Chuyện ông Đốc Nâu và thầy Xét
Lưu Nhơn Nghĩa
Ở Xứ Xà Tón ( Tri Tôn ) ,dân số người Miên đông hơn người Việt và người Tàu . Từ thời Pháp thuộc có Trường " Tiểu học Việt Miên ." Trường nằm trong khuôn viên Chùa Trên , đối diện với thành lính Tây ,sau đổi thành Chi khu , rồi thành rạp hát , bây giờ là Trụ sở Đảng bộ Thương hải biến vi tang điền.
Trường Việt Miên có lâu lắm rồi (có trước trường Việt ), người học trò sinh năm 1917 kể lại là ông học với ông Nâu, chắc phải từ đầu thế kỷ 20. Không ai nhớ ông Đôc Nâu học ở đâu, văn bằng gì, tìm hiểu làm gì cho mệt,cứ gọi là ông Đốc,gặp ông ngoài đường ,chào ông là được rồi , hỏi lẩm cẩm không có lợi ,bộ muốn làm quốc sự sao hỏi.
Con rễ ông Đốc Nâu là thầy Xét, gốc Miên , có bằng Certificat d' Étude Primaire ,6 năm học, vì thời đó có 2 lớp Nhì (cours Moyen 1 và cours Moyen 2), rồi mới lên lớp Nhứt (cours superieur), sau đó thi lấy bằng Certificat D P .Với văn bằng Certificat ,có thể đi làm cho Pháp ,như củ Khưu Minh Tân, đi cours vài tháng, làm Đội xếp, Thông ngôn cho Phòng nhì Pháp, ai cũng gọi là thầy ,uy quyền, danh dự lắm chớ, muốn giúp ai, hại ai cũng dễ .Thầy Xét dạy Tiểu học Việt Miên từ trước năm 1948 .Trường nghiêng về văn hóa Miên và Pháp,học sinh giỏi hơn học sinh Việt, được nâng đỡ, vì Miên thân Pháp. Dù là làng nhỏ, lính Pháp và Commando gốc Maroc, Bắc Phi rất nhiều, dân nghe tiếng Pháp hàng ngày cũng quen, trong trường dạy tiếng Pháp nhiều hơn ngày nay. Dân buôn bán đều biết đếm tiếng Pháp. Ai nói tiếng Tây là được trọng vọng lắm. Học sinh trường Miên sau nầy giỏi Pháp văn hơn học sinh VN , thường bọn nó lên Nam Vang học tiếp nếu có cơ hội .
Năm 1963, Tri Tôn có Trung học, mấy năm sau, thiếu Giáo sư, ai mà thèm đổi vào xứ nghèo nầy,ngoại trừ những giáo sư dạy giờ, giáo viên Tiểu học lên dạy thêm. Thầy Xét dạy Pháp văn lớp Đệ Tứ .Thầy rất khiêm nhượng và thành thật . Ngay giờ đầu ,vào lớp, thầy nói ," Tui có Tiểu học hà , các cô các cậu đây học Đệ Tứ " Sau đó thầy nói một tràng tiếng Pháp rôm rốp , học sinh kể lại , "ngẫn tò te " (sic ), thầy nói tiếng Pháp hay quá ,hay đến độ bọn học sinh Đệ Tứ không hiểu gì cả. Câu chuyện thành huyền thoại, người lớn than phiền " học trò ngày nay dở quá ,tiếng Pháp không bằng hồi xưa. " Học sinh dốt thiệt ,nó làm sao biết thầy mình nói trúng hay trật . Trở lại ông Đốc Nâu, ông người Miên ,thời đó quận chưa bị Việt hóa, ông là một bóng lớn của thời thuộc địa . Ông dạy rồi làm Hiệu trưởng trường Việt Miên . Ông về hưu khoảng năm 1948-52. Ông là một người Pháp lạc lõng ở xứ nầỵ Những người học trò ông rất thán phục ông. Mỗi lần gặp ông, lần nào cũng như lần nào, họ đều nhắc , chiêm ngưỡng , "Ổng nói tiếng Tây không à." “Ừ ổng chỉ nói tiếng Tây, mình là học trò ổng, mình cũng giỏi tiếng Tây hơn học trò ngày nay chớ sao." Không biết ông nói tiếng gì với vợ con ông ở nhà, nhưng ở ngoài đường, gặp ai ông cũng nói tiếng Tây, dù là với thằng Xum mù làm nghề đấm bóp.
Ông Đốc người tầm thước, da nâu, không đen, để râu trên. Phải ông cao hơn vài tất, da trắng, mủi cao hơn, ông sẽ giống Tây hoàn toàn. Buổi sáng, ông chống gậy đi chợ, " je vais au marché " ( I go to market ) dù nóng hay lạnh, ông cũng đội beret đen ,mặc quần Tây, áo manteau, cổ cao, nút đồng, 4 túi, đúng theo kiểu Tây. Nhà ông ở bên hông chùa Trên. Ông đi chầm chậm xuống chợ ,đến đâu, những người học trò cũ ông , như chú Út Ên ,tài xế xe Tân Thành, nói “Ổng nói tiếng Tây không à.” Học trò củ ông giử thái độ, kính nhi viễn chi, vừa biết ơn, vừa phục tài ông nói tiếng Tây. Nhiều năm qua,Tây đã về nước hồi đời nào rồi, những người học trò từ năm 1930- cũng ở tuổi trung niên. Ông Đốc Nâu không nói nhiều ,nói cũng không ai hiểu, vì ông nói tiếng Tây , ông là cái kỹ vật từ cách ăn mặc đến cách nói năng duy nhứt của thời Tây còn sót lại. Nhìn ông, người ta chợt nhớ man mán thời lính Tây lểnh nghểnh ngoài chợ ,có nhảy bao, cạp chảo vào lễ 14-7. Ông là hình ảnh nhắc nhở thời mà mọi người thế hệ củ đang quên.
Năm qua năm, ông càng đi xa thế hệ mới, chỉ còn số ít học trò cũ còn nhớ còn phục ông, những đứa sinh sau đẻ muộn không hiểu giá trị tiếng Tây của ông. Ông chỉ có thể nói tiếng Tây với những người nầy. Bóng ông Đốc Nâu càng ngày càng mờ, trên đường ông đi chợ, có khi ông không gặp được 1 người học trò hiểu ông, trầm trồ về tài nói tiếng Tây của ông. Suy đi nghĩ lại, ông chỉ còn tiếng Tây để cho đời, mà bọn trẻ không hiểu ông, ông nhớ thời colonial ,ông luôn luôn có cơ hội độc quyền nói tiếng Tây. Bây giờ nói cho ai nghe?
Buổi sáng, ông chống baton đi chợ ngang bến xe, chợt thấy chiêc xe hiệu Peugeot 203, kiểu Familial. Mắt ông sáng lên, chiếc xe làm ông nhớ, lâu rồi mới thấy nó. Bấy giờ người ta dùng xe hiệu Ford, Toyota ,Ford Car...Cả một dĩ vãng thời của ông ,ông nhìn chăm chăm chiếc xe, luyến tiếc, nhớ quá. Ông run run hỏi chủ xe, người học trò cũ ,cũng gốc Miên," Ca coûte combien ? "Người học trò cũ nhanh nhẹn trả lời, "soixante mille ". Ông cười, sung sướng, học trò ông còn nói tiếng Tây. " Ca coûte combien ? ", tiếng Việt là "cái đó giá bao nhiêu ? ", tiếng Miên là "A ni lut pà mal " .Ông dịch thật tài tình, chính xác .
Cái nầy = àni = ca
giá = lut = coûte
bao nhiêu = pàmal = combien
Ông dịch chữ nào ra chữ đó ,người học trò hiểu ngay, trả lời đúng trân. Tiếng Anh, tôi tạm dịch "That costs how much ?" Anh thấy tôi ngu hả, tôi hổng ngu đâu ,"you see I dumb , I no dumb eh. "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét