồng rau cải.
Nhưng hôm nay, hai bên bờ kinh nhộn nhiệp khác thường.
Trước mỗi nhà, người ta đứng quanh nhau bàn tán, mặt đầy vẻ lo âu: Quỷ vương!
Chỉ một tiếng ghê gớm ấy cũng đủ làm cho mọi người sợ hãi.
- Quỷ vương sẽ hiện lên và đi ngang con kinh này!
Bác tư Bốn chạy dài theo xóm dặn:
- Coi chừng! Đừng cho con nít ra bờ kinh.
Người ta cố dấu nét lo trên mặt, cố trấn tỉnh bảo nhau:
- Quỷ vương thì Quỷ vương, sợ gì?
Nhưng họ vẫn thì thầm: “Trời ơi! Rủi nó ghé lại làng mình...?”
Phút hồi hộp đã đến. Họ nín hẳn. Vì đàng xa, giữa con kinh, Quỷ vương đã đến trên chiếc ghe lườn không mui.
Quỷ vương gồm có năm “ông”, ở trần trùi trụi.
Giữa trời nắng như đốt, họ bình tĩnh vui đùa như chẳng quan tâm đến thiên hạ đang lấp ló trên bờ. Chốc chốc, mấy “ổng”, lại thi nhau nhảy đùng xuống nước, rồi lại leo lên ghe.
Ban đầu người ta tưởng Quỷ vương phải là ghê gớm đến bực nào, nên họ nhút nhát nhốt kính đàn bà, con nít trong nhà. Nhưng chỉ chốc lát, nỗi lo sợ tan mất, con nít chạy ùa được ra ngoài bờ sông, vỗ tay reo ầm ĩ. Có đứa dám đưa tay ngoắt:
- Ê! Quỷ Vương!
Bác tư Bốn tức giận hơn ai hết. Bác chạy đầu này đầu kia, chở hào hển phân trần:
- Khốn nạn quá! Có thằng Chột con ông Bính và con Út con chú Phó Cao trong đám ấy nữa.
Rồi ông hăm:
- Phải có súng, tôi bắn đứa một phát cho lìa đời!
Quỷ Vương ghé lại chợ Thới Bình với những gương mặt đầy kiêu hãnh.
Chợ Thới Bình không còn vắng lặng như xưa.
Người ta lấy làm lạ sao thằng Chột con ông Bính lại đổi tên là Hoàng Hoa, lần lần thằng Phinh cháu ông Phó Tám đổi là Tuấn Nghĩa, thằng Tích em Tuần Danh là Vân Mộng, cho đến con Đẹt con gái chú Phồi cũng xưng là Thuý Liễu và con Út con ông Phó Cao là Kiều Nga.
Chúng thường đi cặp từng năm lũ ba thả rều quanh chợ bất cứ đêm ngày, và hễ gặp nhau là cúi đầu rất sâu, chìa tay ra siết chặt:
- Vân Mộng xin kính chào Kiều Nga!
Hay:
- Thúy Liễu nầy đa tạ huynh ông Tuấn Nghĩa!
Rồi họ cùng nhau bàn tán vang trời những tiếng Văn minh, Hủ Lậu, Nữ quyền, Giác Ngộ, v.v…
Cứ mỗi lần như thế, là người hai bên phố kêu nhau ra chỉ, trề môi, lắc đầu.
Bác tư Bốn càng giận thêm. mấy hôm rồi bác ăn không ngon, ngũ không yên. Mỗi khi nghe ai thuật những cái lố lăng của tụi ấy, bác trợn mắt lên, cung tay đập xuống bàn thình thình:
- Tức lắm! Tức lắm!
Bác hội một vài bực tai mắt trong làng lại, tìm cách bài trừ:
- Tôi nhất định không để bọn nó làm lộng trong chợ Thới Bình!
Sáu Mạnh, người lối xóm bảo:
- Tôi thường thấy chúng nó tụ hội ngoài đầu cầu để uống rượu và hát xướng!
Một người khác:
- Uý mẹ ơi! Con gái đâu mà làm chuyện nhục nhã như thế được! Tôi thấy con Út cặp tay chúng đi nghều nghều và có rủ tụi nói đi về nhà nữa!
Tội nghiệp chú Phó Cao vô phước, mắc ở trong rẫy, đâu có hay con gái chú tác tệ như vậy!
Bác tư Bốn quyết định:
- Tôi phải lội vô rẫy kêu chú Phó Cao về, lừa khi lũ nó nhóm họp tại nhà chú, tôi giúp sức với chú hạ lũ nó cho kỳ được mới nghe!…
*
* *
Thế rồi một buổi chiều. Làng Thới Bình chìm đắm trong bóng hoàng hôn. Dòng sông Trẹm chỉ còn văng vẳng tiếng hò của một vài khách thương hồ.
Trên bờ kinh, ba bóng người đang rảo bước về phía nhà chú Phó Cao.
Chú Phó Cao – Vì chính chú - nghiến răng tức tối:
- Tôi không hiểu con Út làm gì mà quen với bọn nó?
Bác Tư Bốn châm dầu:
- Làng Thới Bình mang tiếng là khởi mầm làm tồi phong bại tục đi rồi! Trời ơi, mỗi lần tôi thấy con Đẹt hay con Út nó bắt tay thằng đầu đảng Minh Tâm hay Minh Tánh gì đó, tôi gần như sôi gan lên!
Sáu Mạnh thêm:
- Mà cũng độc, con trai, con gái làng nầy tưởng như thế là “văn minh” nên mê như chết!
Một người một câu cũng đủ làm chú Phó Cao cháy ruột:
Tôi hgé nhà Thủ bổn Tịnh mượn ba cây chổi chà, hai ông giùm phụ lực với tôi quét sạch chòm ong lũ kiến này đi.
Trời đã tối mờ.
Con chó vàng nằm trước sân nhà chú Phó Cao chực sủa, nhưng chú đã chắt lưỡi nhè nhẹ, vỗ đầu nó, vuốt ve nó cho nó không lên tiếng rồi kéo sáu Mạnh, tư Bốn vào hàng ba.
Chú rón rén lại dòm kẹt cửa.
Con gái chú đang ngồi chung với ba bốn đứa con trai, lạ có, quen có, mạnh dạn bưng ly rượu hô hào:
- Mời các đại huynh hãy uống hết ly rượu này, để chứng kiến lời tuyên thệ của tôi. Tôi hứa sẽ làm sao đánh thức các hàng nữ lưu ở làng nầy rỉnh dậy, để được tiến theo kịp làn sóng văn minh các đại huynh nghĩ như thế nào?
Một thằng con trai lạ, ngồi đầu bàn đứng dậy:
- Vạn tuế bạn Kiều Nga! Bạn nói rất đúng. Phải xua đuổi cái hủ lậu đi, phải đưa trình độ chúng lên cao. Phải cổi dây xích của gia đình đang trói chặt họ, phải vứt đi không chút gì mến tiếc!
Một tràng pháo tay nổi lên.
Máu giận chú Phó Cao tràn lên óc, không còn sức lức đứng nghe nữa, chú tông cửa kéo tư Bốn, sau Mạnh xông vào, quơ chổi vừa đập bừa vừa hét:
- Đây! Văn minh đây! Hủ lậu đây!….
Thấy mặt chú Phó Cao, tất cả hoảng hốt, chưa kịp đứng dậy, đã bị một trận đòn chổi như bão táp.
Chúng xôn xao, té lăn ra, bòn càn, mạnh ai nấy kiếm đường tẩu thoánt.
Bác tư Bốn quơ chổi lia lịa, la rầm lên:
- Bớ làng xóm, bớ người ta, tiếp bắt Quỷ vương!
Bao nhiêu chó trong làng hè nhau ra sủa làm huyên náo một góc trời.
Đàng xa, tiếng mõ nổi lên vang lừng… Những ngọn đuốc sáng loà trong đêm tối, như sao băng, chạy dồn về tiếng kêu cứu.
Minh Tâm thoát được ra ngoài, hồn phi phách tán, lăn xả theo Vân Mộng kêu khe khẽ:
- Vân huynh, Vân huynh! Đợi đệ theo với!…
Làng Thới Bình từ hôm ấy yên tĩnh lại trong chòm dừa. Những làn khói trắng trong mấy máinhà lá nhẹ nhàng bốc lên buổi ban chiều.
Dòng sông Trẹm lững lờ trôi vắng lặng.
Nguồn: http://vnthuquan.org/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét