Con đường
cũ (Phần
9)
LƯU NHƠN NGHĨA
Đối diện dãy phố trên, bắt đầu từ hướng Tây, trước là tiệm củ Chón, sau là trạm
xăng củ Út tôi, bên cạnh tiệm hia Cuôn, tiệm Nam
Châu bán cà phê hủ tiếu, mỗi lần
ăn hủ tiếu, ông luôn
luôn múc cho tôi thêm miếng xương, khen tôi
hiền. Con một là thằng Cái, mập
trắng như bột, uống
rượu be bét tới chết. Tiệm đã
đổi chủ, 2 căn
liền trả lại cho chủ cũ là chế Tin Hiên, kế là tiệm bi da của thầy Ký Lỹ, rồi
tiệm hớt tóc chú năm Hào ....
Rẻ phải là dãy phố người Tiều, bây giờ
ít ai nhớ, khoảng 5
căn. Từ phía Đình (ngày nay là Công viên), căn đầu tiên, hình như
là cơ sở Cao Đài, sát bên là căn gia đình tôi mướn ở một thời gian ngắn. Lúc
đó, khoảng năm 1945, bên nhà có dì Năm, dì Tư, má thằng Xăng, lúc đó cả xóm chỉ
có mình tôi là con nít, được hàng xóm thương và chọc tới khờ, “chú tửng từng
tưng, gặp chị bán gừng, ni nả nị
ơi ..”, tôi bị chọc tới muốn khùng. Thêm nạn bị đám con nít chạy theo coi 2 ống
chân ốm như ống sậy, đứng không vững. Ở nhà, chỉ nói tiếng Tiều. Tới nhà thầy
Cai Bu (hạ sĩ cảnh sát), người Miên, rất hiền, có bà vợ nhỏ người Việt, lâu lâu,
bà bị ông đánh, la khóc, chửi liên hồi
chỉ có một tiếng," ĐM mầy
....".
Con đường trước nhà chạy thẳng tới ngôi Đình dùng làm trường học, thầy
giáo Thừa, thầy giáo Chấp, chỉ có
tới lớp Ba, năm 1954
mới có lớp Nhì. Trước nhà tôi, là dãy
phố, nhớ có củ Xu, củ làm thịt trăn. Con trăn bị 2 người kéo dài, củ dùng
dao cắt đầu trăn, rạch
bụng trăn, lột
da, dùng
đinh căn da trên tấm ván, phơi khô
bán đi đâu không biết. Thịt trăn bán ngoài chợ. Thịt trăn bằm xào sả là món ăn
quen thuộc thời đó. Thời chiến tranh chống Pháp, Nhựt
cũng đến xứ tôi. Người ta sợ súng lắm. Nghe tiếng súng, nhà đóng
cửa, nhìn qua
khe cửa, thấy mấy người lính Miên khiên xác 1 thanh niên, mặc quần
xá lỏn, trắng
trẻo, đầu ngả
quặt về phía sau, vừa bị
bắn chết, bây giờ
còn sợ. Gia đình ông già tôi nhờ có giấy Minh Hương, mang
insigne cờ Tàu trên ngực, nên Tây
để yên, Miên
không đụng chạm, bình an.
Bên hông
ngôi Đình là nhà ý năm Tăng, cháu ông
Quận Sóc, sau làm đồn Quân cảnh. Ý Năm Tăng rất đẹp, Tàu lai
Miên, bà có
chồng,
con là thằng Thi học
chung lớp, sau lại
lấy ông Docteur Tây, có đứa
con lai. Trước nhà có cây bông điệp ta, (loại
bông vùng nầy người Miên dùng cúng Phật). Một buổi trưa, tôi đang đứng say sưa
ngắm những chùm bông điệp, ý Năm bước ra nạt, “bộ muốn ăn cắp ‘mẽn cầu’ hả”.
Tôi cụt hứng lủi trốn mất, chỉ sợ tới tai ông già thì no đòn. Xin lỗi ý năm
Tăng, tôi chỉ ngắm bông điệp, đâu có ý định ăn cắp “mẽn cầu” của ý, oan quá ,
chỉ ngắm bông mà bị mang tiếng ăn cắp. Ngày nay, tôi mua được cây điệp ta
(dwarf poinciana) trồng bên hàng rào sau nhà để nhớ quê. Cùng dãy nhà ý Năm
Tăng có dãy phố cũng một kiểu, nhưng tôi không nhớ chủ. Mặt ngôi Đình hướng về
bờ sông. Sau đình có sân rộng, có ông Tà (ông thần Miên) bằng đá ngồi dựa gốc
me. Nhờ ông
mà bọn học trò không dám chơi ăn gian, khi
không giải quyết được chuyện gì đó, bọn học
trò thách nhau " thề ông Tà bẻ cổ ", đứa gian không dám thề.
Sau trường là "Nhà Việc ", trụ sở Hành chánh, tường bằng đá núi, nay vẫn còn,
trước Nhà Việc, nối liền với sân sau trường thành khu đất trống dành cho việc lễ
lạc,
diễn
binh, nhảy
bao, cạp chảo, vào dịp lễ 14-7 Pháp.
Theo đường trước Nhà Việc đi thẳng về hương Bắc, hướng ra
Châu Đốc, có căn nhà thầy Giáo NOL, mặt tiền rộng, tường bằng đá núi, thầy hay
"Thơ Bun", làm phước, bố thí cho người nghèo theo phong tục Miên. Kế bên là tiệm
hàn. Đối diện cũng có dãy phố, tôi cũng từng ở đó thời gian ngắn. Cạnh là nhà
Thầy Thông giây thép, có hai
người con, anh Đạt
và anh Hiển. Tôi đang chơi, anh Đạt
mua bánh bèo, tôi ngó
miệng, anh nói
" ăn mậy ", tôi bóc
bánh ăn, anh dùng
tăm xỉa răng ghim ăn sạch sẽ. Cám ơn anh Đạt, mà có gặp anh đâu mà cảm ơn.
Sau
Nhà Việc là xóm Miên, nhà sàn xưa, cột cây sao người ôm không giáp, có ông Quản
Nghét, hiền. Sau 75, nhà bị dở mất hoàn toàn, mất luôn
xóm cũ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét