Gặp lại Phong Hưng
trong những bài viết cũ
* Phù Vân
Cách đây khá lâu, khi nhận được bản thảo tập truyện viết về vùng Bảy Núi của Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa, tôi đã dành nhiều thì giờ để đọc từ đầu đến cuối, không lưu ý đến tựa đề của từng mẫu chuyện. Tuy nhiên, dù với những danh xưng nào trong các câu chuyện, tôi cũng hình dung ra được những mảnh đời quá khứ của anh và nối kết lại thành mt mẫu người lang bạt phong trần. Tôi không ngạc nhiên khi anh chọn tựa đề "Như Cánh Chuồn Chuồn"- khi vui thì đậu, khi buồn lại bay.
Chúng tôi mến nhau qua duyên văn nghệ và gặp nhau dưới cùng mt mái chùa Viên Giác, Đức Quốc, đâu cũng từ năm 1984, trong buổi họp mặt lần đầu tiên của Ban Biên Tập báo Viên Giác. Hồi đó những buổi họp thường được tổ chức sau Tết Nguyên Đán, nhưng thời tiết Âu Châu lại còn ở trong mùa đông. B ba Phong Hưng, Vũ Ngọc Long và tôi, sau buổi họp, co ro chun dưới bệ thờ để tâm sự và ngủ ở đó cho ấm bởi còn là chùa thuê thì làm gì có phòng ốc dành riêng cho khách thập phương...
Hẳn không phải chúng tôi vì cùng cảnh ng của những người trung niên ly xứ, phải vứt bỏ hết bằng cấp để làm những nghề nghiệp bất xứng trên xứ người mà tỏ lòng lân mẫn. Vũ Ngọc Long tốt nghiệp Đại Học Vạn Hạnh, ngành Báo Chí, phóng viên báo Sóng Thần của Chu Tử tại Việt Nam. Qua đây anh làm việc trong mt hãng dệt, chuyên "xe chỉ luồn kim"! Cảm thân phận xót xa của mình, của lớp người tỵ nạn nên anh đã viết tập truyện "Nỗi Buồn Viễn Xứ Ai Buồn Hơn Ai?"...
Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa du học, tốt nghiệp Victoria University of Wellington và Wellington Teachers’ College là giáo sư tại Neu Seeland. Anh lập gia đình và qua định cư tại Đức, làm việc trong mt hảng cưa, chuyên "mang vác và sắp xếp gỗ xẻ"! Mạt cưa, bụi bẩn, tiếng máy ồn ào, mồ hôi của những giờ làm việc bán sức lao đng đã là những thao thức đớn đau mỗi khi anh trở về nhà trầm ngâm uống mt lon bia, hay ôm gối dằn vặt xót xa khi anh chợt thức trong những giấc ngủ không yên. Những cái nhìn nghi ngờ miệt thị trong các hàng quán siêu thị, sự phân biệt màu da trong mt vài quán rượu hp đêm, hẳn đã cho anh những gợi ý để viết lại những mẫu chuyện liên quan đến đời mình...
Nỗi quặn thắt chua cay đó tôi đã trải qua khi tôi phải giấu diếm gốc gác mình xuất thân từ Đại Học để nhận làm công việc của mt người thợ. Ban đầu tôi đã tự an ủi là mình đã tìm được vùng trời tự do, tìm được việc làm để lo tương lai cho con cái. Nhưng đó cũng chỉ là lý do để tự đè nén sự tủi hổ của mình khi phải chung đụng làm việc với thành phần lao công. Là mt Phật Tử, nhưng tôi vẫn còn mang nặng cái tâm phân biệt, nên tôi lại tiếp tục tự trấn an và đè nén những tủi thẹn của mình, tuy thế tôi vẫn không thể tự dối lòng và giấu kín được nỗi bất an của chính mình! Cho đến mt ngày tôi tự hỏi, tại sao mình lại tự dằn vặt tâm thức, hành hạ bản thân, trong khi những người đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan hay cả mt số người Đức ít học lại tìm thấy niềm vui hạnh phúc vào cuối ngày hay cuối tuần? Tại sao mình lại không tìm được nguồn an lạc như những người này? Tại sao mình lại tự làm khổ mình? Bỗng nhiên tôi "ng" được chân lý!
Tôi trao đổi kinh nghiệm này với các bạn. Từ đó Vũ Ngọc Long hăng say trong loạt bài Tham Luận Chính Trị để sau đó ấn hành tác phẩm "Tìm Nèo Đường Về". Phong Hưng lại mang túi hành trang bụi đời làm những chuyến đi hoang. Trước khi lên các quốc gia Bắc Âu để viết loạt bài Mật Ơi về hạnh phúc của những đôi vợ chồng già tại Tân Tây Lan, anh đã ghé lại Hamburg và đọc tặng tôi câu thơ cổ "Thiên thượng phù vân như bạch y" đúng như bút hiệu Phù Vân của tôi.
Trong vài ngày nghỉ lại, anh kể cho tôi nghe những mẫu chuyện quá khứ về vùng Bảy Núi. Cái bút hiệu của anh cũng xuất phát từ tên cửa tiệm tạp hóa Phong Hưng của thân phụ anh. Tôi mường tượng đến những tiệm chạp phô, những tấm bảng chữ Tàu, những cậu con trai bất đắc dĩ phải ngồi trông chừng cửa tiệm cho cha mẹ, như trường hợp của Phong Hưng, ở mt số tỉnh lỵ mà tôi đã có dịp đi qua trong quá khứ, không phải vì tôi có dòng máu lãng tử chảy trong huyết quản, mà lắm lúc cũng vì công vụ phải thi hành. Ở miền Nam , tôi cũng đã từng li vào trong những rừng Đước, rừng Tràm cùng làm việc với công nhân. Nhờ sống chung với giới thợ thuyền nửa tỉnh nửa quê, nên tôi đã chứng kiến những cuc tình dở dang khi người con trai bỏ quê lên tỉnh để mong tìm kiếm công danh. Tôi cũng đã nghe mt vài câu chuyện của người thôn nữ bỏ nhà ra đi theo kép cải lương dù biết rằng tuồng đời cũng tạm bợ như tuồng hát, nhưng nàng lại chỉ mong cầu thoát ly được vùng nước mặn đồng chua... Phải chăng đó là những ý tình mà Phong Hưng đã ghi lại của thời quá khứ- không của riêng anh mà rất chung, rất gần gủi với người đọc.
Theo những thôi thúc của dòng máu lãng du, những cuốn hút của dấu chân lang bạt trên xứ người, tôi lại làm những cuc lữ hành để lảng quên những thiệt thòi mất mát của cuc đổi đời. Tôi đến Pforzheim , nơi Phong Hưng cư ngụ, lại được nghe anh tâm tình đến đ nuối tiếc những hình ảnh chẳng bao giờ quên của Vùng Thất Sơn- nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Tôi là dân miền Trung, nhưng mức đ tiếc nuối của anh đã làm sống lại trong tôi hình ảnh của miền lục tỉnh. Có khác nhau chăng giữa Phong Hưng và tôi là hình ảnh miền Nam được ghi lại bằng mốc thời gian, của anh từ năm 1952 và của tôi từ năm 1961.
Tôi đã theo ghe thương hồ trên kinh Vĩnh Tế về Châu Đốc, cận kề với ranh giới Miên, nên tôi vẫn thấy nơm nớp lo sợ về những vụ cáp duồng. Tuy thế, khi ngang qua những sóc Miên, thấy nếp sống dân chúng hiền hòa, lòng mình yên ổn trở lại và cảm thấy ăn năn vì đã nghĩ đến những điều đc ác của người Miên.
Theo thời gian, theo nhu cầu công tác, tôi lại có dịp đến các tỉnh lỵ xa xôi của miền Nam . Dọc theo các liên tỉnh l, những cây thốt nốt chơ vơ vươn cao bên hai vệ đường. Con đường từ Tri Tôn ra Châu Đốc, ra Vĩnh Trung; những con l qua giốc Bà Đắc hay giốc Nhà Bàn thường bị đắp mô, mìn bẩy. Chỉ ti cho dân lành đã đổ máu cho những nhân danh bất chính và chủ nghĩa vô nhân của cng sản! Thế nhưng tôi cũng thường bươn bả qua đó, lắm lúc chỉ vì những bóng dáng giai nhân hay vài cuc tình không ước hẹn trăm năm.
Những thôn sóc nghèo nàn trơ trọi thơm mùi rơm rạ, mùi dân dã, mùi chất phát thật thà của dân quê các vùng Nhà Bàn, Chợ Voi, Tà Đét, Láng Linh. Riêng vùng Láng Linh do Phật Thầy Tây An khai phá và cũng là nơi đã xảy ra cuc chiến đấu chống Pháp mt mất mt còn của Cố Quản Nguyễn Văn Thành.
Hình ảnh huyền bí của Núi Cấm trong thời tao loạn và huyền thoại về những vị đạo sĩ "thế thiên hành đạo" vẫn được dân chúng ngưỡng m. Rồi trùng trùng điệp điệp núi đồi từ Núi Nam Di cho đến Núi Dài mà dưới chân những dãy núi này là đồng rung khiêm nhường, sản xuất lúa gạo cũng chỉ đủ nuôi sống cho dân địa phương. Núi Sam với Bạch Vân Tịnh Xá, núi Thất Sơn linh thiêng hùng vĩ với đền thờ Bà Thiên Hậu Thánh Cung, núi Ông Két với mõm đá hình con két vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Núi Bà Đi Om, tên vẫn còn đó nhưng chẳng biết Bà nay trôi giạt về đâu...
Rất ít về những kỷ niệm với Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa trong mt thời gian quen biết ngắn ngủi, rất ít về những hình ảnh của miền Nam mà tôi còn ghi nhớ mập mờ không mấy chính xác trong những mùa tập sự hay trong những chuyến công tác ngắn hạn từ thuở xa xưa. Nhưng qua đó cũng mang chở rất nhiều thương nhớ của tôi về quê hương, nhất là với những người lưu lạc như tôi chưa có cơ hi trở về!
Hơn thập niên trước đây Phong Hưng Lưu Nhơn Nghĩa lại di tản thêm lần nữa để đến định cư tại Úc Châu, may mắn trở lại làm nghề gõ đàu trẻ. Hồi ở Đức vốn đã không có dịp gần nhau, nay anh qua xứ Đại Thử Kanguruh, chúng tôi lại càng xa nhau hơn nửa địa cầu. Rồi Hạ Long Vũ Ngọc Long cũng vĩnh viễn từ giả cõi đời để đi vào cõi hư vô. Tôi trở nên hụt hẫng, cơn lốc lãng du cũng chìm xuống từ đó...
Đôi dòng cho bạn- cho Lưu Nhơn Nghĩa thay vì viết Lời Bạt như bạn yêu cầu. Cảm ơn bạn đã tạo cho tôi cơ hi để tìm lại những mảnh đời vỡ vụn tưởng đã mất mát trong quá khứ hay đã lãng quên trên cuc đời ly xứ...
(Tháng 10. 2001)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét