Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

LÊ TRÚC VIỆT LÀ AI ?

Lê Trúc Việt là ai?
            Lưu Nhơn Nghĩa  

            Niên khóa 1955-56. Không khí trường Trung học Thủ khoa Nghĩa tự nhiên có vẽ âm ỉ.  Kỹ luật duới thời ông Hiệu Trưởng Ngô văn Dư rất chặt chẻ . Học sinh rất sợ bị đuổi học. Các cuộc lễ lạc, học sinh trung học rất nghiêm trang .Có lần tôi không đi dự lễ gì đó, bác hai Khá nói, " Có thể ổng đuổi mầy à ". Bác hai Khá hiểu chuyện, nói nghe lạnh mình.  Theo truyền thống Pháp còn để lại, trong tỉnh, có ba người được trọng nhứt là ông Tỉnh trưởng, ông Chánh Án và ông Hiệu trưởng Trung học.
            Từ năm 1954 về sau , có nhiều giáo sư gốc Bắc về dạy. Ông Hiệu trưởng còn giử nề nếp Pháp, lâu lâu có Thanh tra xuống tới thanh tra trường. Mỗi lần có thanh tra, không khí trường rất nặng, học sinh cũng sợ bị đuổi nếu bài vở không cẩn thận. Thầy Viện nói, " sách vở anh như thế nầy, thanh tra xét, bị đuổi rồi anh đừng có kêu ."  Ngoài ra, thỉnh thoảng ông Hiệu trưởng bất ngờ vào lớp thanh tra giờ dạy của giáo sư, thường ông đi với ông Giám học hay Tổng giám thị.
            Tôi nghe đàn anh lớp Đệ Tứ kể,  khi ông Hiệu trưởng vào thanh tra giờ ông Nguyễn văn Vỹ, giờ khoa học, thầy Vỹ hỏi học sinh " chết là gì ..?" . Học sinh trả lời đủ cách.  Lúc ông Hiệu trưởng ra khỏi lớp, thầy Vỹ nói, " tôi dạy ông đấy, Tú tài mà xét Cử nhân " .Thầy Vỹ là giáo sư duy nhứt có cử nhân, chỉ dạy thời gian ngắn thì đổi về trường Chu văn An Sài Gòn.
            Năm 1955-56 , có tờ báo ( tuần báo hay bán nguyệt san ?) Sài gòn đăng trong mục tiếng dân kêu . Bài viết về trường Thủ Khoa Nghiã, nội dung than phiền nhà trường, giáo sư thiếu khả năng bê trễ ,v v . Người gởi ký tên là Lê trúc Việt, Đệ Lục C, ngay lớp tôi đang học. Lớp tôi không có tên đó, mà học sinh 13 tuổi làm sao đủ trình độ viết được bài báo như vậy. Tin truyền miệng lan nhanh.  Thời đó rất sợ báo chí, trường không cải chánh gì. Giáo sư giận lắm. Ông Lưu đức Dần, nói chuyện bên ngoài," nếu biết lớp nào loan tin , đề nghị couper hết giờ lớp đó, bảo chờ giáo sư có khả năng dạy " .
            Không khí tỉnh Châu Đốc, nhứt là giới học sinh và phụ huynh ngột ngạt, người ta bàn ra tán vào không có lợi cho trường.
            Thời gian sau đó không lâu ," nghe tin " thầy Nguyễn Minh nhận thầy là Lê Trúc Việt . Thầy Nguyễn Minh là giáo sư uy tín của trường, thầy gầy cao, trắng, mang kính trắng, dáng trí thức thư sinh.  Ngoài ông Hiệu trưởng, thầy có khả năng nói lưu loát, thuyết trình hùng hồn trước công chúng không cần cầm giấy đọc, hiếm có người như thầy vào thời đó.
            Vài tuần sau, buổi sáng, khi vào lớp, chúng tôi thấy tờ giấy đề tên Lê trúc Việt gởi cho thầy Nguyễn Minh tố cáo thầy mạo danh anh ta, bức thư khá dài, tôi chỉ nghe kể lại, già Đinh văn Giống giử, không cho ai đọc.  Lát sau, ông Giám học Châu văn Đồng, gương mặt hết sức nghiêm trọng, vào lớp hỏi , " Mấy em có thấy tờ đó không, cho tôi xin lại " . Già Giống rất trưởng thành, "dạ có," cầm tờ giấy đưa cho thầy Đồng.  Học sinh chúng tôi cũng cảm được cái nghiêm trọng của vấn đề, không thua vấn đề chánh trị.
            Không khí trường có phần nào thay đổi, âm ỉ, bớt không khí Tây chút ít.
            Năm 1957-58, lại có một học sinh, anh nầy da hơi đen, bề ngoài thô thô, không có dáng nhu mì như hầu hết học sinh khác.  Anh tự tử, không chết, báo lại đăng là anh nhà nghèo, không tiền mua đồng phục , bị " ông ..? " đuổi hay làm sao đó . Ông Hiệu trưởng lại xuống từng lớp cải chánh, ông nói "Nếu nghèo thì nói với nhà trường , chắc là tình tứ gì đó, tôi nói mấy trò hiểu không ? " Nguyễn phước Hồng nhấn mạnh là anh đó nghèo, dù trái ý với ông HT.
            Sau đó anh chàng tự tử chết hụt có đến từng lớp cám ơn .
            Năm 1959, khũng hoảng, cho tới khi ông NVD đổi đi, có thời gian không có HT, nghe đồn ông Bổn lên làm, ngừng sau đó ông Lịnh làm, lúc đó tôi đã đi khỏi trường.
            Ngày nay nhớ lại, vẫn chưa tìm ra Lê trúc Việt là ai .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét