Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

GỎI SẦU ĐÂU

Gỏi Sầu Đâu Mùa Nước Nổi

Hằng năm, từ giữa mùa đông đến đầu xuân, sầu đâu bắt đầu thay lá, đơm bông. Tuy nhiên, người địa phương thường lặt đọt non quanh năm để làm một số món ngon.Lá sầu đâu nhỏ, dài và mọc đối xứng qua cuống. Đọt non có màu tim tím, còn gọi là cây xoan ăn gỏi, trồng khá phổ biến ở Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi, An Giang. Mùa nước nổi, lá sầu đâu mơn mởn, non tơ, chấm mắm kho, cá kho, ăn với cá linh non kho mẳn hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng… mới nghe vị đăng đắng mà ngọt của lá sầu đâu, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.Món gỏi sầu đâu càng tuyệt chiêu hơn, tôm, thịt, cá… thứ nào trộn gỏi cũng tuyệt. Gỏi sầu đâu mới ăn thường cảm thấy đắng, nhưng đã biết là phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc, cá sặt rằn; hoặc trộn với khô cá tra phồng, cá dứa cũng ngon đáo để.
Làm gỏi, chọn những tược non đang đơm bông, lặt lá, bông để trộn với khô nướng xé từng miếng nhỏ để nguội. Trộn thêm dưa leo và cà chua xắt mỏng để… làm duyên. Bí quyết món gỏi này là trộn với nước me chua thêm chút đường, nước mắm nhỉ và ớt sao cho hội đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, bùi mới… đạt đạo. Nước chấm phải là nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn để làm đậm thêm vị .
Dùng nước chanh hoặc giấm sẽ làm hỏng món dân dã này. Ngon lành hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm. Không những có được món gỏi ngon mà tài liệu y dược cho biết, đọt sầu đâu có chất khổ vị tố (chất đắng) trị lãi. Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu làm mát gan, chống lãi và trị nhức mỏi.
SGTT Media

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẤT AN GIANG

Lịch Sử Hình Thành Vùng Đất An Giang


Nguyen Huu Canh
Nguyễn Hữu Cảnh
Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay  chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây từ rất lâu.
Mặc dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền và sông Hậu.
Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng). Tương truyền khi thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng chủng tộc. Ông cũng cho phép một số binh phu được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới cày cấy làm ăn .
Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được gọi là dân “hai huyện” (Phước Long và Tân Bình).
Chiều chiều quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
Chiều chiều quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
Họ được xem là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, giữ vững được nếp ăn, nếp nghĩ của người Việt. Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng, ta gặp một số gia đình cố cư, ông bà của họ đến đây cư ngụ từ đời Gia Long, Minh Mạng hoặc lâu hơn (6 đời).
Ở Cù lao Giêng, có một địa danh xưa là bến đò Phủ Thờ. Phủ Thờ này là của họ Nguyễn từ Bình Định vào, con cháu ngày nay ở vào đời thứ 7, thứ 8, cư ngụ kề nhau đông đúc.Người Việt đi vào phương Nam lập nghiệp với cả gia đình cha mẹ, vợ con, và khi đã đến thì không thể về, vì quá xa.
Nhờ các chính sách của Chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cỏi phương Nam của dân Việt ngày càng nhanh chóng.
Khi tỉnh An Giang mới thành lập, dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá đông, tập trung ở cù lao Ông Chưởng. Một số thôn, xã được thành lập. Riêng cù lao Giêng tuy không rộng lắm, nhưng sanh kế dễ dàng, nên qui tụ được 4 thôn.
Phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt. Từ biên giới Việt – Miên xuống Long Xuyên chỉ có các làng Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ), Bình Đức, Mỹ Phước.
Vùng An Giang gồm 2 khu vực mới và cũ riêng biệt :
- Phía Tân Châu, Ông Chưởng, Chợ Mới dễ canh tác, dân đông, làng cũ vì đã lập từ lâu .
- Phía hữu ngạn sông Hậu, là vùng rừng núi hoang vu, đất khó canh tác, dân thưa thớt, làng mới lập .
Việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại Ngọc Hầu, bắt đầu từ năm Đinh Sửu 1817. Lúc bấy giờ nhiều nhà cửa của nông dân đã được dựng lên, các đình chùa cũng bắt đầu xây cất. Năm 1818, theo lệnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại đốc suất đào kinh Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạo điều kiện canh tác thuận lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ kênh.
Đào kênh Vĩnh Tế xong, Nguyễn Văn Thoại cho đắp con đường từ Châu Đốc đến núi Sam, nhờ đó mà dân từ Châu Đốc vào núi Sam khẩn ruộng, lần hồi tiến đến khai phá vùng Tịnh Biên .
Đầu thế kỷ XIX đã nhiều lần quân Xiêm xâm lấn nước ta. Hà Tiên, Châu Đốc là những vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất. Năm 1833, giặc Xiêm tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và tràn qua Tân Châu. Nhưng chỉ 5 năm sau dân cư đã quy tụ trở lại, thành lập hàng chục thôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế về phía Hà Tiên .
Vùng Châu Đốc là biên cương hiểm trở, vừa sản xuất vừa phải đối phó với ngoại xâm. Mỗi người dân khẩn hoang là một lính thú biên cương.
Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837). Hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây .Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại .
Dưới đời vua Minh Mạng, tội phạm lưu đày phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để lập các xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành vùng dân cư .
Nguyễn Tri Phương, khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến lập đồn điền biên giới nhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên. Năm 1854, Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn điền. Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên đã chiêu mộ được 1.646 dân đinh, lập 159 thôn ấp .
Trong thời gian này, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong) cũng gom lại từng đội, do 1 viên Hiệp quản đứng đầu. Từ bên Chân Lạp, người Chăm rút về nương náu trong lãnh thổ Việt Nam để tránh loạn lạc nội chiến bên Chân Lạp, rồi định cư luôn ở Tân Châu, An Phú . . . . .
Cùng thời đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845) đã làm tăng thêm dân số vùng đất An Giang.
Tư liệu trước đây nói về nguồn gốc các dân tộc thiểu số ở An Giang như :
- Người Khmer: Là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên gọi là người Việt gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và Tịnh Biên. Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc. Họ sùng bái đạo Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc.- Người Chăm và người Mã Lai đến ở vùng Châu Đốc từ năm 1840. Trước kia họ sống ở Cao Miên.
- Người Hoa: Theo dụ số 48 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngô Đình Diệm sửa đổi bộ luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại Việt Nam kể như dân Việt Nam.Đến An Giang còn có những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lực lượng này gồm dân các tỉnh chung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) theo về với đạo, phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn, rừng núi hoang vu.
- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do cụ Đoàn Minh Huyên sáng lập, chia nhiều đoàn tín đồ đến khai khẩn nhiều nơi:
● Đoàn 1 vào Thất Sơn , bên chân núi Két, do cụ Bùi Văn Thân, tức tăng chủ Bùi Thiền sư và cụ Bùi Văn Tây, tức Đình Tây hướng dẫn, lập nên các trại ruộng Hưng Sơn và Xuân Sơn, sau này hợp thành xã Thới Sơn (Tịnh Biên).
● Đoàn 2 do cụ Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy, đến Láng Linh, vùng đầm lầy khai hoang, lập đồn, tụ nghĩa binh chống Pháp.
● Đoàn 3 do cụ Nguyễn Văn Xuyến (tức đạo Xuyến) đưa tín đồ về Cái Dầu-Bình Long (Châu Phú).
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do cụ Ngô Lợi khởi xướng, cũng đã đưa hàng trăm tín đồ từ khắp nơi về vùng núi Tượng, núi Dài khai hoang, lập làng , giáo huấn tứ ân.Theo Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1847 tỉnh An Giang, số đinh theo báo cáo của Bộ Hộ có 22.998 người (cả nước Việt Nam khi đó số đinh chỉ có 1.024.388 người).
Đến năm 1930, chấm dứt các chính sách di dân khẩn hoang vào miền Nam. Qua số liệu niên giám thống kê của Pháp năm 1921, dân số 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cộng lại đông đứng thứ nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Theo: angiang.gov.vn

CÙ LAO ÔNG HỔ

Cù Lao Ông Hổ: Lịch Sử Cái Tên

Lênh đênh sông nước khoảng nửa tiếng là đặt chân lên mảnh đất lịch sử này, nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên. Cù lao xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình. Từ dưới bến phà vào cù lao đã thấy hai bức tượng hổ to lớn được tạc bằng đá uy nghi đứng trấn cổng vào. Đó là biểu tượng của vùng đất này từ 300 năm qua. Có hai truyền thuyết giải thích địa danh “Ông Hổ”.
Theo Sơn Nam, ngày xưa, nơi đây cũng như nhiều địa phương khác trên vùng đất phương Nam, cảnh “dưới sông cá lội, trên bờ cọp đua” hay “cọp ngồi bờ kinh xem… hát bội” là thường.
Tương truyền, một hôm có hai vợ chồng ông lão chèo xuồng đi lấy củi. Khi trở về thấy trên mảng lục bình trôi sông có một con hổ con vừa đói vừa rét, bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên, con hổ rất hiền lành, không phá phách ai. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bỏ vào rừng.
Hằng năm, tới ngày giỗ ông bà, hổ đều mang về một con heo rừng đặt bên mộ rồi đi. Dân làng vì thấy con vật sống có nghĩa nên đặt tên nơi đây là cù lao Ông Hổ và lập miếu thờ.
Theo nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, Hội VHNT tỉnh An Giang, vào thời khẩn hoang, những người đi mở đất từ phía Long Xuyên đã chặt cây rừng kết bè vượt sông Hậu sang khai phá, lập làng.
Có một năm, nước sông Hậu dâng lên cuồn cuộn như nhấn chìm dải cù lao. Gia đình nọ trong lúc chống xuồng tránh lũ đã phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con đưa về chăm sóc, cho ăn ở cùng với người. Đáp lại ơn cứu mạng, hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ.
Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Hằng ngày, hổ cõng cô bé mù theo cha mẹ vào rừng làm rẫy. Người và hổ thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Đến một ngày, cô gái đổ bệnh qua đời. Hổ buồn rầu và một thời gian sau cũng chết theo.
Dân làng thấy hổ ăn ở có tình có nghĩa chẳng khác gì con người nên đã lập miếu thờ, gọi là miếu thờ ông Hổ. Cái tên cù lao ông Hổ cũng ra đời từ đó. Dù hai câu chuyện có chút khác nhau nhưng đều thể hiện tính hiếu sinh của con người. Con người có thể sống chan hòa cùng vạn vật và cảm hóa cả loài mãnh thú.
Nguồn:angiang.gov.vn

CÙ LAO ÔNG CHƯỞNG

Cù Lao Ông Chưởng

“Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”
Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Lễ công giang thượng khẩu tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ”. Sự kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh trong lòng người dân cù lao Ông Chưởng còn được Nguyễn Liên Phong nhấn mạnh trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” (năm 1909):
“Sông Lễ Công chỗ cù lao,
Miếu quan Chưởng Lễ thuở nào lưu lai.
Đồng Nai cũng có miễu ngài,
Nam Vang, Châu Đốc lại hai chỗ thờ.
Coi ra hiển hách bây giờ,
Cù lao Ông Chưởng tư cơ đứng đầu”.
Trên đất cù lao Ông Chưởng có không biết “cơ man” miếu thờ Nguyễn Hữu Cảnh mà người dân trân trọng gọi là “Dinh thờ Ông Lớn” hoặc “Dinh Ông”, còn tên chính thức thì tùy theo từng “dinh”. Ông Ngô Văn Lữ (Hai Lữ), 60 tuổi, người hiến đất khi Dinh thờ Quan Thượng đẳng đại thần Nguyễn Hữu Cảnh ở Vàm Sau dời về Long Kiến (An Thạnh Trung) thì Quan Kinh lược qua Campuchia bị bịnh, về Vàm Trên (Kiến An) dự Tết Đoan ngọ cùng nhân dân, sau đó chuyển đến Biên Hòa mới mãn phần. Thật ra, theo Sơn Nam: “Sau khi trấn dẹp yên giặc cướp trên sông Tiền, khuấy rối vùng cù lao Giêng (Chợ Mới), quân Nguyễn Hữu Cảnh trở về trú đóng tại con rạch, nay là “Lòng Ông Chưởng” để chờ lịnh trên”. Gia Định thành thông chí chép chi tiết: Đêm 26 tháng 4 Canh Thìn (1700), gió mưa tầm tã, nơi đầu cù lao đất lở sụp, gây tiếng vang như sấm. Đêm ấy ông (Nguyễn Hữu Cảnh) nằm mộng thấy một người cao lớn mặc áo gấm, tay cầm cây búa vàng, mặt như thoa phấn đỏ, râu mày bạc trắng, đến trước mặt ông mà bảo rằng: “Tướng quân nên kéo quân về cho sớm, không nên ở lâu nơi ác địa này”. Ông thức dậy, lo buồn. Bấy giờ việc biên cảnh chưa hoàn thành, dư đảng giặc còn núp trong rừng núi. Trong lúc ông do dự chưa biết nên rút lui hay nên ở thì phần lớn quân sĩ lại mang bịnh dịch. Ông cũng nhiễm bịnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), ông miễn cưỡng ra dự tiệc để khuyến lạc tướng sĩ, rồi ông trúng phong và thổ huyết, bịnh tình lần lần trầm trọng. Ngày 14, ông kéo binh về, ngày 16 đến Sầm Giang (Rạch Gầm) rồi mất”. Để tưởng nhớ công ơn mở cõi đất phương Nam của ông, nhân dân nhiều nơi khu vực này đã lập đền thờ ông. Ở cù lao Ông Chưởng có hai dinh quan trọng: Dinh Ông Long Kiến và Dinh Ông Kiến An. Dinh Ông Kiến An về sau vì đất lở nên chia hai, thêm Dinh Ông thị trấn (Chợ Mới).
Dinh Quan Chưởng binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở thị trấn Chợ Mới tọa lạc trên diện tích khoảng 2.000m2 với lối kiến trúc đặc trưng Nam Bộ cùng một số công trình đậm nét văn hóa dân tộc. Trước cổng dinh là một cây da um tùm tàn lá, gốc rất lớn, áng chừng cây có trên 300 năm. Dinh đã được tỉnh An Giang công nhận là Di tích văn hóa – lịch sử. Ông Nguyễn Quang Thâm, 81 tuổi, trong ban tế tự Dinh Ông thị trấn trước kia cho biết dinh này lớn hơn hết, đối diện Dinh Ông Kiến An, giữa là sông Ông Chưởng. Lễ hội Kỳ yên (lễ giỗ Ông) lần thứ 311 (Tân Mão, 2011) vừa qua tại Dinh Ông thị trấn diễn ra trong 3 ngày 8, 9 và 10 với nhiều nghi thức long trọng, như: lễ thỉnh các vị linh thần khởi hành từ dinh đến Linh miếu Hội đồng, nghĩa trang liệt sĩ, chùa Ông, đình thần Chợ Thủ, đình thần Mỹ Luông, trở về làm lễ an vị, lễ tiên nghinh, chánh tế, xây chầu, tiếp giá đại bội. Ngoài vui chơi, thể thao, còn rước đoàn hát bội biểu diễn 3 vở tuồng: “Lưu Kim Đính”, “Tiêu Anh Phụng” và “San Hậu”, thu hút rất đông người đến dự.
Từ xa xưa cù lao Ông Chưởng nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh với một số nghề thủ công, đó là nghề vẽ tranh kiếng và nghề mộc Chợ Thủ.
Nghề vẽ tranh kiếng nằm trên địa phận xã Long Điền và Long Điền B, mà những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thường gọi là “Dòng tranh Chợ Mới”. “Dòng tranh Chợ Mới bắt đầu từ năm 1954 do nghệ nhân Trần Văn Ty (Mười Ty) phổ biến. Trước kia ông học nghề và làm nghề tranh kiếng theo trường phái Lái Thiêu tại Cần Thơ. Khi về Chợ Mới ông nghiên cứu thấy người dân địa phương theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa hoặc Phật giáo Hòa Hảo thích thờ tổ tiên với bốn chữ “Cửu huyền thất tổ” nên mới sáng tác các mẫu tranh thờ đặc biệt cho vùng này. Bên cạnh đó, ông còn theo cách vẽ của họa sĩ Lê Trung, Hoàng Lương… sáng tác các loại tranh treo cửa buồng theo tích Tấm Cám, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phạm Công – Cúc Hoa, Lưu Bình – Dương Lễ. Thị trường tranh còn mở rộng khắp Nam Bộ nên sau 20 năm hành nghề, số học trò của ông Tỵ qua mấy thế hệ đã có khoảng một ngàn người” (*).
Thời bấy giờ, khi đến chợ Bà Vệ (Long Điền) là người ta thấy hai bên đường phơi đầy những bức tranh kiếng vừa mới hoàn thành. Và trên đường thấy nhiều chiếc xe đạp hai bên yên sau cột đầy tranh kiếng tỏa đi bán khắp nơi. Nhưng hiện nay tới đây chỉ thấy lác đác mấy bức tranh kiếng rải phơi bên đường, phải chú ý lắm mới phát hiện một cơ sở sản xuất tranh kiếng. Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, 47 tuổi, chủ cơ sở tranh kiếng Thanh Hòa (ấp Long Tân, Long Điền), hiện tại chỉ còn khoảng 10 gia đình làm tranh kiếng. Ông tâm sự đây là nghề gia truyền mà ông đeo đuổi vì cũng kiếm sống được. Cơ sở của ông khá bề thế, với trên 10 thợ. Muốn có tay nghề, hưởng lương cao, thợ phải có hoa tay và học suốt 3 năm. Đó là thời gian được rút ngắn nhiều so với hồi xưa vì tranh kiếng bây giờ được in lụa. Tranh kiếng in lụa theo từng chủ đề: tín ngưỡng, sự tích, phong cảnh đồng quê, vinh hoa phú quý, công cha nghĩa mẹ… Tất cả đều hoàn thành theo đơn đặt hàng của lái. Tranh in lụa sản xuất nhanh, sắc nét, giá rẻ nên đáp ứng được thị trường. Tranh kiếng của ông Hòa được người buôn sỉ đến chở đi nhiều nơi, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, xa nhứt là Nha Trang. Ngoài tranh kiếng truyền thống Nam Bộ, ông Hòa còn sản xuất tranh kiếng phục vụ nhu cầu của đồng bào Khmer. Ông Hòa cũng sản xuất một số tranh vẽ tay theo yêu cầu của khách. Tranh này do vợ ông, bà Lê Thị Tám, 46 tuổi, vẽ. Vẽ tay tranh kiếng “theo nguyên tắc vẽ tranh giấy của dân gian thì phải qua các công đoạn: phác thảo mẫu, tô màu, tô bóng. Cuối cùng là dùng mực đen vẽ mắt mũi con ngươi, hoặc điểm các gân lá, bướu cây. Tranh kiếng là loại tranh vẽ phía sau mặt kiếng, nên những chi tiết nào đáng lẽ vẽ sau thì phải vẽ trước” (*). Với nguyên tắc đó cùng tay nghề (học và làm nghề từ năm 8-9 tuổi), bà Lê Thị Tám đã có nhiều bức tranh đẹp, mỗi bức là một tác phẩm nghệ thuật. Bà đã được giấy khen “Bàn tay vàng” của huyện Chợ Mới.
Nghề mộc thủ công Chợ Thủ (Long Điền A) vẫn hoạt động rôm rả, ngày một phát triển. Theo Sơn Nam, Chợ Thủ là tên gọi tắt của Thủ Chiến Sai hay Chiến Sai Thủ Sở. Chiến Sai vốn là tên Kiến Sai (tên Khmer là Kiên Svai, có nghĩa là chòm cây xoài) nói trại ra. Thủ là đồn để canh giữ, bảo vệ việc đi lại trên sông rạch. Nhờ có gỗ súc từ Campuchia đưa về, cộng với tay nghề khéo léo của thợ từ miền Trung vào, Chợ Thủ phát triển ngành mộc, đủ sức cạnh tranh với hàng mộc từ Lái Thiêu (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) đưa xuống. Ông Lê Văn Toản, 70 tuổi, chủ một cơ sở mộc tại đây cho biết đây là nghề truyền thống mà ông học được từ cha ông, kế tục ông nội ông. Sản phẩm ở đây được người Nam Bộ ưa chuộng ngoài các loại hàng trang trí nội thất như tủ thờ, bàn ghế, bộ sa lông… còn có các sản phẩm cao cấp như cửa nhà, tay vịn cầu thang… Tất cả được làm bằng máy, sau đó mới chạm khắc tỉ mỉ, khéo léo, chăm chút từng đường nét, hoa văn, họa tiết bằng tay sao cho sống động, rồi đánh vẹc-ni hoặc sơn PU.
Từ hàng chục năm nay, nghề mộc địa phương chợ Thủ đã được “nhân rộng” tới chợ Bà Vệ. Ông Phan Hồng Đảm, 61 tuổi, làm nghề này từ nhiều năm nay, cho biết: nghề làm hàng mộc ở đây không thua Chợ Thủ, đóng đủ thứ theo nhu cầu, cũng sử dụng máy móc để sản xuất. “Tủ chén đi Sóc Trăng, Cà Mau đóng không kịp lái hối liền liền”, ông nói thêm: “Ghe trên 10 tấn chở khoảng 100 cây”. Cây là bộ tủ chén đóng rồi, tháo ra, tới nơi ráp lại. Tuy không sản xuất hàng gỗ cao cấp nhiều tính mỹ thuật như Chợ Thủ nhưng hàng gỗ gia dụng Bà Vệ cũng là một nghề đang thịnh, nuôi sống nhiều người.
Cạnh nghề mộc, ngày xưa Chợ Thủ còn thành thạo nghề ươm tơ dệt vải. Nguyễn Liên Phong viết trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” như sau:
“Thủ Chiến Sai, xứ quê mùa,
Nhơn dân đông đảo, miễu chùa nghiêm trang.
Trại cưa dãy dọc, dãy ngang,
Chuyên nghề ươm dệt cả làng thói siêng.
Nam phụ (lão ấu) nội thôn (Tú Điền),
Đều là biết dệt nghề riêng trong nhà.
Xung quanh mấy chỗ gần xa
Mua hàng Chợ Thủ, tiếng đà xưa nay.
Trời sanh phong thổ cũng hay,
Trên tơ lụa đủ, dưới cây ván nhiều.
Công dung ngôn hạnh mỹ miều,
Gái hay thêu dệt, người đều thanh thao…”
Với bốn mặt sông nước bao quanh (sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Chưởng và sông Vàm Nao), cù lao Ông Chưởng được ca dao xưa ca tụng “có nhiều cá tôm” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nghề vẽ tranh kiếng Long Điền và Long Điền B và nghề mộc Chợ Thủ mới là nét văn hóa dân gian đặc sắc rất đáng tự hào của người địa phương.

NĂNG GÙ- AN GIANG

Về Tên Gọi “Năng Gù” An Giang

nang gu- an giangNăng Gù là một địa danh khá quen thuộc của vùng Long Xuyên – Châu Đốc. Nhưng nhiều người thắc mắc: ở bến phà từ Châu Phú (An Giang) qua Phú Tân (An Giang) có tên là bến bắc Năng Gù, ở huyện Châu Thành (An Giang) cũng có nhà thơ mang tên Năng Gù, vậy Năng Gù là ở đâu?
Năng Gù là vùng đất thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nằm gói gọn trên địa phận một cù lao nằm giữa ranh giới hai huyện Châu Phú và Châu Thành của tỉnh An Giang, ngày nay có tên hành chính là xã Bình Thủy. Cù lao này chia sông Hậu thành hai nhánh, nhánh nhỏ nằm cặp quốc lộ 91 cũng mang tên theo tên cù lao, gọi là sông Năng Gù. Cù lao Năng Gù được ghi lại trong “Đại Nam nhất thống chí” và “Gia Định thành thông chí” đều có những điểm tương đồng: “Ở phía trước hạ khẩu vàm Nao thuộc Hậu Giang dài 9 dặm, có thôn Bình Lâm ở đấy. Ở đây rừng tre um tùm, đầy dẫy ao cá, dân ở vùng thượng lưu Hậu Giang nhờ khai thác tre và cá tôm làm nghề sinh nhai hàng ngày, ngoài ra còn trồng bông kéo sợi và lúa gạo”.
Địa danh Năng Gù không biết ra đời từ khi nào. Nhưng cách đây hàng trăm năm đã có dân sinh sống. Sử cũ chép tên Năng Gù bắt nguồn từ “Long Cù” (cù hóa long) sau nói trại ra thành Năng Gù, nhưng theo giáo sư Huỳnh Ái Tông thì tên Năng Gù có nguồn gốc từ tiếng Khmer, giống như trường hợp Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng. Chưa biết giả thiết nào chính xác hơn, tuy nhiên tên gọi Năng Gù đã ra đời từ rất sớm, và cũng là một trong những vùng đất được khai phá đầu tiên ở An Giang ngày nay.
Mặc dầu Năng Gù ngày nay là xã Bình Thủy, tuy nhiên trong dân gian còn tồn tại một “miệt Năng Gù”. Cần phân biệt hai khái niệm “cù lao Năng Gù” và “vùng (hay miệt) Năng Gù”.
- Cù lao Năng Gù: cù lao trên sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, nằm dưới bến phà Năng Gù, nay có tên gọi hành chánh là xã Bình Thủy.
- Miệt Năng Gù: cù lao Năng Gù và vùng phụ cận, xưa “miệt” nầy bao gồm vùng đất giáp ranh Cái Dầu (Châu Phú) đến giáp ranh Chắc Cà Đao (Châu Thành).
Sở dĩ gọi là “vùng Năng Gù” hay “miệt Năng Gù” lá cách gọi quen thuộc trong dân gian lấy tên một nơi trung tâm để chỉ cho một vùng đất rộng, ví dụ như ta có thể thấy thị trấn Cái Dầu chỉ có diện tích nhỏ, nhưng trong dân gian vẫn tồn tại một “miệt Cái Dầu” bao gồm cả thị trấn ngày nay và một phần xã Bình Long, một phần xã Vĩnh Thạnh Trung ngày nay. Như vậy cù lao Năng Gù là xã Bình Thủy ngày nay, còn những vùng đất khác chỉ là do chịu ảnh hưởng trong dân gian về tên gọi Năng Gù mà thôi.
Ngày xưa địa giới “miệt Năng Gù” không rõ ràng, nhưng có một điều chắc chắn đó là giới hạn vùng đất này rất rộng. Chúng ta có thể khẳng định điều này qua một vài sử liệu:
- Đầu thế kỷ XVIII ông Dương Văn Hóa từ Cần Lố – Vĩnh Long đến khai phá cù lao này, đệ đơn lên xin phép lập làng, thôn Bình Lâm được ra đời trên cù lao Năng Gù, đồng thời quan Tổng trấn Vĩnh (sau này đổi thành trấn Vĩnh Thanh) phong ông chức “Trùm thi thâu” cai quản vùng này, tuy nhiên khu vực mà ông quản lí không chỉ có cù lao Năng Gù mà bao gồm cả vùng “xép” từ Cái Dầu kéo dài xuống giáp ranh Chắc Cà Đao.
- Trong quyển “Tìm hiểu đất Hậu Giang” nhà văn Sơn Nam viết: “Năm 1845, vùng Năng Gù phồn thịnh nhờ sự khai thác của nhóm người Công giáo mới đến”. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu “vùng Năng Gù” trong đoạn này không chỉ riêng cù lao Năng Gù mà cả vùng Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú) đến An Hòa, Bình Hòa (Châu Thành) ngày nay. Vì ở cù lao Năng Gù tín đồ Công giáo rất ít, nhưng ở những vùng lân cận vừa kể trên thì số tín đồ Công giáo khá đông.
Có lẽ các vùng phụ cận của cù lao cũng được gọi là “miệt Năng Gù” vì ngày xưa nơi đây chưa có sự phân định rõ ràng về địa giới hành chánh. Cù lao Năng Gù lại là một trong những vùng đất được khai phá sớm nhứt tỉnh An Giang, chúng ta có thể thấy quyền hạn cai quản của cụ Dương Văn Hóa lúc bấy giờ được cho phép bao gồm cù lao Năng Gù và cả vùng đất rộng lớn nằm ngoài cù lao. Những vùng đất khác (như Bình Long, Bình Mỹ, An Hòa, Bình Hòa… ngày nay) lúc nầy chưa có tên gọi chính thức, nên chuyện được dân gian gọi một cách chung chung là “miệt Năng Gù”.
Như vậy ranh giới “vùng Năng Gù” xưa có thể tạm xác định là kéo dài từ giáp ranh Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao, càng về sau thì khu vực này càng hẹp dần, khi các vùng đó đã có tên gọi và địa giới rõ ràng thì không còn ai gọi là “miệt Năng Gù” nữa, đến nay tên Năng Gù chỉ còn trong phạm vi xã cù lao Bình Thủy mà thôi.
Từ sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, cù lao Năng Gù có tên hành chính là thôn Bình Lâm, thuộc Vĩnh trấn (sau đổi là trấn Vĩnh Thanh). Lúc bấy giờ trấn này có một phủ là Định Viễn, cai quản 4 huyện, 66 tổng, 353 thôn, thôn Bình Lâm thuộc huyện Vĩnh Định (vì huyện này thưa dân nên chưa chia ra tổng). Năng 1832, Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” ra “tỉnh”, lúc bấy giờ An Giang có 2 phủ và 4 huyện, gồm phủ Tuy Biên (cai quản huyện Tây Xuyên và Phong Phú) và phủ Tân Thành (cai quản huyện Đông Xuyên và Vĩnh An). Thôn Bình Lâm thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên.
Đến thời Pháp điều chỉnh phạm vi hành chính, chia 6 tỉnh ra 21 tỉnh trên toàn cõi Nam Kỳ. Năm 1901, thôn Bình Lâm đổi thành Bình Thủy thuộc tổng Định Thành Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Đến 1929 thuộc tổng Định Thành, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên với 4 ấp: Bình Phú, Bình Hòa, Bình Thới nằm trên cù lao và ấp Bình An nằm bên kia sông. Năm 1956 Bình Thủy thuộc Châu Thành, An Giang cho đến 1975.
Ngày nay xã Bình Thủy thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, có 6 ấp: Bình Phú, Bình Quý, Bình Hòa, Bình Yên, Bình Thới, Bình Thiện. Ấp Bình An (cũ) nằm bên kia sông sát nhập với một phần xã Bình Hòa (Châu Thành) thành xã mới An Hòa.
Trường hợp nhà thờ Năng Gù (ở xã An Hòa, Châu Thành) chúng ta có thể chấp nhận được, bởi vì tên nhà thờ đồng thời là tên giáo xứ, mà giáo xứ Năng Gù ngày xưa bao gồm cả cù lao Năng Gù và vùng phụ cận, nên mặc dù không nằm trên cù lao nhưng nhà thờ vẫn mang tên Năng Gù. Chính vì thế, nên Năng Gù được chọn làm tên đặt cho một giáo xứ rộng lớn.
Riêng bến phà đi từ xã Bình Mỹ (Châu Phú) qua xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân) mang tên phà Năng Gù là hoàn toàn không phù hợp. Ta có thể thấy, việc ta gọi gộp Châu Đốc, Bảy Núi, Cồn Tiên là “vùng Châu Đốc” hay gọi gộp Long Xuyên, Thoại Sơn, Châu Thành là “vùng Long Xuyên” cũng không có gì sai. Tuy nhiên, không thể gọi bến phà Châu Giang là bến phà Châu Đốc, hay bến đò Cần Xây là bến đò Long Xuyên được. Phà Năng Gù cũng trong trường hợp nầy. “Vùng”, “miệt” hay “gi

CÁ CHẠCH KHO NGHỆ

Cá Chạch Kho Nghệ

Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng bằng sông Cửu Long là nơi giàu nguồn lợi thuỷ sản. Trong đó có nhiều loại cá ngon, giàu chất dinh dưỡng như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc, cá chạch…. Mỗi loại cá có những đặc điểm riêng và không phải mùa nào, con nước nào cũng có. Riêng cá chạch thường khá hiếm do cá thường sống ẩn mình sâu trong đất và vào thời điểm tháng 10 đến tết là lúc cá chạch có nhiều và ngon nhất. Người nội trợ thường mua cá chế biến thành nhiều món ăn như cá chạch nướng, chiên tươi, muối sả chiên, nấu canh chua hay làm khô.
Ngoài ra, còn có một món ăn cũng khá đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng và thích hợp trong các bữa ăn hàng ngày đó là món cá chạch kho nghệ.
Cá chạch thường sống ở ao hồ, đồng ruộng. Có khá nhiều loại cá chạch như cá chạch khoang, chạch rằn, chạch bông, chạch bùn, chạch lá tre, chạch gai và chạch lấu. Cá chạch có da trơn, vảy nhuyễn, đầu và đuôi đều nhỏ nên rất khó cầm giữ bằng tay. Chính vì vậy, ngày xưa mỗi khi làm cá, người nội trợ thường dùng một ít tro để nắm giữ cá mà đánh vẩy.
Riêng đối với cá chạch kho nghệ, thường người ta không đánh đánh vẩy, cũng không bỏ ruột mà chỉ cắt bớt phần đầu và đuôi rồi rửa sạch cá, như thế khi chế biến thịt cá mới mềm hơn.
Chị Đặng Thị Kiều Thu, xã Long Mỹ – Mang Thít cho biết: “Rửa cá chạch bằng phèn sẽ quến nhớt vào cá thành ra mình ít dùng lắm, nên dùng bằng lá sả hoặc lá tre, dùng lá sả vừa thơm vừa sạch con cá.”
Để cá kho nghệ được ngon, thường người nội trợ hay chọn mua cá lớn, thịt nhiều, xương nhỏ. Thông thường, các loại cá kho thì thường được ướp để 15 phút mới chế biến nhưng món cá chạch kho nghệ thì khác. Sau khi phi hành hay tỏi thơm thì đổ nước, bột nghệ và gia vị vào. Đợi nước sôi mới để cá vào, cho lửa riu riu đến khi cá chín, nước hơi sánh lại là được, nếu kho bằng nước dừa cá sẽ ngọt hơn.
Cá chạch còn ưu điểm là thịt cá rất ngọt, béo và dẻ nên loại cá này được nhiều người ưa chuộng. Để món ăn thêm phần bắt mắt và kích thích khứu giác, trước khi dùng người nội trợ còn cho thêm hành và ớt xắt lát.
Món cá chạch kho nghệ thường dùng với cơm nóng, kèm các loại rau sống, bông súng hay rau càng cua bóp giấm là đúng điệu. Sự kết hợp hài hoà giữa cá chạch và các loại gia vị mà đặc biệt là bột nghệ không chỉ cho ra một món ăn ngon, độc đáo mà món ăn còn là một liều thuốc bổ rất tốt cho hệ tiêu hoá.
Bích Tuyền
Nguồn: THVL.vn

CÁ LEO NƯỚNG MUỐI ỚT

Cá “Leo” Nướng Muối Ớt

ca leoCá leo là một loài cá nước ngọt được phân bố ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là sông Tiền và sông Hậu, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi . Đây là một loài da trơn, mình dài giống như cá trèn nhưng to hơn nhiều, trung bình từ 1-2 kg.
Đặc tính của cá leo là đến mùa sinh sản, chúng thường vượt qua các cánh đồng ngập nước để “làm tình”, con đực rượt con cái một cách hào hứng, mãnh liệt, khiến cho nước dợn sóng, thậm chí chúng còn leo qua những chỗ có mực nước xâm xấp, phơi mình trên cạn. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi là “cá leo”. Thời điểm thích hợp ( tháng 8 – 9 ) là bà con ngư dân tập trung săn bắt. Hiện nay, loài cá này rất hiếm nên bà con phải khai thác bằng cách dỡ chà, giăng lưới, giăng câu…
Thịt cá leo săn chắc, rất thơm ngon nên được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá leo chiên tươi, ướp muối chiên, kho, nướng, nấu canh chua…
Một trong những món ngon độc đáo mà các nhà hàng thường chế biến phục vụ cho du khách hiện nay là cá leo nướng muối ớt. Muốn chế biến món này trước hết chúng ta chọn mua những con còn tươi sống đem về làm sạch nhớt bằng cách rửa nước ấm hoặc nước muối, móc bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây, để cho ráo nước. Sau đó đem cá ướp với tỏi, ớt, chút bột nêm và bột ngọt cho thấm đều trước khi đem nướng trên bếp than hồng hoặc bếp điện.
Trong khi nướng, trở cá thường xuyên, xát thêm muối ớt và dầu ăn nhiều lần cho đến khi da cá chuyển màu, mỡ cháy xèo xèo, bốc mùi thơm lựng là cá đã chín. Đặc biệt cá leo da mỏng, thịt mau chín nên khi nướng cần tránh cháy khét mất ngon.
Nước chấm thích hợp nhất với món cá nướng là nước mắm chua cay hoặc muối ớt vắt chanh. Món này có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm thêm các loại rau , xà lách, dưa leo, chuối chát, khế… Có thể coi đây là món ngon đặc sản, thịt cá lại lành, bổ dưỡng và ăn ít ngán nên mọi người đều ưa thích.
Về miền tây mùa nước nổi, bạn đừng quên thưởng thức món cá leo thơm ngon độc đáo này.
Theo afamily.vn

BÚN NƯỚC KÈN CHÂU ĐỐC

Bún Nước Kèn Châu Đốc


Bún nước kèn Châu Đốc
Việt Nam là xứ của bún. Ngoài Bắc có bún thang, bún mọc, bún riêu, bún ốc, bún ngan, bún đậu, bún sườn, canh bún. Miền Trung nổi tiếng với bún bò Huế, bún song thần An Thái (Bình Định). Còn Nam bộ thì có bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún nước lèo Khmer. Đi bất cứ đâu đều có thể ăn được bún nhưng muốn thưởng thức bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc, An Giang.
Để có bát bún nước kèn ngon, cần phải có cá lóc đồng thịt săn chắc, làm sạch, cho vào nồi nước đang sôi. Cá chín, vớt ra, để nguội, rỉa lấy thịt, bỏ xương. Một phần thịt cá làm chà bông, tán thành bột. 
Phi hành, tỏi hơi vàng (không sử dụng mỡ, dầu) rồi cho bột cà ri, đinh hương, bông tai vị, quế, bột cá vào xào chung với thịt cá. Cho tất cả hỗn hợp này vào nồi nước luộc cá, nêm gia vị (nếu có kroeung, một loại gia vị của người Khmer, bún sẽ ngon hơn). Tiếp đó, cho nước cốt dừa vào, để lửa liu riu. 
Cuối cùng, sắp xà lách, bắp chuối, giá, quế vào bát, gắp bún trải lên trên, rồi chan nước lèo vào, xăm xắp. Hương vị thơm lạ, khó thể nào chê.
Tuy mang tiếng là đặc sản Châu Đốc, nhưng bún nước kèn không bán phổ biến ở nhiều nhà hàng, quán ăn của vùng biên địa này. Hàng chục năm trước, đây là món hàng rong, kẽo kẹt quang gánh trên vai người bán theo con đường nhộn nhịp xe cộ ở Kênh Đào (cách thị xã Châu Đốc 7 km, trên Quốc lộ 91). Buổi sáng, người ta hay ngồi bệt bên gánh bún rong mà ăn một cách “đã đời”. 
Ngày nay, bún nước kèn hay có tại đường Phan Văn Vàng, bên hông quán cà phê Trúc, xéo cổng Bồ Đề Đạo Tràng, thị xã Châu Đốc, An Giang.
Nguồn : SGTT

CÁ LINH KHO ME

Cá Linh Kho Me

ca linh kho me-mekongcultureMón ăn xuất hiện khi đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi. Dòng nước từ bên kia biên giới Campuchia đổ xuống, ngoài việc “làm vệ sinh” đồng ruộng, nó còn mang theo nguồn lợi thủy sản. Cá tôm từ Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước tràn xuống thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu, trong đó có cá linh
Thứ cá đặc sản ấy thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người dân và cũng như trong các bữa tiệc đãi khách, trong đó món cá linh nấu me non dân dã làm người ăn nhớ mãi
So với các món cá linh khác thì món cá linh nấu me dân dã nhưng đậm đà: cá tươi thật ngọt, béo, xương mềm cộng với vị chua của me tươi thấm vào lưỡi làm cho người ăn phải gật gù. Ở một số nơi người ta còn cho thêm nước dừa để nước canh thơm và ngọt hơn.
Nấu món này người ta phải chọn loại cá linh tươi rói mới vớt ở sông, rửa sạch, ướp gia vị, sau đó khử hành mỡ, đổ ít nước, bỏ me để nguyên trái nấu cho ra vị chua, nêm nếm vừa ăn rồi bỏ cá linh vào nấu chín.
Mùa nước nổi cũng là mùa me non bắt đầu phát triển. Những trái me lớn cỡ ngón tay người lớn, hột non mới tượng hình, nạc meca linh kho me dày, có vị chua vừa phải, là gia vị “số một” cho nhiều món ngon của miền Tây Nam Bộ. Độc đáo nhất vẫn là để chế biến các món ăn từ cá linh.
Món này muốn ngon phải nấu trong lẩu để lửa liu riu cho cá thấm và ăn nóng. Khác với món canh chua cá linh, cá linh nấu me không nhiều nước. Rau ăn kèm có đọt súng, rau đắng hay bông so đũa nhưng ngon nhất vẫn là bông điên điển vàng tươi nhúng, thi thoảng cắn thêm chút ớt tươi thì thật ngon.
Theo:Thanhnien

MÓN ĂN NGÀY TẾT Ở MIỆT VƯỜN NAM BỘ

Những Món Ăn Ngày Tết Ở Miệt Vườn Nam Bộ

banh tet-mekongculture.comTrung tuần tháng Chạp, khắp xóm làng đã rộn lên tiếng chày giã gạo, nhịp nhàng từ sáng đến tối. Nhà nào cũng chọn nếp ngon, ngâm với men nấu rượu và củ thơm để đồ xôi, chuẩn bị quết bánh phồng. Ở miền sông nước, người ta có lệ hùn hạp, đổi công, các gia đình thay phiên nhau quết bánh.
Cánh thanh niên lĩnh nhiệm vụ cầm chày, phụ nữ thì đảo bánh, lo xửng hấp. Ổ bánh được đem ra cán mỏng, cắt thành khoanh tròn, áo nước đường rồi phơi khô. Khi ăn thì đem nướng, bánh phồng lên tròn trịa, hương thơm ngào ngạt. Các lò bánh tráng cũng hoạt động thâu đêm. Bánh tráng miền Tây đượm hương vị riêng vì có nước cốt dừa bổ sung vào bột gạo. Khi ăn có vị bùi, béo của dừa, bánh giòn, dày dặn và hấp dẫn.
Món chủ lực của vùng nông thôn Nam Bộ là bánh tét. Những gia đình giàu có, con cháu đông đúc thường gói đòn bánh rất lớn. Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa kiểu trông rất đẹp mắt. Trung bình mỗi đòn có đường kính chừng 10 cm và nặng 1 kg. Người Nam Bộ thường dùng lá dứa băm nhuyễn, vắt lấy nước, trộn vào nếp để bánh có màu xanh. Mỗi lần gói bánh, ít cũng phải 30-40 đòn, tùy khả năng của mỗi gia đình. Người ta thường biếu nhau một cặp với dụng ý cầu chúc hạnh phúc đủ đôi. Bánh này ăn cùng thịt và trứng vịt kho tàu, kèm với dưa giá, dưa cải.
Ngày Tết, người dân vùng này còn có món cá lóc hấp hay nướng, cuốn bánh tráng rất hấp dẫn và nhiều đặc sản miệt vườn khác. Thức uống kèm là loại rượu hảo hạng, thường là rượu gạo ngon. Mâm ngũ quả có đủ các sản vật của miệt vườn, ít nơi nào bì kịp: xoài, mãng cầu, đu đủ, vú sữa, quýt, nhãn… màu sắc rất hài hòa. Bàn thờ được điểm thêm hai trái dưa hấu lớn bên bộ đèn đồng.
Miệt vườn miền Tây không chỉ nổi tiếng với sản phẩm làm từ gạo và dừa mà còn có những loại mứt từ các loại khoai, bí, gừng… Miệt Chơn Thiện, Mỹ Tho (Tiền Giang) có loại bí đặc sắc to, chắc, ít ruột được chọn làm mứt. Món mứt của Mỹ Tho nổi tiếng bởi sự cầu kỳ khi chọn nguyên liệu và từng công đoạn chế biến, làm nên vị ngọt thanh, thơm, bùi.
Ngày Táo quân về trời, các cụ bắt đầu nhắc con cháu chọn cây tre tốt, cao để dựng nêu. Cây nêu cao độ 4 m, được bỏ nhánh, chừa đọt có lá, chờ đến 30 Tết mới dựng và mùng 7 thì hạ xuống. Sau ngày 23 tháng Chạp, người ta tranh thủ tát mương, chắt đìa, dỡ chà để bắt cá linh, lươn, ếch… đặc biệt là cá lóc, lươn được trữ trong lu đất, làm thức ăn cho mấy ngày Tết. Nhà cửa, phần mộ tổ tiên được quét vôi, trang hoàng lại từ 25 Tết.
Đêm 29, mọi người quây quần bên bếp lửa nồng ấm, canh chừng nồi bánh tét, vừa uống trà, vừa chuyện trò râm ran. Chiều 30, mọi nhà chuẩn bị mâm cỗ để cúng rước ông bà về chung vui với con cháu trong 3 ngày Tết. Tối 30, các thành viên ngồi bên tách trà thơm, chờ đón phút thiêng liêng của thời khắc giao thừa. Từ phút giao thừa trở đi, người ta kiêng cữ nhiều việc: cãi vã lớn tiếng, động đất, quét nhà, xách nước.
Người dân đồng bằng Nam bộ theo phong tục “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thày”. Cứ thế, gia đình nào cũng đưa con cháu về quê nội, ngoại rồi mới thăm thầy cô giáo. Những năm gần đây, họ thường tổ chức du xuân bằng thuyền trên sông Tiền. Cả gia đình hoặc 2, 3 gia đình thuê chung một thuyền. Có nhiều nhà khá giả, chơi Tết trên sông nước đến 2-3 ngày.
Theo Vietbao

CÚM NÚM XÀO BẦU

Cúm Núm Xào Bầu

Nhiều người dân quê gốc miền Tây hay khách du lịch sành ăn món ngon dân dã Nam Bộ, khi về vùng đất cò bay thẳng cánh này, thường tìm đến những quán đặc sản để ăn món cúm núm xào bầu – món ăn có từ thời khẩn hoang.
Cúm núm là một loại chim trời có thịt ngon hơn thịt gà nên người dân trong vùng còn gọi là gà nước. Cúm núm trống có lông màu nâu, có lốm đốm bông đen, đặc biệt, cúm núm trống có mòng đỏ thì lông đen ô. Trọng lượng cúm núm trống vào khoảng 300 – 400 gam. Cúm núm mái có màu nâu và cánh có lốm đốm bông đen. Trọng lượng cúm núm mái khoảng 200 – 300 gam. Sở dĩ dân đồng bằng gọi tên chim trời này là cúm núm vì cúm núm trống có tiếng kêu khá độc đáo “cúm, cúm cúm, cúm’… Tiếng kêu của cúm núm trống vang xa khoảng 1 km và chúng thường kêu vào lúc trời chiều hay đêm khuya.
Có nhiều cách chế biến cúm núm thành món ăn ngon vì thịt cúm núm ngon hơn thịt gà rất nhiều. Tuy nhiên, cúm núm xào bầu là món dễ chế biến và có thể là món ngon nhớ đời đối với ai đã từng ăn cúm núm.
Nguyên liệu để chế biến món này rất đơn giản: một con cúm núm trống, một khúc bầu và gia vị. Cúm núm, sau khi làm thịt xong, chặt nhỏ như thịt gà, sau đó ướp tỏi, bột ngọt, tí đường…Dùng mỡ của con cúm núm phi tỏi và xào thịt cúm núm cho săn, sau đó, cho một tô nước vào, nấu cạn nước còn một chén thì cho bầu vào xào, nêm cho vừa ăn cho ra dĩa có điểm hành, tiêu.
Cúm núm xào bầu thơm nức mũi. Món này phải ăn kèm với nước mắm Phú Quốc, ớt hiểm. Rau thơm, cải xà lách hoặc rau càng cua sẽ tăng thêm vị ngon của món ăn này. Cúm núm xào bầu là món ăn dân dã ngày xưa nhưng nay, nó trở thành đặc sản du lịch của vùng ĐBSCL.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cách chế biến cúm núm khác cũng rất ngon: cúm núm khìa nước dừa, cúm núm chiên, cúm núm quay lu…
Trước đây, cúm núm xuất hiện nhiều vào lúc thu hoạch lúa mùa, khoảng tháng Giêng, tháng Hai âm lịch. Dân làm ruộng, dân đi săn chim làm “bẫy cò ke” để bắt cúm núm.
Dân thích đi săn chim thì đi nhóm năm, ba người, đến những nơi cỏ hoang mọc nhiều vì cúm núm ẩn mình nơi này. Nghe tiếng chân người, cúm núm bay lên, thế là dân săn chim dùng roi sắt để phang chim. Chim bị trúng roi sắt gãy cánh té xuống. Xưa kia, bằng cách này, một lần đi phang chim, mỗi người bắt được 10 – 20 con chim đủ loại như: cò đỏ, ốc cao, quốc, cỏ nhát… trong đó, nhiều nhất vẫn là cúm núm.
Ngày nay, cúm núm xuất hiện quanh năm và những người săn bắt chim trời cũng có nhiều cách bắt chúng. Cách bắt mới nhất và khá độc đáo là dùng lưới giăng chim vào ban đêm. Lưới giăng chim là loại lưới bén, cao từ 5 – 10 m, diện tích từ 10 - 20 m2, giăng cao trên không trung. Người đi săn dùng một cái loa phát ra âm thanh tiếng kêu cúm núm trống để dụ cúm núm các nơi bay về. Vì thế, hiện nay, về miền Tây, lúc nào du khách cũng có thể thưởng thức đặc sản từ thịt cúm núm.
Bài & ảnh:  Văn Kim Khanh

KHÔ CÁ LÓC MIỀN TÂY

Khô Cá Lóc Miền Tây

Khô Cá Lóc Miền Tây
Giữa tháng 10 âm lịch, là thời điểm nhộn nhịp nhất của nghề làm khô ở thị trấn Chợ Mới-An Giang. Trước đây, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ngay tại chợ, thì nay món đặc sản này có mặt ở khắp nơi, kể cả trong siêu thị. Nghề làm khô cá lóc bây giờ có gần chục cơ sở lớn, nhỏ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Những cơ sở này được tập hợp lại thành tổ hợp tác để cùng xây dựng thương hiệu khô cá lóc Chợ Mới. Gần tết là thời điểm nhộn nhịp nhất của làng nghề để cung cấp hàng phục vụ cho thị trường.
Cơ sở khô cá lóc Sáu Tâm rất nổi tiếng ở vùng đất Chợ Mới, nhưng từ lâu, sản phẩm làm ra chỉ được bày bán trong chợ và những mối quen. Năm 2002, khi tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng ủng hộ nên cơ sở đã làm bao bì và có thương hiệu. Bà Nguyễn Thị Anh, chủ cơ sở khô cá lóc Sáu Tâm, cho biết: “Vùng đất Chợ Mới từ xưa đến nay con cá lóc rất nhiều, đặc biệt là trong mùa nước nổi. Những lúc dội chợ, cá tươi ăn không hết nên nông dân xẻ khô trữ lại. Từ đó, nghề làm khô cá lóc cũng ra đời. Nghề gia truyền này của gia đình tui tồn tại mấy chục năm và trải qua 2 thế hệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mới phát triển lên cơ sở và sản phẩm làm ra nhiều hơn trước”. Ở cơ sở Sáu Tâm bây giờ không chỉ có sản phẩm khô cá lóc mà còn có thêm khô cá chạch và cá lóc chà bông để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tết năm rồi, cơ sở này làm ra khoảng 700kg khô cá lóc thành phẩm để bán ra thị trường các tỉnh ở khu vực ĐBSCL. Sản phẩm khô cá lóc ở đây có hương vị đặc trưng rất riêng nhờ vào bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Anh cho biết thêm: “Để có miếng khô ngon, phải qua rất nhiều công đoạn như: làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và đem phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng của từng cơ sở và đây cũng là bí quyết gia truyền…”. Hầu hết những sản phẩm khô cá lóc ở Chợ Mới đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

XẢ XÌ TRÉT

Hiểu nhầm 'mật mã' của người lớn
Trẻ em thường hay bắt chước, thậm chí còn hay tường thuật nguyên văn những chuyện của người lớn khiến đôi khi các bậc làm cha làm mẹ phải ngượng "chín mặt".
Một học sinh tiểu học có bố mẹ làm ở chương trình dự báo thời tiết đài truyền hình, kể trong bài văn chủ đề "Buổi tối ở gia đình em" như sau:
"Bố mẹ em bị mắc bệnh nghề nghiệp hay sao ấy, suốt ngày nói chuyện thời tiết, thậm chí tối đi ngủ cũng nói chuyện thời tiết.
Em nhớ nhất câu nói quen thuộc bố em thường hay hỏi mẹ trước khi đi ngủ là tối nay có mây mưa tý không em?"

*****************************

Lời ru kỳ lạ
Người ta thường nói: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" bởi trẻ con rất thật thà.
Trong bài văn tả về lời ru của mẹ, một học sinh đã viết như sau:
"Đêm nào trước khi đi ngủ, mẹ cũng ru em với câu ca dao: 'À ơi… Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm… từ từ để con nó ngủ đã nào...' và xoa lưng em tiếp."

*******************************

Thiệt là ...khó đỡ
Anh nhân viên đến nhà sếp chơi, luôn miệng khen:
- Chà chà, nhà sếp đẹp thật!
- Cậu quá khen.
- Cháu đây là út ạ? Xinh quá, giống sếp y như đúc.
Vợ sếp chen vào:
- Giống thật không? Là con cô hàng xóm đấy!

***************************
Tụt hết cả cảm xúc
Vào một ngày đẹp trời, chàng rủ nàng đi dạo trên chiếc xe đạp của mình. Trăng thanh, gió mát, và phong cảnh lãnh mạn, nàng ngồi e ấp sau lưng chàng. Đến đoạn xuống dốc, xe lăn bánh rất nhanh. Phía trước có một quán kem hấp dẫn, bỗng dưng chàng phanh xe kêu “két” dừng lại ngay trước cửa quán kem, quay lại chàng hỏi nàng: “Ăn không?”
Nàng e lệ nhẹ nhàng đáp lại: “Dạ, có”. Nói đoạn chàng phóng xe tiếp và nói: “Anh mới thay dây thắng xe đấy!  



XẢ XÌ TRÉT

Cùng ý tưởng
Hai cậu bé nói chuyện với nhau:
- Ê, tao hỏi mày cái này nha?
- Nói đi.
- Ví dụ nhà mày nuôi một con chó và một con lợn. Đến đám giỗ, mày cần đưa một con lên bàn thờ. Con lợn nó nghĩ mày thịt con chó, con chó nó lại nghĩ mày thịt con lợn. Vậy theo mày, mày sẽ thịt con nào?
- Con lợn!
- Mày suy nghĩ giống con chó quá.
*************************




Tưởng bở
Một nữ sinh viên khá xinh đẹp nhưng lười học. Hôm thi vấn đáp cô mặc rất đẹp còn giảng viên là một thầy giáo trẻ, đẹp trai.
Thầy vừa nhìn trò vừa ra câu hỏi. Nhưng ngay sau đó thầy đã nhận được câu trả lời: “Em không biết”.
- Vậy bây giờ em muốn tôi đưa ra một câu hỏi khác hay là một cuộc hẹn đây?
Cô đỏ mặt thẹn thùng nhưng vẫn nhanh nhảu đáp:
- Em thích một cuộc hẹn hơn.
- Vậy thì hẹn gặp em ở lần thi lại.
*************************************


Không kịp
Nhân viên thú y đưa 3 viên thuốc lớn cho người chủ đến xin thuốc chống táo bón cho con lừa. Người chủ thắc mắc hỏi:
- Làm sao tôi cho con lừa uống thuốc được?
- Dễ thôi mà! Ông lấy một ống rỗng, đặt viên thuốc vào một đầu ống rồi đặt ống vào miệng con lừa.
Sau đó, ông thổi hơi vào đầu kia của ống, thì thuốc sẽ vào bụng con lừa thôi, không có gì khó cả.
Hôm sau, ông chủ lừa lại đến, có vẻ không hài lòng và lo lắng. Nhân viên thú y hỏi:
- Sao ông buồn vậy? Có gì không ổn à?
- Tôi chưa kịp thổi thì con lừa đã thổi thuốc trước rồi!
***

Mãn nguyện
Cô vợ bị bỏng nặng, phải ghép da mặt, anh chồng tình nguyện cho cô mảng da ở mông của mình. Sau phẫu thuật thẩm mỹ, người vợ xúc động nói với chồng:
- Anh yêu, cảm ơn anh biết bao vì những gì anh đã dành cho em!
- Ồ, có đáng gì đâu, vả lại, thấy mẹ em hôn lên má em là anh mãn nguyện rồi.

TRÊN CẢ ...MẤT DẠY


Có một đôi trai gái đang trong thời gian tìm hiểu nhau. Một hôm, nàng mời chàng về nhà mình để giới thiệu với bố mẹ.
Hôm sau, chàng ăn mặc chỉnh tề, complet, cà-vạt đến nhà nàng. Sau khi chào hỏi bố mẹ cô gái, anh ta huyênh hoang:
- Cháu hiện đang là sinh viên trường Luật, sau này hai bác có ly dị thì cứ nhờ cháu giải quyết cho.
Vừa ngồi xuống ghế, anh ta liền nhìn quanh và nói:
- Chà, nhà mình làm toàn bằng gỗ tốt bác nhỉ, lúc cháy là phải to lắm đây.
Trong lúc trò chuyện, ông bố vợ tương lai có ý nhờ quan tâm tới con gái ông khi đã thành vợ chồng. Anh ta đáp:
- Bác cứ yên tâm, sau khi lấy cô ấy về, cháu sẽ cho cô ấy ăn suốt ngày, ăn cho đến khi vỡ bụng mà chết mới thôi.
Trong bữa cơm thân mật với gia đình nàng, thấy chàng uống nhiều rượu quá, ông bố cô gái khuyên giải, anh ta liền bảo:
- Bác cứ yên tâm, riêng rượu thì bác cứ phải gọi cháu bằng “cụ”.
Trên đường về nhà, nhớ ra là để quên mũ, anh ta liền quay lại nhà cô gái. Vào nhà, nhìn thấy cái mũ, anh ta reo lên:
- May quá! Thế mà mình cứ tưởng mất.
- Anh phải mất công quay lại làm gì, lúc khác lại chơi thì khắc lấy về - Ông bố cô gái nhã nhặn.
Lập tức, anh ta kết luận một câu xanh rờn:
- Thời buổi này, không thể tin thằng nào được bác ạ!
Lúc ra đến cửa, anh ta bị con chó nhảy xổ ra chực cắn, liền vung mũ và quát:
- Tao thách cả nhà mày cắn tao đấy.


Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CÁC TRÒ ƠI,THẦY PHEN NÀY THỌ TỬ

Đồng quê phỏng sự

Phi Vân


Các trò ơi, Thầy phen nầy thọ tử

Bạn hãy cùng tôi “du lịch” một vòng xuống các miệt “hóc Bà Tó”, “chó ăn đá, gà ăn muối”, để tìm những cái lạ lùng, lạ lùng cả đến cái tên: Bãi Háp, tắc Ông Do, mương Chệc Kịch, Tham Trơi, U Minh, Dớn, v.v….

Ở đồng quê, thế mà lắm chuyện.

Nhưng hãy khoan, ta tạm dừng chơn nơi xóm Kiến Vàng để biết thêm chút nhơn tình thế thái.

Thuộc làng Tân Hưng Đông, ấp Kiến Vàng chia ra làm hai xóm. Thiên hạ hai bên thù nhau từ đời nào không biết mà hồi ấy họ ghìm nhau như địch thủ.

Và không khác hai nước đương chiến, họ tìm mọi cách để ngầm giết nhau. Họ nuôi râu cọp, tìm đủ thứ thuốc độc bỏ trong nước, trong món ăn, thuốc nhau chết như rạ. Thành ra, ở đó không ai dám tin ai, nhà nào nhà nấy giữ gìn từ lu nước món ăn, tiệc tùng đâu mời cũng không dám tới.

Một ngày ở đó là một ngày phập phồng.

Tuy nhiên, trong các nghề kiếm ăn, nghề “dạy học” vẫn giữ một địa vị quan trọng ở đồng, đâu đâu cũng không dám coi thường. Thế nên, là “thầy giáo” thì ở đâu cũng dám tới.

*

*   *

Con nít ở Kiến Vàng là con nít đủ tài thao lược.

Trên bộ, chúng ruồng tất cả rừng rậm chông gai, bắt rắn như bắt ếch, bắt chim như bắt gà, thôi thì đạo binh của rừng bụi đều kinh hồn mất vía.

Buồn? Chuíng có thể lôi đầu mấy con rắn hổ ngựa từ trên cây xuống… đá như đá ba lông, chúng có thể nắm chóp hết những con kỳ nhông rắn mối ra “rô ti…” nhậu rượu!

Dưới nước, tốp khác không kém, chúng là một đoàn thủy quân bơi lội “dàng trời ban”. Liệng chúng xuống bùng binh sâu hoắm tối ngày chúng không uống một chút nước, không biết lạnh, mà lại còn mò lên một mớ tôm cá mới tài! Chúng lại thường theo cha chú ra vàm sông Mang Giỗ ban đêm soi sấu, vớt những con sấu con đem về cho… cắn lộn.

Khi chán chê rồi, chúng vẫy tay một cái là vật đầu đem nướng!

Khốn nạn, tôi lại lọt đến cái xóm ghê hồn ấy! Đã bảo thầy giáo ở đâu cũng dám tới mà! Điều nên biết là trước tôi, đã có không biết bao nhiêu thầy vì chịu không nổi lũ con nít “trời đánh” ấy phải xuốn gói bỏ trường mà trốn đi.

Nhưng rồi thằng “thiên lôi chạy mặt” như tôi cũng cai quản được cả đoàn.

Dầu vậy, trước khi làm Tổng tư lịnh cả hai bộ thủy và lục quân ấy, tôi bị thử phép gần trầy vì tróc vảy.

Nầy, lục quân: Hạ thủ một con rắn hổ? Chúng làm bộ như sợ sệt, viện đến tay thầy. Thì “rụp” một cái, thầy vỗ cửa hang “bòm bòm”, miệng làm bộ lâm dâm câu thần chú “Án đà ra họng rị…” rồi chĩa đầu con rắn đem lên!

Bắt con chim “bánh ích”. Thầy là một tay bắn giàn thung thiện xạ!

Chúng quyết bắt Thầy ra đồng trọn ngày chúa nhựt để bỏ đói? Thầy vui lòng móc củ bồn bồn, hoặc bẻ trái dừa nước ăn cho no và còn mở tiệc khao quân là khác nữa!

Nầy, thủy quân: Chúng rủ thầy chèo ghe ra cửa biển chơi mỗi chúa nhựt? Xa bao nhiêu thầy cũng vui lòng cầm chèo lái. Vác lưới đi đánh cá cháo, lặn cá dầy? Thầy phóng xuống bùng binh trước nhứt.

Tắm, chúng muốn trấn nước Thầy? Thầy là một con rái, hiên ngang hoạt động dưới nước như trên bờ!

Thế rồi, trong vòng một tháng, tôi nắm chắc chức Tổng tư lịnh trong tay, các… tiểu anh hùng đều bái phục.

Thôi thì mặc ai làm gì thì làm, tôi nằm tréo ngoảy ở nhà, muốn cá có cá, muốn chim có chim, hô lên một tiếng là có đồ đệ đến hầu.

*

*   *

Một hôm, có anh thợ săn trong ấp bắt được một con “heo cấn” (heo rừng có chửa). Anh mổ bụng lấy bọc con ra đem tiềm thuốc bắc. Đấy là món ăn quý nhất mà tôi đã thèm thuồng từ lâu.

Anh cho mời… thầy giáo!

Lần thứ nhứt, tôi đi dự tiệc nhà người. Bữa ấy tôi ăn hết nửa con heo con đỏ ói trong bọc, và nhậu trên một cốc rượu rừng, pha mật ong.

Về nhà bỗng dưng tôi thấy tối tăm mày mặt, ruột thắt gan bào.

Thôi chết rồi, chắc chắn là tôi bị trúng thuốc độc!

Mỗi lần tưởng tượng đến cả ngũ tạng lục phủ tôi sẽ liệt bại rồi chết lần mòn, tôi mê sảng nằm kêu rên không ngớt miệng.

Học trò lũ lượt đến đứng quanh giường.

Tôi nhìn qua một lượt, nắm tay từ đứa, ứa nước mắt trối dài:

- Các trò ơi! Thầy phen nầy thọ tử!

Anh thợ săn nghe tin cũng khiếp vía, chạy rước được một vị danh y về khám bịnh.

Sau khi nghe tôi thuật chuyện, ông thầy chăm chú xem mạch xong, vuốt râu cười khì:

- Tôi nói thầy đừng giận. Hôm trước, trong mình thầy hơi yếu, thầy lại ham… ăn “heo cấn” quá nhiều. Vón là một thức ăn hết sức mát, tì vị thầy không chịu được, nó hàn, và sẵn thầy uống rượu rừng không quen, hai thứ đó nó “vật” thầy “sập” chớ ở đây ai “thuốc” thầy làm chi!

Sanh nghề tử nghiệp

Bước bình bông đưa tôi đến một nơi sằn dã quê mùa ở tận cùng mũi đất của bán đảo Đông Dương: Năm Căn!

Dân Sài Gòn hay hầu hết dân “miệt trên” khi nghe đến tên, ắt hẳn trong đầu đều có ý tưởng cao cả về trình độ của mình trên bước tân tiến… và tự nhiên thấy có cái thú chế giễu những cách ăn ở quê mùa bằng mấy tiếng: Dân Năm Căn phải không?… Ở Năm Căn phải không…

Nhưng bạn ơi! Năm Căn bây giờ không còn là quê mùa nữa. Ngoài những xóm lò than rộng lớn, thiên hạ đông đúc, cờ bạc, sa ngã, còn lắm cái lạ lùng, lạ lùng đến chuyện tôi kể cho bạn nghe về “Mét Văn Quang” (Maitre Văn Quang).

Ghê chưa? Chỉ vỏn vẹn tiếng “Mét Văn Quang” bạn cũng đủ thấy Năm Căn ngày nay đã khác lắm rồi.

Nhắc đến “Mét Văn Quang”, tôi phải nhớ ngay đến các bác họ “Mét”, và cũng không thể quên được những mánh khoé bịp đời của hạng người mang khiếng trắng có đủ thứ hình “tay nâng càm”, “tay chống nạnh” đăng trên các báo.

Hạng người ấy tự xưng là “Mét” hoặc “Giáo sư”. Nhưng nói cho phải, mấy ông “Giáo sư” trên đây đáng liệt vào bậc “sư bác” trong làng bói, vì họ sống nhiều khi, sang như ông Hoàng: nay ở “ô ten”, mai ở phố lầu.

Họ còn một đàn em sống vất vả lắm, một đàn em không tên tuổi, không “mét”, không “bờ rồ phết xơ”… mà lại là những cánh bèo thả trôi theo dòng, từ kinh thành mò đến làng mạc hẻo lánh, từ góc chợ đến những… hang cùng ngõ hẻm.

Họ cũng thường “tấp” vô ô ten, nhưng một thử ô ten rẻ tiền: chốn “yên hà cuộc tỉnh say”!

“Mét Văn Quang” của tôi không phải là bực đàn em ấy, mặc dầu “Mét” lập “đại bản dinh” ở tận chốn hang cùng: Năm Căn.

“Mét” quả là một “thiên tài”!

Cái câu quảng cáo dán trước bàn: “Một thiên tài đã từng được Tây, Nam khen tặng” chắc hẳn là câu nói không ngoa!

Mà… “Mét Văn Quang”! Than ôi! “Mét Văn Quang” ngày nay đã ra người thiên cổ mất rồi! Nhưng đây là đoạn chót của câu chuyện và các bạn sẽ cho phép tôi bắt chước nói như nhà văn hào C. Farrère trong một chuyện ngắn: “Ai lại bắt đầu câu chuyện bằng cái kết cuộc bao giờ?”

“Mét Văn Quang” như tôi đã nói, là người có tài: Tài đoán số, tài coi tướng, coi tử vi, mà đặc biệt hơn hết là tài “lẻo mép, lanh mồm”!

Thì đây, có lần tôi đến viếng “Mét”.

“Mét” hỏi:

- Ông sanh năm nào, tháng nào, ngày nào?

Tôi vừa trả lời dứt là Văn Quang hí hoáy viết không đầy một phút, đã nói những cái quá khứ… đến nhiều lúc tôi phải ngạc nhiên tưởng rằng tất những ngày qua rồi vẫn còn ghi trên tròng mắt tôi, mà hôm nay Văn Quang chỉ có đọc lại thôi.

Ấy thế, “Mét Văn Quang” được cả dân Năm Căn hâm mộ đồn đi mấy dặm… rừng: Nhưng Miên, Tân Ân, Hàng Vịnh v.v…

Nhưng đấy, lắm khi có người chỉ vừa nói ngày sanh, là Văn Quang đã mở hết tốc lực chạy… để rồi không đi đến đâu cả.

Và ở vào mấy trường hợp khác, vài ông khách “hâm mộ” phải ngạc nhiên vì cha mẹ họ vẫn sống sờ sờ và Văn Quang buộc rằng đã mồ côi, mồ cút; hoặc vẫn chất phác làm ăn mà “Mét” lại bảo có lần “đánh trộm người hàng xóm” để rồi còn tiên đoán cho họ nhiều “tai vạ” khác nữa.

Khách vừa mở miệng cải thì “Mét” đã chận họng bằng câu:

- Tôi đã rao trước rồi kia mà, ông không thấy tấm bảng đề: “Nói không tư vị” hay sao?

Nhưng nếu khách có là một người mồm mép lắm:

- Ậy mà những lời “không tư vị” của ông đều trật bét hết!

Tức thì Văn Quang lỏ cả hai mắt tròng chừng như lọt ra khỏi tròng:

- Trật à? Tôi mà đoán trật?

Và khi hỏi kỹ lại… thì Văn Quang xuýt xoa bảo:

- À! tại tôi đoán lộn tuổi khác, xin lỗi ông đấy!…

Nhưng cái lỗi ấy không phải ai cũng tha được như những nơi có “khuôn phép” chốn thị thành.

Thế là “Mét Văn Quang” có lần bị người ta bắt đền tội. Người ấy là một vị đại điền chủ có thể lực, keo kiết và tàn nhẫn, ở làng kế cạnh.

Một hôm ông đến viếng “Mét Văn Quang” với tất cả cái keo kiệt và tàn nhẫn.

Văn Quang thấy mặt ông, ngang nhiên hỏi:

- Ông mấy tuổi?

- Bốn chục.

Văn Quang không hỏi thêm nữa, có lẽ cái tuổi “bốn chục” nó đủ gợi cảm cho nguồn… hứng rồi, nên dõng dạc bảo:

Ông là người thất tín! Cách đây 13 ngày ông lừa bạn ông để lấy một số bạc ngàn… Vì vậy tôi quả quyết hai ngày tới đây ông sẽ bị nắm chóp…

Ông điền chủ hốt hoảng, mặt bổng nhiên nổi giận hầm hầm lên. Ông sùi bọt mép, chẳng nói chẳng rằng, với cái tàn nhẫn bấy lâu, ông vụt nắm lấy “Mét Văn Quang” tặng một “cú đìa rét” như các nhà võ sĩ tặng nhau trên trường diễn võ, rồi ông đấm đá “sặc cà rây”.

Văn Quang la vói:

- Tôi đã bảo “không tư vị”, “không tư vị” kia mà!

- Ừ thì “không tư vị”… Bốp!… Bốp!…

Chúng tôi đứng ngoài bất nhẫn lắm, nhưng có người nào có dám “nhào” vô cho mang vạ, ai cũng biết - trừ “Mét Văn Quang”, lẽ cố nhiên – ông ấy mạnh như thần!

- Vậy mà cũng đoán số! Sao mầy không đoán cái số mầy…. chết về tay tao, thằng kia?…

Hai hôm sau, “Mét Văn Quang” đoán số mình không sống nổi nữa, nên đã trút linh hồn tại xứ Năm Căn: cái xứ mà “Mét” đã phụ vào một chút công làm trôi mất tiếng quê mùa!

Hết

------------------------

[1]Một tướng cướp lừng danh ở miệt đó.

[2]Con heo, theo ngôn ngữ của ông đồng, bà cốt.

[3]một loại thơm (dứa).

[4]Tróng: cái tróng: gông đóng, tróng mang.

[5]Mấy câu hò trong bài này tôi chép hối hả trong mui ghe theo giọng hò đối đáp, có thể sai đi ít nhiều. Nhưng tôi không sửa được vì không có nguyên văn, xin nhờ bạn đọc nào biết rành bổ chánh giùm cho.

[6]Cọp

 

Nguồn: http://vnthuquan.org/