Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013



LÁ THƯ TỪ KINH XÁNG
Mùa Nước Lên

Kinh xáng Bốn Tổng ngày 18 tháng 08 năm 2012

Kính gởi anh Bảy Tân Châu và anh Hai An Phú,

Trước hết, tui xin có lời kính thăm hai anh cùng gia đình với lời chúc sức khoẻ cùng gia đạo bình an, hạnh phúc; thứ đến, như có hứa với hai anh là tui sẽ nhắc một chút về mùa nước lên nơi sông rạch miền Tây Nam nước Việt của mình , mà đặc biệt là vùng Long-Xuyên, Châu-Đốc, Cao- Lảnh, Sa-Đéc, Cần -Thơ, Rạch-Giá… từ hồi trước tới giờ để hai anh xem qua chơi hầu hồi tưởng lại những năm dài qua mau trong chớp mắt!

Thưa hai anh,
Số là mực nước hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang bình thường vào những tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tưâm lịch hằng năm thì  mỗi ngày có nước lớn, nước ròng. Khi nước lớn thì dòng sông theo nước thủy triều dâng lên, khi nước ròng nước lại rút xuống. Vào những ngày mùng mười  và hai mươi lăm âm lịch mỗi tháng nước càng rút xa khỏi bờ hơn các ngày khác, dân quê gọi là nước kém; đến ngày rằm và ngày ba mươi âm lịch thì nước lại dâng lên cao, dân quê gọi là nước rong. Nhưng tới cuối tháng Tưâm lịch và bắt đầu mùng năm tháng năm âm lịch thì nước sông bắt đầu đục hơn những ngày trườc đó và dường như lúc nào dòng nước cũng chảy mạnh từ phía trên Châu-Đốc đổ xuống các vùng phía dưới mỗi ngày mỗi mạnh hơn, nên dân quê gọi mùa nước vào những ngày là nước đổ. Tức là dù nước lớn hay nước ròng gìdòng sông vẫn chảy xuống càng ngày càng mạnh hơn lên và vào những ngày này các rạch lớn rạch nhỏ gì nước cứóc ách hoài không bị cạn khô như các tháng nắng hạn trước kia nữa. Nguyên do vì vào mùa này là mùa mưa và nước trên sông Cửu Long dâng cao tràn vô Biển Hồ trên Cao Miên làm hồ đầy và lượng nước tăng lên này tràn xuống hạ lưu làm các tỉnh như phía dưới như Chân-Đốc, Long-Xuyên, Sa-Đéc, Cao- Lảnh … nước cứ lên dần dần cho đến rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm làmực nước sông bắt đầu bò lên các miếng ruộng sau nhà. Và cứ thế, theođà nước đổ, rồi cọng thêm với mùa mưa tháng Bảy, tháng Tám mà mực nước sông Cửu Long cứ dâng lên hoài cho tới lúc nước tràn bờ đầy ruộng đầy đồng nhe hai anh.

http://i487.photobucket.com/albums/rr240/gatgu_photos/90-250mm/td2.jpg
Mùa nước đổ(Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php)

Vào mùa này mực nước sông mỗi ngày cứ dâng lên hoài, có ngày nước dâng năm ba phân, có ngày nước dâng lên cả tấc tùy theo lượng nước mưa trên thượng lưu cũng như lượng nước mưa vùng hạ lưu của mình nhiều hay ít mà lưu lượng sông Cửu Long mạnh hay yếu, nhưng mức nước lên không bao giờ giảm. Chính vì vậy mà từ tạo thiên lập địa ông bà ngày xưa của mình gọi mùa nước vùng mình những ngày này là “mùa nước lên” nhe hai anh; chứ đời trước hổng có ai kêu là“mùa nước nổi” như bây giờ!

http://thatsonchaudoc.com/thatsoncd_hxua/nl_anbienkhachsan2.jpg
Công Viên Châu Đốc Lụt 1961
(Nguồn: Thatsonchaudo.com)
Thưa hai anh,
Trời đất có cái hay là nước dù lên tưởng chừng không bao giờ ngừng như vậy, thế rồi, đến ngày 25 tháng Chín âm lịch mực nước đang lên thơi thới trên các nhánh sông, trên các kinh rạch, trên các cánh đồng ấy bổng nhiên ngưng lại, đứng yên một chỗ không lên không xuống giống như có cái máy thiên cơ khóa lại sức chảy của lưu lượng dòng Cửu Long và dân quê của mình gọi hiện tượng nước ngưng lên này là “nước phân đồng”.Theo đó, nước phân đồng cũng chính là mực nước tối đa của mùa nước lên. Theo kinh nghiệm, dân quê thường lấy vôi, lấy than củi ghi mực nước phân đồng hằng năm như vậy để so sánh mùa nước lên năm nào cao thấp hơn năm nào và người ta cũng căn cứ vào những mức ghi dấu ấy để bồi đấp vườn tược , hoặc đổ nền nhà thêm lên nếu cất nhànền đất hay nâng sàn nhà cao thêm nếu cất nhà sàn hầu tránh nước ngập nhà cửa vườn tược sau này.
http://thatsonchaudoc.com/thatsoncd_hxua/nl_santruon.jpg
Sân Trường Thủ Khoa Nghĩa - Lụt 1961
(Nguồn:Thatsonchaudoc.com)

Thưa hai anh,
Có mùa nước lên, có nước phân đồng như vậy thì tất nhiên sẽ có mùa nước xuống vì nước lên hoài làm sao dân tình mình chịu cho nổi. Phảivậy  hông hai anh? Và mùa nước xuống này, dân quê gọi là mùa nước giựt. Theo thứ tự mà tui nhớ rất rõ là sau ngày nước phân đồng vào 25 tháng Chín âm lịch, thì mực nước cứ cầm cựán binh bất động như vậy cho tới cuối tháng Chín và đầu tháng Mười, dù những ngày đầu tháng Mười này có nước rong nhưng mực nước trên đồng không lên cao bao nhiêu; cho tời đúng ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch, tức là ngày nước chánh kém giữa tháng Mười, nước bắt đầu rút mạnh, người ta thấy rõ mực nước trên đồng chảy ra các kinh rạch rất mạnh và mực nước trên các kinh rạch cũng giựt nhanh ngó thấy.
Theo kinh nghiệm nhà quê mà tui biết thì dấu hiệu trước tiên để biết nước sắp sửa giựt là những đàn cò trắng bắt đầu ra đứng tại cá bờ rạch bờ kinh ngay các cựa gà chỗ nước rút xuống kinh mương để chờ cá ra.Dân quê gọi hiện tượng này với cái tên rất quen là “cò ra sông”.Thành ra, nước đang lên mà cò ra sông là nước sắp giựt.Hợp cùng hiện tượng nước giựt nhanh này các loài cá trên đồng ào ào lội theo dòng nước tràn ra sông, và dân quê gọi mùa này là“mùa cá ra”. Đặc biệt khởi đầu cho dấu hiệu mùa cá ra chính là giống cá linh, rồi sau đó mới tới cá mè dinh, cá dãnh, cá trèn, cá thác lác các loại rồi mới tới hai loài cá ra gần chót báo hiệu nước trên đồng gần cạn đó là cá rô biển và cá rằm. Kinh nghiệm cho thấy khi nào mình giăng lưới mà dình rặt hai giống cá này thì coi như cá trắng trên đồng sắp ra sông hết rồi. Dĩ nhiên các loại cáđen như cá trê, cá lóc, cá rô thì một số ra sông sớm, nhưng một số cũng nấn náở lại các lung vũng đìa bàu nên mới có mùa làm lóng, tát mương, tát đìa làm mắm sau này vào mùa nắng tháng Hai, tháng Ba âm lịch.
Ngày xưa, vào các năm của thập niên 1940-1950 của thế kỷ trước, dân quê vùng Châu-Đốc- Long-Xuyên của mình làm rặt một mùa lúa mùa, nên mùa nước giựt từ các cánh đồng lúa mùa nước cỏ, nước phèn chảy ra ào ào, nên cá mùa này bị nước cỏ làm cho hai con mắt của chúng bịđỏ và không lội xa được mà cứ nổi ngay tại chỗ quơ râu quơ kỳ quây quần lòng vòng chung với nhau từng bầy, từng bầy và dân quê gọi mùa này là mùa cá dại. Dại ở dây hiểu như nghĩa cá bị khờ, hổng biết đường nào mà lội cứlòng vòng lẩn quần cùng nhau như vậy chờ cho sắp nhỏ vác chĩa sà di làm bằng căm xe đạp hoặc bằng kèo dùđi dọc theo bờ rạch lựa những con cá ngon đểđâm cả xâu dài thòn, biết ham nhe hai anh! Mùa cá dại này có cá nhái làđông nhứt, rồi tới cá rô biển, cáéc, cá trèn, cá mè, cùng các loại cá trắng khác nữa nhưng riêng loài tôm chúng cũng góp mặt với mùa cá dại này bằng cách bò cặp theo hai bên con đường lộđá Long Xuyên-Tri Tôn quơ râu quơ càng nhiều lắm.Riêng các loại cáđen như cá rô, cá trê, cá lóc vì là loài cá mạnh, chịu được các loài nước phèn, nước cỏ này, nên chúng ít khi nào nổi lờ đờ như các loài cá trắng.Vào mùa cá dại này, hồi nhỏ hổng gì vui bằng đi đâm cá, đâm tôm phải hông hai anh?

http://thatsonchaudoc.com/thatsoncd_hxua/le3.jpg
Châu Đốc Lụt 1961(Đi học bằng xuồng)(Nguồn:Thatsonchaudoc.com)

http://thatsonchaudoc.com/thatsoncd_hxua/Tot_5.jpg
Châu Đốc Lụt 1966
(Nguồn:Thatsonchaudoc.com)
Thưa hai anh,
Nhơn nhắc mùa nước lên ở vùng sông nước miền Tây của mình, hồi xưa ông bà mình có phân biệt khi nào nước lên quá mức bình thường như ngập vườn tược, nhà cửa, đường sá cầu cống  thì mới gọi nước lụt hoặc  có mưa dông lớn làm mực nước dâng nhanh bất thườngthì mới gọi là bão lụt. như bão lụt năm Thìn mà người xưa nào cũng nghe nói và nhắc tới. Riêng trong đời tui thì mùa nước lụt lớn nhứt vùng mình thì có lẽ là mùa nước năm 1960 mà tui biết.  Hồi đó, tui học lớp Đệ Tứ, nhà trọ  từ cầu Cái Sơn (Long Xuyên), tôi đi bộ lên trường qua chỗ ngã tưđèn bốn ngọn (chỗ ngã rẻ vô Núi Sập) nước ngập tới háng, nước chảy băng băng qua đường như giữa lòng rạch lớn.
Rồi hồi còn nhỏ hơn nữa, lúc tui học lớp Ba trường Sơ đẳng Tiểu học bên cạnh chùa Kỳ Viên, chỗ ngã ba Vàm Nha, đường lộđáđi vô chợVàm Xáng, Cầu Số Năm, Tri Tôn, năm 1949, đường làng Bình Hòa (Mặc Cần Dưng) nước năm đó lên quá cao làm ngập nhiều khúc đường, nước chảy băng băng, nhứt là khúc đường trước nhàông thấy thuốc bắc mà bà con hay gọi nhàông thầy Sáu Màu, nước ngập sâu tới lưng quần. Vì sợ trôi đất, nên những khúc đường ngập sâu như vậy, chủ nhà thường chặt chà me nước lấp ngang cho người ta đừng lội làm đất bị trôi. Tụi tui vì quá nhỏ và đường ngập sâu như vậy nên thường đi học bằng xuồng, thay vìđi vòng đường sông từ cầu ông Nhà Lầu bơi vô Vàm Nha, chị tôi chống xuồng tắt qua cánh đồng lúa mùa từ sau nhà vô lộđá Long Xuyên-Tri Tôn và chống dọc theo con đường lộđá này băng vô trường. Nhớ những ngày còn nhỏđi học vào mùa nước ngập ấy vui lắm!
http://thatsonchaudoc.com/thatsoncd_hxua/LTN1966.jpg
Châu Đốc Lụt 1966 (Bồ Đề Đạo Tràng)
(Nguồn: Thatsonchaudoc.com)
Có lẽ mùa nước lên ngập lụt lớn gần đây nữa là vào năm 1978.Vào mùa nước lên này nhà cửa bị nước ngập sâu đãđành mà đường xá cũng lầy lội lắm.Nhớ năm 1978, gạo lúa thắt ngặt quá mạng, nên dân ruộng không biết làm gì hơn là giăng lưới cá trắng. Cũng may làcá dính lưới ôi thôi là cá, người nhà quêđem về nấu cháo ăn cho đỡđói vì mùa lúa thần nông Hè Thu năm ấy bị chìm nên gạo thóc thất bát quá mạng!
http://thatsonchaudoc.com/thayco/gsTung_Huynh1966.jpg
Thầy cô giáo giờ nghỉ giải lao trước sân trường Thủ Khoa Nghĩa mùa nước lên năm 1966(Nguồn:Thatsonchaudoc.com)

Thưa hai anh,
Nhận xét về các mùa nước lên vào những năm rất xa, có tới bảy mươi lăm năm, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có lần đã nhắc:
“- Phải.Từ Mộc-Hóa tới Vịnh Xiêm La, từ phía trên Châu-Đốc tới Cần-Thơ ruộng nương đường sá chỗ nào cũng ngập.Năm 1937 nước lên rất cao, những châu thành Châu-Đốc, Long-Xuyên không khác chi thành Venise.Người tabơi xuồng đi trên những đại lộ.Còn ở nhà quê thì nhiều nhà nước lên gần tới nóc.
Vì nước lên từ từ, ngày nào nhiều nhất là 25-30 phân nên tuy lụt lâu (kéo dài hàng tháng) mà tai nạn ít, đồđạc hao không bao nhiêu, không như những trận lụt chớp nhoáng ở Trung-Việt, nước lên trong một ngày là mấy thước, người chết, của trôi rồi chỉ một hai hôm lại rút hết. Tuy nhiên lụt lớn thì mùa màng ởđây cũng hại đến 50 phần trăm và có lần bà Thủy đã bắt trọn một đám cưới. Từ Hồng Ngự họđưa dâu về một làng ở phía dưới, trong đồng Tháp. Muốn tránh những con rạch ngòng-ngoèo, người ta băng ra đồng, không ngờ gặp một cơn dông, sóng đồng nổi lên cao ngất, gìm hết một đoàn ghe không một người sống sót.
Tới mùa nước lụt cảnh đẹp lắm. Nhà sàn sơn xanh đỏ chiếu xuống dòng nước lờ đờ, ghe xuồng đi lại tấp nập, cá lội ngay dưới cửa sổ nhiều vô cùng, không một thước vuông nào không cóhàng chục con; đây một em nhỏ cầm cây đinh ba chăm chú nhìn dòng nước, đợi cá qua làđâm; kia một ông lão thả câu trên chiếc cầu cong cong, dưới gốc dừa, cánh đồng lúa xanh mơn- mởn điểm những bông súng trắng, hoặc phơn-phớt tím, còn trước nhà, sau nhàđiên-điễn rủ những bức mành xanh xanh điểm vàng, lơ-thơ như liễu…”(1)

Hình bông và cây 688
Bông điên điển mùa nước lên

Bông súng mùa nước lên tháng Tám.

muanuoclen.jpg
Rau chàng và rong đuôi chồn giữa đồng nước ngập
(Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php)

Riêng hai anh thì tui nhớ hai anh cũng đã nhắc qua những mùa nước lên này .Với anh Hai An Phú thì “Nội Ngoại Đều Thương”, còn anh Bảy Tân Châu thì trong “Đời Thủy Thủ”. Dù mỗi anh nhắc mỗi cách vì hoàn cảnh mỗi anh có khác nhau những tui nghĩ dù cách nào thì hai anh cũng dành chút tình cho vùng sông nươc quê mình, nó mãi mãi là những chất liệu thiêng liêng làm hai anh không cách gì rời xa nó được. Đó chính là nhựa sống của riêng hai anh mà cũng là nhựa sống của tui cùng biết bao bà con cùng có quê là miền Tây Nam nước Việt của mình nữa vậy! Phải vậy hông, thưa hai anh?

Thưa hai anh,
Thế là tuổi đời của tui nay cũng già hơi bộn bộn rồi! Những mùa nước lên mà tui biết cũng có tới hơn bảy chục năm rồi hai anh à! Nay ngồi nhớ lại hơn bảy chục năm trời ấy có biết bao dời đổi mà với tâm trí một người nhà quêgiànhư tui có khi hổng đủ chữ nghĩa ghi chép lại cho đầy đủ các chi tiết được. Kính mong hai anh lượng tình thông cảm và bỏqua  giùm cho em út nếu còn nhiều thiếu sót mà tui chắc chắn là thế nào cũng còn sơ sót nhiều lắm. Trời đất vốn biến di vô cùng tận, dòng đời thay đổi hoài làm cho mình nhiều lúc biệtngộp thở luôn nên con người cũng khờ luôn theo mọi biến dịch của cơ trời. Hồi xưa, hai anh thấy bắt đầu tháng năm là các con rạch vùng mình nước bắt đầu đục ngầu vàcầm rạch rồi, nay là tháng sáu, tháng bảy âm lịch rồi nhưng rạch lại khô rang thì thử hỏi trời đất bây giờđâu có giống hồi xưa nữa, nói chi là con người ngày nay đã khác xưa cũng là cái lẽ thường tình phải hông hai anh!?! Chính vì thế, có lẽ vài chục năm nữa mấy cái vụnước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước ươn, nước cầm rạch, nước đổ, nước nhảy bờ, nước lên, nước phân đồng, nước giựt… chắc hết còn ai nhớ ba cái vụ linh tinh này nữa rồi hai anh ơi! Người ta sẽ đổi tên lại ráo trọi cho mà coi! Thôi thì chỉ biết đành phú cho Trời Đất định liệu vậy! Phải vậy hông, thưa hai anh?

Thưa hai anh,
Trước khi kết thúc lá thư này, xin chép ra đây vài đoạn cuốitrong  “Bài Từ Về Vườn” cùa Đào Tiềm để hai anh xem qua chơi cho vui:
“….
Dưới khe nọ nước vòng uốn éo,
Bên đường kia gò kéo gập ghềnh,
Cỏ cây mơn mởn màu xanh,
Suối tuôn róc rách bên ghềnh chảy ra.

Ngắm muôn vật đương mùa tươi tốt,
Ngán cho ta thời trót già rồi.
Thôi còn mấy nỗi ở đời,
Khứ lưu sao chẳng phóng hoài tự nhiên.

Cớ chi nghĩthêm phiền tấc giạ,
Đi đâu mà tất tả vội chi?
Giàu sang đã chẳng thiết gì,
Cung tiên chưa dễ hẹn gì lên chơi.

Chi bằng lúc chiều trời êm ả,
Việc điền viên vất vả mà vui,
Lên cao hát một tiếng dài,
Xuống dòng nước chảy ngâm vài bốn câu.

Hình thể này mặc dầu tạo hóa,
Tới lúc nào hết cả thì thôi,
Lòng ta phó với mệnh trời,
Đừng ngờ chi nữa, cứ vui vẻ hoài.” (2)
Lời vắn nhưng tình dài, một lần nữa kính chúc hai anh nhiều sức khoẻ, vạn an.

Nay kính thư,
Hai Trầu

Cước chú:
1/ Trích “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hiến Lê .Loại sách “Học Làm Người”, Sài Gòn năm 1954, trang 94-95.
2/ Trích trong “Cổ Văn Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê, mục Đào Tiềm, nguyên văn “Qui Khứ Lai Từ”, do Từ Long dịch”Bài Từ Về Vườn”, Sài Gòn (1965) và nhà Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản (không ghi năm), trang 184.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét