Con đường
cũ (Phần
8)
LƯU NHƠN NGHĨA
Đối diện tiệm cầm đồ là dãy phố, hình như chỉ để ở, có người
chuyên nuôi cá thia thia đá độ. Con đường nầy dẫn tới thành lính Tây, sau nầy
là Chi Khu, rồi bây giờ là Chi Đảng bộ.
Sau tiệm
Nam Vang (Mai xương Chành) là dãy phố cũng xưa. Căn đầu Hiệu Cẩm
Phát, buôn bán dầu và vận tải lớn, đường
Saigon. Hôm đám
ma Củ Tư tôi ở Melbourne (Úc
Châu), ông đã
già, tới đưa đám ma người đồng hương, vừa là
địch thủ thương mại. Nhớ thời ông bị mấy người Củ tôi liên lạc ngầm ở Saigon,
được môn bài hảng Shell, bán xăng
dầu và lave nước ngọt độc quyền. Sau khi làm lễ hỏa thiêu, ông đi
lụm cụm, buồn
rầu. Ông lắt đầu mệt mõi nói, “Mầng ăn
ở đâu mà không có cạnh tranh. Củ Tư mầy ỷ anh em đông quá, ăn hiếp
tao, tao có
một mình. Bây giờ nhà cửa mình mất hết, chết còn một chén tro. Tao hổng biết
chừng nào chết. Bây giờ ông cũng mất rôì, nhớ thời mướn đốt nhà máy
nhau, nghe xe
đối thủ mình bị mìn thì cười hể hả. Nhà phố, xe cộ, nhà máy, chành
lúa vô tay người khác. Chết chôn ở Úc, chắc hết
cạnh tranh".
Kế là
tiệm Mậu Nguyên, bán đồ
ông Sãi, như bình bát, vải vàng, nhang đèn, chệt Kiểm Xía. Chệt hiền, không
thấy đi đâu chơi. Chiều chiều bạn bè gốc Tàu ngồi trước tiệm uống trà. Con chệt
là Thến, tuổi
tôi. Hồi nhỏ, khoảng
năm 1949, chừng 8
tuổi,
Thến bị bắt cóc
chuộc tiền. Tên liên lạc nói Phến bị bỏ vô bao, thả trôi
lều bều dưới sông, nếu
không đưa tiền, nó sẽ bỏ
chìm luôn. Nhà sợ, khóc hết nước mắt. Sau khi được chuộc về, Thến kể là họ chỉ
dẫn Thến đi câu cá ngoài đồng. Dì Năm Hương cũng bị bắt cóc hụt. Kế là thằng
Quan con củ Xiếu bị bắt, vào buổi trưa, củ chạy
lên thưa ông Cò Tây. Ông Cò Tây lấy chiếc xe hàng nhà cậu tôi rược
theo, cứu được
thằng Quan. Chợ xao xuyến lắm. Ông già tôi hăm tôi mẻ răng “nếu bị
bắt, tao cắt
đứt luôn." Tôi biết thân, chỉ lẩn
quẩn chơi trước nhà. Chàng Thến rất đẹp trai, học trể.
Hồi Trung học, đi chơi
với giáo sư ngang hàng như bạn. Nhờ cha mẹ có tiền, Thến xài
thả cửa, hào
hoa,
ở đâu cũng có bạn
gái. Thến chạy được Chứng chỉ, đi Thủ
Đức, cũng Sĩ
quan như ai. Lúc tử trận, khi quan
tài đang quàng tại nhà, có một
thiếu phụ bồng con lại khóc, xưng là vợ, rồi thêm thiếu phụ khác cũng bồng con
tới xưng là vợ Thến. Chệt Kiểm Xía than, "tôi có
cưới vợ cho nó hồi nào đâu, mà chết rồi thôi, biết làm
sao ? ".
Tới tiệm
Ích Mậu, bán đồ
sắt, có xe
hàng, kế là phố thầy Ký Khách, gốc Miên. Tiệm Vĩnh Phong Chành hình như 2
căn, xưa bán
buôn lớn, Lào
Ứng, ông họ
Huỳnh, lớn
người, bên Tàu
qua. Trước kia, ông già tôi ở Sóc Trăng,
lưu lạc tới,
làm Tài phú cho ông, nên quen
biết thân. Đêm đêm, thời 1945, giặc giả, gia đình
tôi ngủ phố ông. Cửa tấn bằng bao muối chống đạn, ngủ đông
bớt sợ. Ông có ngườ'i con trai của vợ lớn đã chết bên Tàu là chệt Chiêu. Chệt
Chiêu cũng có vợ lớn bên Tàu, mang theo thằng con tên Hạng qua VN. Chệt đánh nó
hàng đêm. Chệt
Chiêu có vợ sau, có mấy
đứa con, như
thằng Liếm… Gia đình tôi ngủ chung trên lầu ván. Một đêm, nghe tiếng súng nổ,
tôi hoảng hốt chạy xuống lầu, mẹ tôi
nhỏm dậy, té lọi
tay, đêm đó
không có ông già tôi, nhờ chệt Nghén sửa bóp cho mẹ tôi. Vêt thương không bao
giờ lành, vào mùa
lạnh bị nhức, bà rên
đau tới ngày mất, nghe bà nhắc tôi mới nhớ, biết làm
sao báo đền. Sau nầy, ông già
tôi nhớ ơn, nợ nần
chệt Nghén, ông quên
hết. Ý Lèn là vợ sau ông Lào Ứng , hiền , ai cũng thương. Trưa trưa, ý dẫn Hạng
(con của con trai của vợ lớn ông Bang Ứng bên Tàu ) và Tỷ, con ruột, đi ăn quà
ngoài chợ Hôm ý Lèn mất, lúc làm lễ động quan, Hạng
nhào lăn kêu khóc, " Má, má "
(Bà, bà) Bà
nội ruột nó mất bên Tàu, còn ai thương nó. Nó lưu lạc lên
Chợ Lớn Nam Vang, về xứ dạy
trường Tàu, có vợ
con. Tướng nó khá sang, mang
kiến trắng trí thức, nói có
Bac double (Tú Tài 2) ở Nam Vang, về gặp lại mừng chưa hết, thì được thư ông
già tôi cho hay nó mượn tiền tứ tung, rồi bỏ
trốn, ông dặn tôi đề phòng. Sau Tết, quả thật , nó dám lên Sài gòn biểu tôi đi
cầm chiếc xe Honda cho nó mượn mua nhà ....
Ý Lèn
mất, cả chợ ai cũng tiếc thương. Ông Bang Ứng cưới bà thứ ba. Nghe nói bà nầy
lấy dao cắt tay thằng Tỷ con ý Lèn, chuyện nhỏ xé to. Mỗi lần Tỷ đi ngang nhà
ai, cũng bị kêu vào, nhắc
thương ý Lèn . " Phải còn mẹ, đâu đến đổi vậy". Tôi
thấy rỏ vết trên tay Tỷ, như vết
trầy trụa thường, phết
thuốc đỏ. Đúng lúc, dàn hát
máy tuồng Phạm Công Cúc Hoa ra rả, cảnh Tào
bà vợ bé Tào thị bắt Nghi Xuan Tấn Lực ra đồng chăn vịt, dầm mưa
dải nắng . " Chúng bây là đồ báo cô, cơm dư
thà là đổ đi, tốt hơn cho chúng bây ăn,nuôi bây
cho lớn khôn tránh tiếng đời mẹ ghẻ con chồng "...Dân Tiều phải làm áp lực mới
yên .
Tiếp
theo là 2 căn Khánh An Chành, giàu
xưa, liên hệ
bà con với tôi. Bên cạnh là tiệm cơm Á Châu, tiệm tạp
hóa Long Phong của ủ Xiếu. Cuối cùng là tiệm Khánh Phong của chú
Lửng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét