Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

CHUYỆN XƯA...CƯỜI CHÚT


SƯỚNG ANH HÀNG DẦU…

Sướng anh hàng dầu,
Đau anh thợ hoạn,
Khốn nạn anh nồi rang
Tan hoang anh... Tạ Đái.
Đây là một chuyện vui cổ ở miền Bắc Việt Nam. Vì là chuyển. cổ, xưa trong dân gian không có ghi trên sách vở giấy tờ nên có thể ngày nay ít ngưòi biết đến, dù là những người sinh quán ở miền Bắc Việt Nam, nhất là giới trẻ tuổi.
Đã là chuyện cổ Việt Nam thì không gian là khung cảnh miền quê Việt Nam ngoài Bắc và thời gian xẩy ra là cổ xưa và xẩy ra vào khoảng “Tây chưa đánh thành Hanoi”, cái thời mà y phục phụ nữ cổ truyền còn là yếm thắm và chưa mặc quần, còn mặc váy mà trong dân gian sau này thường đố vui là
“Cái thúng mà thủng hai đầu
Bên Tây thì có, bên Tàu thi không”,
Dĩ nhiên là thời đó không hề nghĩ tới đồ lót để chế tạo ra những món như Victoria Secret, Gorgeous hiện nay. Cái thời mà còn dùng tiền đồng, tiền kẽm, có lỗ vuông ở giữa để xỏ sợi lạt qua mà xâu để vắt lên vai hoặc bỏ vào thúng gánh để đi chợ; hồi đó chưa có ai phát minh ra tiền giấy chứ đừng nói là chi phiếu hoặc tiền plastic Discover, Visa, American Express… tiện dụng như ngày nay.
Cái thời mà còn dùng đèn đốt bằng dầu lạc hoặc dầu thầu dầu khói mù nhà và khét lẹt. 9 Anh hang dau 1Cái thời mà mọi thứ còn bán rong, nghĩa là có người mang các món đi bán và rao lớn tiếng để ai cần thì ra mua khi nghe tiếng rao hàng.
Cái thời mà đường đi toàn là đất lối lõm lỗ chân trâu, lỗ chân voi, chiến tượng mà quản tượng đưa đi dạo cho khỏi cuồng cẳng. Chợ búa là để bán qua, mua lại những món cần thiết hàng ngày, ví dụ người bán rau để lấy tiền mua thịt, cá, v..v…Có lẽ đây là tiền thân của Swap meet ỏ Mỹ ngày nay !! Không có gì để bán thì khỏi cần đi chợ, cho nên tại một làng nọ có anh bán dầu thường gánh dầu tới dù là hang cùng ngõ hẻm để bán.
Lâu ngày nên khách mua đã quen và anh bán dầu cũng biết rõ từng gia chủ mà khách “xộp” nhất là ông bà lý trưởng trong làng. Bên mua, bên bán lâu ngày thành quen, đồng chịu (nợ) đồng giả (trả) anh hàng dầu xuề xòa dễ tính để giữ mối hàng và bà vợ ông lý trưởng (nhà quê thường gọi là bà Lý, tiếm vị chức cuả chồng như vài bà có chồng có địa vị cao ngày nay) cũng đỡ lo mỗi khi thiếu hụt vì chồng cần nhiều dầu hơn thường lệ cho những buổi họp hội đồng kỳ mục ban đêm ở đình làng.
Tích tiểu thành đại, (không phải như hò Huế có câu : Cũng bởi vì anh nay một thị, em mai một thị nên chi chừ… lỡ dĩ ra rồi !) mua chịu nhiều rồi thành món nợ lớn, bà Lý phần vì không có tiền, phần vì sợ chồng gắt gỏng chê là không đảm đang nên cứ khất lần (hẹn lần sau) và anh hàng dầu vẫn hể hả “Không sao mà !” cho tới một hôm anh hàng dầu biết chắc chắn là bà Lý mới bán mẻ lợn đưọc khá nhiều tiền thừa trả mấy lần tiền nợ mua dầu.
Hôm đó anh ta không gánh dầu đi bán mà thắng bộ cánh khá bảnh đến nhà bà Lý để đòi nợ. Anh ta đến sớm vì biết ông Lý bận họp ở đình với các cụ tiên chỉ, thứ chỉ và những vị chức sắc khác trong làng về vụ chậm trễ thuế má nộp lên tổng để nộp quan trên. Anh hàng dầu xồng xộc vào trong nhà, ngồi xếp chân vòng tròn trên giường và lên tiếng đòi nợ,
Bà Lý thấy món tiền phải trả qúa lớn, cả vài chục quan (!) nên cũng hơi tiếc thành ra lại “xuống nước” khất đến lần sau. Thấy vậy lần này anh hàng dầu, không nói gì, bước xuống giường, lững thững đến nơi bàn thờ và thấy có cút ruợu trắng/rượu đế để đó, bèn cầm lên làm một tợp (hớp, ngụm, hơi, miệng). Bà Lý vội vàng cản vì đó là cút rượu dành cho chồng vào bữa cơm tối, nhưng đã không kịp vì đã bị uống mất khá nhiều.
Là con nợ nên bà đành bấm bụng thở dài để yên cho chủ nợ uống vậy. Nghe tiếng thở dài, nhớ đến câu “Gái thở dài, trai nằm xấp” tên bán dầu bèn mượn hơi men gạ gẫm rằng “Thôi ! tiền bà mua dầu thiếu, tôi xí xóa nếu như bà cho…tôi ngủ với bà bây giờ”
Bà Lý bèn ngúyt một cái chiếu lệ (cho phải phép) nhưng bản tính tiếc tiền nên nghĩ bụng là có mất mát gì đâu mà xí xóa được món nợ cả vài chục quan, có thể mua được mẻ lợn con mới. Thế là chậc lưỡi một cái, bà vội nói  “Thôi được, mau mau kẻo ông ấy về !”, và thế là bà vội ngả lưng trên giường và kéo ngược váy lên. Bây giờ mới thấy sự tiện dụng của cái váy và tiện dụng nữa là không có đồ lót Victoria (!). Thế rồi việc gì phải đến đã đến. Bà Lý thì hồi hộp chỉ lo ông Lý về giữa buổi mà ”thằng phải gió” thì có cút rượu trắng rồi nó… mãi không thôi !.
9 Anh hang dau 4Cuối cùng thì rồi nó cũng phải xuống và quen miệng như ở nhà nó hô “Quạt ! Quạt !”. Bà Lý rủa thầm “Quạt cái mả mẹ mày !”. Lát sau anh hàng dầu mới ngồi dậy, vớ lấy ấm nước chẳng cần rót ra chén mà tu một hơi và cứ ngồi đấy. Bà Lý sốt ruột vì sợ chồng về nên “năm lần bẩy lượt” dục (hối) nó đi về mà nó chỉ ừ hữ. Thế rồi ông Lý về thật, về vào lúc bà dang lo “sốt vó” vì cái ”thằng phải gió” “thằng Trời đánh ! Thánh vật! ”còn ngồi đó.
Hắn đứng lên chắp hai tay vái ông Lý rất kính cẩn và chào “Bẩm ông đã về !” Ông Lý mát ruột và hỏi “Anh đến có việc gỉ ?” thì anh hàng dầu bèn lễ phép nói “Bẩm con đến xin tiền dầu bà Lý mua vào kỳ họp hai tháng trước”. Ông Lý nghĩ một chút thì nhớ ra và hỏi là bao nhiêu tất cả và nhẩm tính (tính rợ) là đúng, ông liền bảo vợ “Sao không trả người ta mà để lâu quá thế !”
Bà Lý cay đắng vội nói “Trả, trả cái gì ? ông biết gì mà bảo trả !”. Trước mặt người lạ mà không có vai vế gì với làng, với hàng tổng lại thêm vừa bị các cụ quở (la, rầy, mắng) nơi đình chung về tội chậm thuế, và với uy quyền của người chồng mà lễ giáo ngày xưa là “xuất giá tòng phu” ông Lý bèn quát “Thế tiền bán lợn hôm qua đâu ? Mày có đem ra trả người ta hay không thì bảo !”
Bà Lý lầu bầu vừa tức, vừa bực vì đã bị “thằng phải gió” làm tan nát “đám cỏ gà” lại còn bị chồng quát tháo nên chần chừ thì đã bị chồng xáng cho một cái tát nổ đom đóm mắt (nẩy lửa/nháng lửa) nên bù lu, bù loa, nhưng cũng phải bấm bụng đứng dậy vào lấy tiền ra trả cho “thằng phải gió” Thật là “mất cả chì lẫn chài” !. Theo đúng ngạn ngữ (!) “Được tiền liền dời nhà”, anh hàng dầu vắt vai chuỗi tiền đồng hớn hở, hi hửng, chân nam đá chân xiêu bước ra đường.
Rõ thật là “Sướng anh hàng dầu” đây nhé ! Được cả tình lẫn tiền ! Còn phần hai của ca dao “Đau anh thợ hoạn, Khốn nạn anh nồi rang“ thì sao ?
Ra khỏi nhà ông Lý, tiền nợ đòi được vắt vai, anh hàng dầu mặt mày đỏ ké vì rượu hớn hở, tung tăng bưóc trên đường như con trẻ, đi khỏi nhà ông lý một đỗi (quãng) thì gặp anh Thập Mười,9 Anh hang dau 3 không phải, gặp tổ sư Thập Mười tức anh họan lợn. Anh hoạn lợn thấy anh hàng dầu mặt đỏ, vui mừng hớn hở vội hỏi “Này ! đằng ấy có chuyện gì mà vui thế ? Nói cho tớ biết được không ?” Thấy vậy anh hàng dầu bèn nói rằng “À ! Có gì đâu, bố ông lý mới chết, tớ thắp nén hương (nhang), chia buồn mấy câu nên được đãi bữa chén !”. Tổ sư Thập Mười mừng qúa bèn vội vàng “ba chân bốn cẳng" rảo bước đến nhà ông bà lý trưởng. Đến nơi thì quả thấy bà lý ngồi sệp dưới đất còn sụt sùi, nước mắt, nước mũi còn nhếch nhác anh hoạn lợn tin là “nhà có đám“ thật bèn hắng dặng và an ủi rằng “Thôi ông bà chẳng nên buồn, nghĩa tử là nghiã tận, tôi đến để thắp nến hương (nhang) cầu xin (cầu nguyện) cho linh hồn cụ ông sớm tiêu diêu miền cực lạc !”
Bố mình còn sống rõ ràng mà cái thằng hoạn lợn khốn kiếp này đến thắp hương khấn vái chia buồn, chắc nó (bộ nó) muốn rủa cho bố mình chết chăng ?
Thế là tiện có cái gậy thòng lọng để bắt lợn mà hoạn lợn ta ghếch ở mạn giường nên ông Lý quơ lấy và vụt túi bụi vào lưng, vào người anh hoạn lợn và hô hoán “Bố tao còn sống sờ sờ ra đó mà mày rủa cho bố tao chết hở ! hở ! hở !” Mỗi tiếng “hở” là môt cái quất vào người anh hoạn lợn. Ở tình thế này thì đương nhiên là tổ sư Thập Mười phải vọt ra khỏi nhà, ông Lý ném theo cái đồ nghề còn nắm trong tay. Anh hoạn lợn đau đớn cúi xuống nhặt (lượm) lấy cái “cần câu cơm” và hớt hải bỏ đi.
9 Anh hang dau 5Khéo sao ! vừa được một quãng ngắn thì gặp anh hàng bán nồi rang, có nơi gọi là “chã”, gánh một gánh nồi cồng kềnh đi tới. Nồi rang là cái gi ? Xin thưa đó là vật dụng bằng đất sét nung mầu đỏ như gạch chủ đích lá dùng trong bếp để rang khô cho chín các thực vật nhất là ngũ cốc như vừng (mè), bắp (ngô), thính, v..v…
Ngày xưa nồi rang thường làm bằng đất nặn tựa như cái chảo nhỏ, không tráng men vì toàn dùng để rang khô, nếu để nấu có chút nước thì gọi là ram ví dụ như ram tôm, ram thịt mà sau này ta cứ tiện gọi là rang, thì có tráng một lớp men xấu làm bằng tinh nứa. Cả hai loại không và có tráng men đều phải nung cho đất sét thật khô cứng. Dĩ nhiên ngày xưa đem nồi rang đi bán là phải gánh và phải xếp lên bồ, thúng, sao cho khéo để có thể gánh được nhiều mà nồi rang không nứt, vỡ (rạn, bể).
Anh nồi rang thấy anh hoạn lợn hớt hải, mặt đầy vẻ sợ hãi đi tới thì vội hỏi ”Sao ! Sao ! Có gì mà sợ quá vậy ?” Vừa đau đòn, vưà giận vì bị anh hàng dầu lừa dối nên anh hoạn lợn bèn nói thon lỏn “Voi sổ lồng, ai có gánh, có gồng thì chạy !”. Xin nhắc lại là ngày xưa voi là chiến tượng của nhà vua và thường được quản tượng chăn dắt ngoài đường, phố. Nghe thấy mấy tiếng ‘voi sổ lồng’ là anh bán nồi rang “mặt cắt không còn hột máu” gánh nồi trên vai chạy thục mạng (chí chết) kẻo voi sổ lồng mà tới thì tan nát hết tất cả gia tài là gánh nồi rang. Từ đó dân gian ngoài Bắc có ca dao:
“Sướng anh hàng dầu,
Đau anh thợ hoạn,
Khốn nạn anh nồi rang”
(theo Doãn Thường – Pasadena)

Yên Huỳnh chuyển tiếp

KHỎI LO
Giữa hai bà bạn thân:
- Sao chị để chồng chị theo tán tỉnh các cô gái trẻ tuổi mà không ghen.

- Kệ ông ấy. Cũng như những con chó cố chạy theo ô tô đấy thôi, lúc đuổi kịp rồi cũng có lái được đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét