Thánh đường Hồi giáo ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều
Huyện An Phú (An Giang) có 5 xã, trong đó xã Đa Phước có đông người Chăm cư ngụ (khoảng 6.000 người - theo số liệu năm 2007). Chà là tiếng chỉ đồng bào Chăm. Chính vì vậy mà xóm nhà của người Chăm ở hai bên đường và cây cầu tại ấp Hà Bao, xã Đa Phước cùng gọi tên là Mương Chà.
Có rất nhiều tên gọi người Chăm An Giang như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Còn đồng bào Chăm tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet. Trong đó, tên Chàm có thể bắt nguồn từ người Kinh nghe đồng bào tự xưng là Chăm. Trong công văn, giấy tờ, người Pháp đều gọi Champa, nên lâu dần biến âm, thành Chàm.
Riêng tên Chà là trong người Chăm có danh từ "Ja” và "Chà”, có nghĩa "thằng”. Đó là danh từ để xưng hô giữa người lớn với người nhỏ hơn mình. Ví như: Chà Cốp, Chà Ê, Chà Mách… có nghĩa là thằng Cốp, thằng Ê, thằng Mách…
Còn tên Chà Và có thể do người Kinh phiên âm từ tiếng "Java” (Indonesia) thành Chà Và. Người Campuchia trước kia cũng gọi người Java là Cavia, rồi Việt kiều cũng gọi luôn là Chà Và. Đáng chú ý là đồng bào Chăm rất thành kiến với tên gọi Chà Và, vì theo họ tên gọi này "kỳ thị dân tộc”.
Đến đây là đến với thế giới đồng bào Chăm Hồi giáo. Đặc sắc nhất là thánh đường của họ. Cũng như các thánh đường Hồi giáo khác ở An Phú, thánh đường Masjid Jamius Sunnah có lối kiến trúc độc đáo với mái vòm hình củ tỏi nổi bật trên nền trời. Từ Masjid có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là nơi thờ phượng, nơi hành lễ của tín đồ Hồi giáo. Người Chăm cho rằng từ Masjid là tên gọi mà Thượng đế Allah đã ban đặt trong Kinh thánh Qur’an. Còn hai từ Jamius Sunnah bao hàm những điều tốt đẹp theo quan niệm của người Islam.
Bên trong thánh đường Hồi giáo không trưng bày bất cứ hình tượng nào, cũng như không đặt bàn thờ như các tôn giáo khác. Hầu hết các thánh đường đều được trang trí dưới các hình thức như vẽ, khắc các câu chữ Ả Rập trích từ kinh Qur’an hoặc câu Kakimah Saadat đề cao lòng tin đối với Thượng đế Allah. Thánh đường có duy nhất một "minbar” (bục giảng) phủ tấm thảm. Bên cạnh đó có một lõm sâu để ông Imam (người đứng đầu thánh đường) đứng, chủ trì các nghi thức lễ kết hôn, lễ tang và những buổi lễ quan trọng khác của người Chăm Islam.
Là nơi tôn nghiêm nên trước khi vào làm lễ tại thánh đường, tín đồ dùng nước rửa kỹ mặt mũi tay chân theo một quy thức đã định là Sambayang (tẩy lễ), cùng chỉnh sửa y phục đàng hoàng. Theo quan niệm của đạo Hồi, các tín đồ có thân thể sạch sẽ, áo quần nghiêm chỉnh thì các hành vi cầu nguyện trong thánh đường mới được Thượng đế Allah tiếp nhận.
Xưởng dệt thổ cẩm Chăm
Xóm cầu Mương Chà có một cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của ông Tarês, 75 tuổi, hoạt động từ khi vợ ông, bà Sali Mah (65 tuổi) mới 12 tuổi. Thổ cẩm Chăm là một nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển từ lâu đời. Trong quyển "Royaume de Champa”, Maspéro viết: "Người Chăm trồng dâu nuôi tằm và trồng bông, đến mùa bông nở, bông trắng như lông ngỗng. Người ta lấy bông ra kéo sợi, dệt vải thô và nhuộm thành sản phẩm”.
Nhưng ngày nay việc trồng dâu nuôi tằm đã không còn. Để có sợi dệt, người ta dùng sợi nhân tạo. Trang phục Chăm đẹp nhờ nghệ thuật tạo hình do cách bố trí lượng vải và chất liệu khác. Cơ sở dệt thổ cẩm của ông Tarês do các cô con gái ông thực hiện, có nhiều mặt hàng, như hàng đội, khăn trải bàn, khăn trải nệm (drap). Khăn trải bàn, giá 200.000 đồng/chiếc (1,2m x 2m). Khăn trải nệm, giá 400.000 đồng/chiếc (2m x 2,5m). Còn dệt một số thổ cẩm dành may thành một số sản phẩm khác, như túi xách (60.000 đồng - 80.000 đồng/chiếc), nón nữ (mượt camay) giá 60.000 đồng/chiếc, khăn choàng đầu nữ (tahco), giá 60.000 đồng/chiếc.
Sà rông (khanh báy) của người Chăm giống như các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynésien ở trong nước như đàn ông Édé, Giarai, Raglai… Sà rông là một tấm vải 2m đấu lại, thường là màu trắng, có một số hoa văn để phân biệt đẳng cấp xã hội. Váy (khánh báy) phụ nữ Chăm giống các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, cấu tạo đơn giản hơn sà rông, nhưng với chất liệu vải mềm mại và đẹp hơn, thường màu trắng và màu đen. Loại váy (chăn) mà phụ nữ Chăm ưa chuộng nhất là váy pành có hoa văn Tuhmum, Tâm un, Kchah. Phụ nữ quý tộc Chăm mặc váy Pi chuồn, hoa văn trang trí Magarài, chim-hăng, Tú hốp, còn phụ nữ nghèo mặc chăn Mrai. Trong những ngày lễ hội như Royà, Ramadam, phụ nữ Chăm mặc váy tơ tằm có hoa văn, trông rất đẹp… đi chơi ngày lễ, đông vui.
Cơ sở thổ cẩm của ông Tarês trước kia nằm bên con đường đi thị trấn An Phú, tới xã Khánh Bình sát biên giới Campuchia. Để thuận tiện đón khách du lịch đi bằng đường thủy từ thị xã Châu Đốc ghé tham quan, mua hàng lưu niệm, từ hai năm nay dời vào đây. Khách du lịch nước ngoài bước lên chiếc cầu gỗ nhỏ dài chừng 500 thước là đền cơ sở của ông. Cuối chiếc cầu gỗ này có hai chiếc ghe đóng theo kiểu Chăm, với mũi ghe hình thoi.
Cách đó không xa là một căn nhà sàn Chăm nằm thoi loi trên dòng sông Đa Phước. Trên dòng sông này có vài chiếc ghe Chăm ngày ngày quăng chài kiếm cá. Đánh cá là một trong những nghề chính của người Chăm nơi đây. Hiện nay, đang mùa nước nổi, đồng bào Chăm đánh bắt cá hầu như liên tục suốt ngày, thu nhập của họ khấm khá hơn. Đây cũng là lúc du khách, nhất là khách nước ngoài rất thích thú chiêm ngắm cảnh sinh hoạt sông nước này của họ trên đường trở ra sông Châu Đốc tham quan những nhà bè nuôi cá "khổng lồ”, kết thúc chuyến đi với nhiều mỹ cảm.
Riêng tên Chà là trong người Chăm có danh từ "Ja” và "Chà”, có nghĩa "thằng”. Đó là danh từ để xưng hô giữa người lớn với người nhỏ hơn mình. Ví như: Chà Cốp, Chà Ê, Chà Mách… có nghĩa là thằng Cốp, thằng Ê, thằng Mách…
Còn tên Chà Và có thể do người Kinh phiên âm từ tiếng "Java” (Indonesia) thành Chà Và. Người Campuchia trước kia cũng gọi người Java là Cavia, rồi Việt kiều cũng gọi luôn là Chà Và. Đáng chú ý là đồng bào Chăm rất thành kiến với tên gọi Chà Và, vì theo họ tên gọi này "kỳ thị dân tộc”.
Đến đây là đến với thế giới đồng bào Chăm Hồi giáo. Đặc sắc nhất là thánh đường của họ. Cũng như các thánh đường Hồi giáo khác ở An Phú, thánh đường Masjid Jamius Sunnah có lối kiến trúc độc đáo với mái vòm hình củ tỏi nổi bật trên nền trời. Từ Masjid có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là nơi thờ phượng, nơi hành lễ của tín đồ Hồi giáo. Người Chăm cho rằng từ Masjid là tên gọi mà Thượng đế Allah đã ban đặt trong Kinh thánh Qur’an. Còn hai từ Jamius Sunnah bao hàm những điều tốt đẹp theo quan niệm của người Islam.
Bên trong thánh đường Hồi giáo không trưng bày bất cứ hình tượng nào, cũng như không đặt bàn thờ như các tôn giáo khác. Hầu hết các thánh đường đều được trang trí dưới các hình thức như vẽ, khắc các câu chữ Ả Rập trích từ kinh Qur’an hoặc câu Kakimah Saadat đề cao lòng tin đối với Thượng đế Allah. Thánh đường có duy nhất một "minbar” (bục giảng) phủ tấm thảm. Bên cạnh đó có một lõm sâu để ông Imam (người đứng đầu thánh đường) đứng, chủ trì các nghi thức lễ kết hôn, lễ tang và những buổi lễ quan trọng khác của người Chăm Islam.
Con gái ông Tarês bên khung cửi dệt thổ cẩm. Ảnh: Phương Kiều
Là nơi tôn nghiêm nên trước khi vào làm lễ tại thánh đường, tín đồ dùng nước rửa kỹ mặt mũi tay chân theo một quy thức đã định là Sambayang (tẩy lễ), cùng chỉnh sửa y phục đàng hoàng. Theo quan niệm của đạo Hồi, các tín đồ có thân thể sạch sẽ, áo quần nghiêm chỉnh thì các hành vi cầu nguyện trong thánh đường mới được Thượng đế Allah tiếp nhận.
Xưởng dệt thổ cẩm Chăm
Xóm cầu Mương Chà có một cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của ông Tarês, 75 tuổi, hoạt động từ khi vợ ông, bà Sali Mah (65 tuổi) mới 12 tuổi. Thổ cẩm Chăm là một nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển từ lâu đời. Trong quyển "Royaume de Champa”, Maspéro viết: "Người Chăm trồng dâu nuôi tằm và trồng bông, đến mùa bông nở, bông trắng như lông ngỗng. Người ta lấy bông ra kéo sợi, dệt vải thô và nhuộm thành sản phẩm”.
Một số mẫu khăn Chăm của gia đình ông Tarês được khách du lịch ưa thích. Ảnh: Ph. Kiều
Nhưng ngày nay việc trồng dâu nuôi tằm đã không còn. Để có sợi dệt, người ta dùng sợi nhân tạo. Trang phục Chăm đẹp nhờ nghệ thuật tạo hình do cách bố trí lượng vải và chất liệu khác. Cơ sở dệt thổ cẩm của ông Tarês do các cô con gái ông thực hiện, có nhiều mặt hàng, như hàng đội, khăn trải bàn, khăn trải nệm (drap). Khăn trải bàn, giá 200.000 đồng/chiếc (1,2m x 2m). Khăn trải nệm, giá 400.000 đồng/chiếc (2m x 2,5m). Còn dệt một số thổ cẩm dành may thành một số sản phẩm khác, như túi xách (60.000 đồng - 80.000 đồng/chiếc), nón nữ (mượt camay) giá 60.000 đồng/chiếc, khăn choàng đầu nữ (tahco), giá 60.000 đồng/chiếc.
Sà rông (khanh báy) của người Chăm giống như các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynésien ở trong nước như đàn ông Édé, Giarai, Raglai… Sà rông là một tấm vải 2m đấu lại, thường là màu trắng, có một số hoa văn để phân biệt đẳng cấp xã hội. Váy (khánh báy) phụ nữ Chăm giống các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, cấu tạo đơn giản hơn sà rông, nhưng với chất liệu vải mềm mại và đẹp hơn, thường màu trắng và màu đen. Loại váy (chăn) mà phụ nữ Chăm ưa chuộng nhất là váy pành có hoa văn Tuhmum, Tâm un, Kchah. Phụ nữ quý tộc Chăm mặc váy Pi chuồn, hoa văn trang trí Magarài, chim-hăng, Tú hốp, còn phụ nữ nghèo mặc chăn Mrai. Trong những ngày lễ hội như Royà, Ramadam, phụ nữ Chăm mặc váy tơ tằm có hoa văn, trông rất đẹp… đi chơi ngày lễ, đông vui.
Một gia đình người Chăm sống trên thuyền và mưu sinh bằng nghề đánh cá ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều
Cơ sở thổ cẩm của ông Tarês trước kia nằm bên con đường đi thị trấn An Phú, tới xã Khánh Bình sát biên giới Campuchia. Để thuận tiện đón khách du lịch đi bằng đường thủy từ thị xã Châu Đốc ghé tham quan, mua hàng lưu niệm, từ hai năm nay dời vào đây. Khách du lịch nước ngoài bước lên chiếc cầu gỗ nhỏ dài chừng 500 thước là đền cơ sở của ông. Cuối chiếc cầu gỗ này có hai chiếc ghe đóng theo kiểu Chăm, với mũi ghe hình thoi.
Cách đó không xa là một căn nhà sàn Chăm nằm thoi loi trên dòng sông Đa Phước. Trên dòng sông này có vài chiếc ghe Chăm ngày ngày quăng chài kiếm cá. Đánh cá là một trong những nghề chính của người Chăm nơi đây. Hiện nay, đang mùa nước nổi, đồng bào Chăm đánh bắt cá hầu như liên tục suốt ngày, thu nhập của họ khấm khá hơn. Đây cũng là lúc du khách, nhất là khách nước ngoài rất thích thú chiêm ngắm cảnh sinh hoạt sông nước này của họ trên đường trở ra sông Châu Đốc tham quan những nhà bè nuôi cá "khổng lồ”, kết thúc chuyến đi với nhiều mỹ cảm.
Nguồn:
Phù Sa Lộc
___________________________________________________________
Tư liệu tham khảo: "Nam Bộ - Đất và người”, tập 3, Hội Khoa học lịch sử TPHCM, NXB Trẻ, 2005. "Một số tập tục người Chăm An Giang”, Lâm Tâm, Chi hội Dân gian An Giang, 1994.
Tư liệu tham khảo: "Nam Bộ - Đất và người”, tập 3, Hội Khoa học lịch sử TPHCM, NXB Trẻ, 2005. "Một số tập tục người Chăm An Giang”, Lâm Tâm, Chi hội Dân gian An Giang, 1994.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét