Con đường
cũ (Phần
10)
LƯU NHƠN NGHĨA
Từ
Nhà Việc, đi về
hướng Nam (hướng vô Ô Thôm), hai bên
nhà trệt, mái
ngói, tường đá
núi. Đặc biệt bên trái có nhà ông Hội Đồng Kết, sân
rộng, kế
bên, nhà ông
Hội Đồng Mau, chung
quanh tường bằng đá núi, cắm
miểng chai, bây giờ
là chổ rửa xe, hình như
ông H Đ Mau đã về Nam Vang. Đi một đổi, gặp ngả
ba đường, sau lưng
chùa Ông Bổn, vô chừng
cây số nửa tới Ô Pà Lầy, vô thẳng
núi Tô và Ô Lâm. Trước năm 1975, chưa bao
giờ tôi qua khỏi Ô Pà Lầy, nhác như
thỏ. Mãi đến năm 2000, mới dám
vô Ô Thôm lần đầu. Gia đình cấm đoán từ nhỏ, xưa ông
già cấm, bây giờ,
thân nhân lớn tuổi cấm. Tôi mù tịt về quê hương mình. Mỗi lần tìm người
hỏi, là y như
có người ngăn chận, hoặc trả
lời giùm. Họ ngạc nhiên thấy tôi giữ lại cái Bàn toán cũ, cái cân
cũ, ngày xưa
ông già tôi cân dây chì, đinh bán. Tôi đúng là " khùng" như thời còn
nhỏ.
Chùa
Ông Bổn do người Tàu cất khoảng đầu thế kỷ, tường rất
dầy, xây bằng
đá núi,
bên trong
chật, thờ
Phước Đức thần. Ông Từ Me làm Từ từ trước năm 1948. Bọn tôi quay quầng bên
ông, chỉ nghe
ông nói chuyện tục, ông có
tật cà lăm, ông chết, con
ông,
chú Thiệu thay thế.
Chú Thiệu mặt lừ đừ vì rượu. Trước mặt Chùa là sân rộng, nay làm
nhà giử trẻ.
Ngày
xưa,
chổ nầy làm lễ cúng
cô hồn mỗi lần cúng rằm tháng Bảy. Trước đó, bổn phố nhận những cái giỏ tre, đan
thưa, dường kính chừng hơn 2 tất, để vào
giỏ gạo,
mía,
khoai, cắm cờ
đuôi nheo, trên cờ
đề tên tiệm, bằng chữ
Tàu hay chữ Việt. Bà già tôi dặn, " viết
cho kỹ ông Bổn mới đọc được”. Những cái giỏ đó được mang chất trước cửa Chùa để
cúng. Tới phần "Thí Vàng ", họ đứng trên lầu tiệm Nam Vang ném những thẻ bằng
gổ có ghi số, ai lượm
được số nào thì mang đi lãnh, không
thấy cảnh " Giựt vàng ", phá cộ. Tôi thấy tượng Ông Tiêu và bà Quan Âm bằng
giấy. Mỗi năm, người Tàu bổn phố thay nhau làm " Thào Kê " ( Trưởng ban tổ
chức, hay Thủ bổn ) và một người Phó.
Trong
chùa thờ Thần, " cốt "
Ông làm bằng gổ, đội khăn
đỏ. Hai bên có hạc chầu, phía sau
thờ ông Hổ, cọp của
Ông nuôi. Chú Thiệu nhắc, "khi cúng Ông, thì cúng ông Hổ miếng thịt luộc, thầy
có, mà trò không có ."
Ngoài ra Hội Chùa Ông còn cúng cô hồn ở các ngả đường vào Thanh
Minh, ai
chết, lạc mồ
lạc mả, không
người cúng, đói khát
bơ vơ, tới đó
ăn. Ngày Thanh Minh vừa cúng thân nhân mình, còn có lòng nghĩ đến người bạc
phước, cô hồn
đang đói. Hành động cúng cô hồn có phải là mê tín không? Tôi thấy Hia Xền
Hởi, cầm bó
giấy tiền vàng bạc đưa lên trán, chân
thành, lâm râm
khấn vái lâu lắm, tôi cảm
thấy cô hồn phảng phất đâu đây, sau khi
ăn, được
uống rượu (rượu rưới trên ngọn lửa đốt giấy tiền vàng bạc và giấy áo
quần). Tôi
không biết cô hồn có thiệt không, cô hồn
có ăn không. Tôi chỉ cảm được tấm lòng người sống. Dân mình nghèo chứ đâu có
hẹp lòng?
Ngày
nay, Chùa Ông
là cơ sở Chữ Thập Đỏ. Hết chuyện nói.
Kế
là hảng nước mắm Thanh Hương, làm bằng
cá đồng, bán
quanh vùng, không
cạnh tranh xa. Có người bán nước mắm, khen
nước mắm Thanh Hương " số dách ... mặn số dách ".
Trước hảng có cây gòn, nghe nói có con quỷ. Trong sân còn mấy cây dừa, bị đốn
dần. Lần đó, anh
Ba,
( năm nay chừng 75
tuổi ). Anh định đốn cây dừa, con quỷ
trên cây dừa nhập vào con anh, con anh
tên Vân, không
cho đốn dừa. Anh quyết đốn, Vân ngả
lăn ra, sùi bọt.
Con quỷ nói, cây dừa
là nhà nó, đốn cây rồi, nó đi đâu ở.
Đối diện hảng nước mắm, ngày nay, it ai
biết là nhà hai từng của ông Phủ Tây, bị
cháy, Dãy nhà
nầy xưa còn giả gạo bằng chày đạp. Bây giờ nhà cửa san sát, mất vết cũ.
Xóm bên hông hảng nước mắm là xóm làm bò, họ sống lây lất. Ai bịnh phổi, khi làm
bò con, sáng sớm ghé uống máu bò tươi còn nóng pha rượu. Tôi nhớ nhứt là On con
chú Biện. Chú bị Tây bắt, chết
trong tù năm 1952. On mắt hí, mồ côi
cha lẫn mẹ. Lại nhớ bà bán cháo lòng heo xóm nầy, tô cháo lòng, thịt bằm, miếng
gan, miếng huyết, miếng tim..., vắt thêm nước trái trúc (trái cùng loại chanh,
vỏ dầy,
ít nước hơn) chua
chua. Bà ôm nồi cháo tới ngày mất, không ai thay thế ngày nay. .
Tới ngả tư đi Long Xuyên, rẻ phải
xuống lò heo. Dân xóm nầy chuyên sống bằng nghề làm heo, bán thịt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét