Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021
. Dương Ngọc Dũng và TT Obama • Nhà nghiên cứu, nhà giáo, Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng: NGỌN NẾN TRONG ĐỜI LÊ MINH QUỐC (Thực hiện) Nhìn bề ngoài, có gì đó mạnh mẽ và quyết đoán. Khi trò chuyện sẵn sàng bộc bạch nỗi niềm, không giấu giếm. Ở con người đó còn là một sự lao động bền bĩ, đã từng viết nhiều tác phẩm nghiên cứu về triết học, tôn giáo như Kinh dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Triết giáo Đông Phương, Đường vào triết học, Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học… Từ góc nhìn của một người đã trải qua môi trường giáo dục từ Đại học Harvard, Đại học Boston (Mỹ)… và giảng dạy tại các trường đại học trong và ngoài nước, ông đã trao đổi câu chuyện lý thú đã trải qua. Kinh nghiệm và trải nghiệm này có ý nghĩa dành cho nhiều người, nhất là những ai đang phấn đấu tự “nâng mình lên”. *Sự thành công và làm nên danh phận của một người không thể tách khỏi việc học. Kinh nghiệm của ông như thế nào? -Tôi chào đời năm 1956, với một đống dây chằng quấn xung quanh cổ, suýt chết ngạt. Mẹ tôi người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Bố tôi người miền Nam, hoạt động cách mạng, ở tù triền miên, lớn hơn mẹ tôi gần hai chục tuổi. Mẹ tôi buôn bán đủ các kiểu để nuôi một đám con đến tuổi ăn rất hăng. Cảm giác hụt hẫng xuất phát từ chỗ tôi không theo kịp với bạn bè trong lớp. Vì thế mỗi khi nhắc đến chuyện đi học, luôn cảm thấy chán chường. * Vậy, ông tìm niềm vui nơi đâu? - Niềm an ủi duy nhất của tôi lúc bấy giờ là sách. Tôi đọc rất nhiều và khao khát khi lớn lên mình cũng được giống như những người viết ra những cuốn sách như vậy, phải là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, học rộng, biết nhiều và miệt mài sáng tác. Cảm nhận của tôi lúc bấy giờ là như vậy. Còn sách tôi đã đọc rất nhiều nhưng chả theo một nề nếp thứ tự gì cả. Mỗi khi buồn không còn gì để đọc tôi còn đọc cả sách dạy nấu ăn. Nhà tôi ở kế bên tiệm cho thuê sách. Ông chủ tiệm đó trước đây kiêm luôn thợ cắt tóc. Mỗi lần qua chỗ ông cắt tóc là tôi hỏi ông có cuốn nào mới không. Cả một tiệm sách cho thuê gần nhà không còn cuốn gì mà tôi chưa đọc. Thậm chí tôi còn nhớ khi ngọn đèn duy nhất trong nhà tôi tối dần vì điện yếu- các nhà giàu bên cạnh có ti vi và dùng máy survolteur để tăng điện, hút hết điện của những nhà nghèo xung quanh - tôi bắc ghế rồi đứng lên, cầm cuốn sách đưa sát vào bóng đèn để đọc. Tôi nhớ mãi ánh sáng của nó. Ánh sáng mờ yếu của nó vẫn tiếp tục chỉ đường cho tôi qua bao năm tháng. Một phần đời của tôi là sách. Sách chi phối mọi suy nghĩ của tôi cho đến tận ngày nay. Thú vui lớn nhất của tôi bây giờ vẫn là đọc sách, cho nên bị phong tỏa trong mùa dịch tôi cũng chẳng lấy gì làm buồn bực cho lắm, ngoài việc không được đi dạy. *Nhiều người nổi tiếng, thành đạt cũng cho biết họ đã trưởng thành từ sách, chi tiết này thêm một lần nữa cho thấy ích lợi của việc đọc sách. Thế, sau đó thế nào, thưa ông? - Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1974, tôi ghi danh vào Đại học Khoa Học với ý định sẽ thi vào trường Y. Học chưa đến đâu thì đất nước diễn ra sự kiện 30.4. 1975, tôi lại đổi ý thi vào học tiếng Anh tại trường Đại Học Tổng Hợp TP.HCM, tốt nghiệp loại giỏi năm 1980, tôi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Chưa kịp soạn bài giảng thì được chiêu tuyển vào Sở Công An Thành Phố, biến thành một sĩ quan an ninh. Lúc được chuyển công tác về lại trường năm 1987 thì năm 1989, tôi được trúng học bổng du học tại Úc (Đại học Canberra). * Chẳng lẽ lần này cũng là… sách nữa chăng? - Vâng. Sang bên Úc thay vì tập trung vào việc học để lấy bằng và để dành tiền mua xe Honda Cub, tôi lại lang thang xung quanh mấy tiệm sách cũ, tìm đọc Michel Foucault, Jacques Derrida, những tác giả mà tôi đã nghe danh từ hồi còn học trung học. Cảm nhận chung của tôi về tuổi trưởng thành là tôi phản đối mọi thứ. Tôi có cảm giác mọi thứ lý thuyết đều sai. Nó không phải là cảm giác hoài nghi mà là sự phủ định triệt để đối với tất cả những điều người khác nói, kể cả thầy cô của tôi. Tôi cảm thấy họ chỉ căn cứ vào một vài cuốn sách giáo khoa nào đó rồi giảng lại cho học trò giống như cái máy thu âm. Tôi ghét giáo viên đến mức thề sẽ không bao giờ lấy vợ là cô giáo! Vậy mà người vợ đầu tiên của tôi là… một cô giáo chính cống, còn bản thân tôi cũng đã hít phấn khoảng hơn ba mươi năm! Có thể nói, tôi và sách là “duyên nợ”, bởi năm 1993 tôi được Viện Harvard-Yenching cho học bổng đi du học ngành Khu Vực Học - Đông Á (Regional Studies - East Asia) tại trường Harvard lừng danh thế giới. Đây là một kinh nghiệm làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Tôi lại cắm đầu đọc sách và học bất cứ thứ gì tôi thích. Đi ngang một lớp học thấy đông sinh viên tôi cũng ráng chui vào xem ông thầy dạy cái gì. Té ra vị giáo sư này đang giảng một môn nghiên cứu về… cái chết (mortuary studies): kỹ nghệ sửa sắc đẹp cho các nạn nhân bị xe cán, công việc kinh doanh của ngành mai táng, phong tục mai táng của nhiều dân tộc v.v… Thế là đăng ký học luôn! Sau này về quê hương lỡ thất nghiệp thì chuyển sang kinh doanh… đám ma! Tôi có một hứng thú đặc biệt đối với các chủ đề tôn giáo nên xin học bổng học thêm về ngành tôn giáo học sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ (1995). Khoa Tôn Giáo trường đại học Boston sau khi phỏng vấn đã nhận tôi vào chương trình dưới sự hướng dẫn của GS. Malcolm D. Eckel. Đây là thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp học hành của tôi nhưng nếu viết thành tiểu thuyết thì sẽ là một câu chuyện nhạt nhẽo nhất trên đời vì mọi hoạt động của nhân vật chính chỉ diễn ra trong thư viện, giữa chồng sách cũ chẳng ai buồn ngó ngàng đến. Sau khi về nước, năm 2002, đến trình diện tại Khoa Đông Phương Học (Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, TP.HCM), tôi làm công tác giảng dạy, làm Trưởng bộ môn Ấn Độ học, dạy môn Tôn giáo Đông Á, rồi dạy các môn lịch sử Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, và triết học trong khoa học tự nhiên… cho đến ngày về hưu vào năm 2021. Và như đã nói, từ việc đam mê đọc sách, ngoài việc giảng dạy, cho đến nay tôi vẫn tiếp tục viết sách. *Ngoài đam mê về sách, khi du học tại Mỹ, nay nhìn lại, ông có thấy có sự khác biệt gì trong lối giáo dục tại Việt Nam? - Tôi thấy rằng so sánh nền giáo dục Việt Nam với nền giáo dục ở những trường như Harvard hay Boston thì quả thật hết sức khập khiễng. Nhưng rất cần so sánh để có thể rút ra những bài học hữu ích. Ưu điểm lớn nhất của đại học Harvard hay Boston là hệ thống thư viện cực tốt. Tìm sách gì cũng có. Nhân viên thư viện là những người được đào tạo chuyên nghiệp để giúp đỡ sinh viên hay bất kỳ học giả nào. Họ không đơn thuần là những người ngồi giữ sách cho thư viện. Ngay tại Harvard những năm 1993 mà tôi vào thư viện có thể tìm thấy báo chí Việt Nam để đọc. Một bà giáo sư đã làm ầm lên vì còn thấy cả tạp chí Playboy trong thư viện. Ưu điểm thứ hai là rất nhiều môn học để lựa chọn. Vào đầu học kỳ mọi sinh viên đều được phát một quyển sách dầy cui ghi rõ khoảng hơn ba ngàn môn học (courses). Và sinh viên phải chọn bốn môn cho một học kỳ (term). Thử tưởng tượng: phải chọn bốn “cô” trong ba ngàn “cô” xinh đẹp! Thế là sinh viên vắt giò lên cổ mà chạy qua các giảng đường để chọn được những môn vừa ý nhất. Tuần đầu là tuần shopping nên sinh viên tha hồ lượn vào các lớp, ngồi nghe thầy giảng khoảng năm mười phút, rồi lại cấp tốc lên đường chạy qua một lớp khác. Chính ở điểm này thì tôi không biết cho đến bao giờ Việt Nam chúng ta mới theo kịp. Các giáo sư có văn phòng riêng và họ sẵn sàng đón tiếp sinh viên vào những giờ họ không phải lên lớp. Giáo sư, sau khi dạy xong, phải quay lại văn phòng và làm việc (nghiên cứu) ở đó cho đến giờ về (5 giờ chiều). * Ông vừa nói “Các giáo sư có văn phòng riêng”, có phải là họ… mở lớp dạy thêm, tức họ cũng “chạy sô” như ở ta? - Không. Không có hiện tượng giáo sư chạy sô kiếm thêm tiền. Đừng nói về tiền lương! Giáo sư đại học ở Mỹ lương rất thấp, trung bình khoảng từ 50,000 đến 60,000 đô mỗi năm, và tương lai thì không có gì chắc chắn, vì nhà trường đa số chỉ ký hợp đồng chứ không tuyển họ vào biên chế. Giáo sư Việt Nam có cuộc sống ổn định hơn nhiều, được vào biên chế, và được…chạy sô. Nhưng điều kiện giảng dạy của các giáo sư Mỹ rất tốt, dạy đúng chuyên môn yêu thích của mình, và luôn có điều kiện được cập nhật tri thức thông qua việc tham gia các hội thảo quốc tế chuyên ngành. Theo kinh nghiệm của tôi, tại Việt Nam mọi chuyến đi nước ngoài để dự hội nghị hiếm khi nào đến tay các giảng viên. Chủ yếu là ban giám hiệu hay ban chủ nhiệm khoa thay phiên nhau đi dự hội thảo. Họ đi dự hội thảo như đi chợ. Về đến nhà thì lại đi họp. Họp suốt ngày suốt đêm. Tôi thực sự không hiểu họ đào đâu ra thời giờ để đọc sách chuyên môn, chứ đừng nói gì đến việc nghiên cứu! Cũng “may” cho tôi là không được nhà trường giao cho chức vụ quản lý nào nên cũng còn thời gian đọc sách để cập nhật thông tin kể từ ngày rời Boston về Việt Nam. Bên Mỹ hầu như giáo sư rất ít khi tham gia họp nhiều như các đồng nghiệp của họ ở Việt Nam. * Nhắc đến ông, nhiều người vẫn tò mò, không rõ vì sao, ông lại được phía Mỹ chọn làm người phiên dịch cho Tổng thống Obama tại chùa Ngọc Hoàng (TP.HCM)? Có phải do ông đã từng là sĩ quan an ninh hay từ mối quan hệ nào khác? - Do đâu, tôi cũng không biết. Vào một ngày trong năm 2016, đang làm việc tại nhà tôi nhận được một cuộc gọi từ Tổng lãnh sự Mỹ. Người gọi yêu cầu gặp tôi tại quán cà phê Starbucks trước tòa nhà Tổng lãnh sự số 4 Lê Duẩn (Q.1). Hôm sau khi gặp người gọi điện tôi mới biết mình có vinh dự được “chọn” làm người hướng dẫn tổng thống Obama đi thăm chùa Ngọc Hoàng. Tôi cứ tưởng các em học trò của tôi đang làm trong Tòa lãnh sự giới thiệu nhưng sau đó mới biết rằng chính… Google đã “chọn” tôi. Theo lời thuật lại của người nhân viên lãnh sự, bộ phận trợ lý cho Tổng thống Obama cần một người giới thiệu cho tổng thống về ngôi chùa Ngọc Hoàng mà ông dự định ghé thăm trong chuyến công du đến Việt Nam và họ đã “hỏi ý kiến” Google. Sau ba lần “nhờ tư vấn” họ quyết định chọn tôi. Theo đúng tư duy Việt Nam, đáng lý họ phải hỏi ý kiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam mới đúng và Bộ Ngoại Giao chắc chắn sẽ hỏi bộ phận an ninh của Bộ Công An để tìm người phù hợp. Nhưng Google đã thay thế mọi thủ tục cần thiết. *A, xét ra mọi “thủ tục” đơn giản quá, thế thì sau đó, công viêc của ông… cũng đơn giản chăng? - (Cười). Không hề. Khi chấp nhận làm người hướng dẫn cho tổng thống Obama, tôi phải chấp nhận 2 điều. Thứ nhất: không tiết lộ với bất kỳ ai về nhiệm vụ của mình, kể cả vợ con. Thứ hai: tôi phải chấp nhận trải qua một cuộc huấn luyện nghiêm túc và có thể bị từ chối không cho tham gia thực hiện nhiệm vụ vào giờ chót. Thế là ngay ngày hôm sau tôi phải vác xác đến chùa Ngọc Hoàng gặp một số nhân viên mật vụ Mỹ và bắt đầu công tác huấn luyện. Một anh chàng cao to đóng giả làm tổng thống Obama, còn tôi đương nhiên là đóng vai trò của người hướng dẫn, kể lại lịch sử của ngôi chùa, dẫn “tổng thống” đi thăm quan, và sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của ông. Người mật vụ dặn đi dặn lại: “Tuyệt đối không được đụng chạm vào người của tổng thống vì bất cứ lý do gì! Nếu anh làm thế, anh sẽ bị bắn!”, “Không được đưa tay ra bắt tay tổng thống!”, “Khi tổng thống bước đi phải đếm cho đến 8 mới được bước theo! Nếu anh đi nhanh quá sẽ chạm vào người tổng thống, thì…”, nghe nhắc đi nhắc lại mấy lần “anh sẽ bị bắn”, tôi cũng khớp. Sau ba tuần lễ tập dợt, người mật vụ nói: “Anh đã làm rất tốt! Thời gian anh và Tổng thống ở trong chùa trung bình là 25 phút!”. Sau đó, họ ghi âm tất cả những điều tôi sẽ nói với Tổng thống và kiểm tra nhiều lần xem tôi có muốn thay đổi điểm nào không. Ngày quan trọng đã đến. Trong đời tôi, ngay cả khi bước lên bục để nhận văn bằng Tiến sĩ tại Trường Đại học Boston, tôi chưa bao giờ run như thế, có cảm giác như bị ai nhét đầu vào một cái thùng sắt, không làm sao nhúc nhích được. Đúng 14 giờ 30, tôi nhận được điện thoại yêu cầu đến trước khách sạn Sofitel trên đường Lê Duẩn. Khi đến nơi tôi chẳng thấy ma nào đón. Còn đang ngơ ngác thì nhận tiếp một cuộc gọi, yêu cầu tôi nhìn sang phía tay trái, sẽ thấy một chiếc xe 16 chỗ. Tôi leo lên xe, hoảng hồn khi thấy một đám lính đặc nhiệm ăn mặc như các ninja Nhật vũ khí tận răng đã ngồi sẵn. Không ai mở miệng nói bất cứ câu gì. Chiếc xe lập tức rẽ Đinh Tiên Hoàng lao thẳng về phía đường Mai Thị Lựu. Ngay khúc cua rẽ vào chùa, lực lượng an ninh Việt Nam đã chặn chúng tôi lại. Tôi phải bước xuống xe giải thích xong mới được cho qua. Rất nhiều người dân bu xung quanh xe hét vang: “Obama! Obama!”. Họ tưởng xe này đang chở Tổng thống Obama. Bà chủ quán bánh cuốn Tây Hồ đứng bên kia đường há hốc mồm khi nhìn thấy tôi mặc đồ vét oai phong đi cùng một đám lính đặc nhiệm to cao lẫm liệt. Bà ngạc nhiên là phải vì tôi thường ăn ở quán của bà nhiều lần đến mức có khi còn được cho ghi sổ. Xe tiến vào chùa Ngọc Hoàng. Tôi được yêu cầu chờ lệnh “bổ nhiệm” cuối cùng vì tôi vẫn có thể bị cho về nhà vì một lý do an ninh khó hiểu nào đó. Khoảng 3 giờ chiều, nhân vật phụ trách an ninh của Tổng thống Obama đã đến. Lúc đó tôi mới biết có một nhân vật khác cũng đã được huấn luyện y hệt như tôi trong 3 tuần qua. Anh chàng này người Mỹ, tên Frank, đến từ Đài Loan, là một chuyên gia về Phật giáo Trung Quốc. Thế là tôi và Frank, hai con “gà chọi,” đứng trình diện trước mặt nhân vật cao cấp kia để ông ta quyết định chọn một người. Ông ta liếc nhìn tôi thật nhanh rồi gật đầu. Thậm chí tôi thấy ông ta không nhìn Frank một giây nào. Sau đó ông ta quay lưng đi rất nhanh về phía chiếc Cadillac One đang đậu phía trước. Không nói một lời. Người nhân viên phụ trách đào tạo tôi trong 3 tuần qua vui mừng ôm lấy tôi, nói liên tục: “Thành công rồi”. Frank mặt mũi méo xẹo, tiến tới chúc mừng tôi. Thế là tôi đã được chính thức “bổ nhiệm” làm người hướng dẫn cho Tổng thống Obama. Người nhân viên vẽ một vòng tròn dưới đất bằng phấn trắng ngay phía trước cái thùng phước sương của nhà chùa và yêu cầu tôi đứng trong cái vòng đó, chờ tổng thống đến. Nếu tổng thống chưa đến, mà tôi bước ra khỏi cái vòng đó thì…: “Tôi sẽ bị bắn” Tôi ngắt lời. Người nhân viên bật cười: “Vâng, tất nhiên”. *Nghe ông kể, cảm thấy hồi họp và rất thú vị. Thế thì, sau đó? -Đúng giờ “hoàng đạo” thì “hoàng đế” đến! Đúng 16 giờ theo lịch trình. Khi người nhân viên nhắc tôi: “Bước qua phía tay trái!” tôi lập tức làm theo như cái máy. Wow! Sừng sững trước mặt tôi là ông chủ của Nhà Trắng, nhân vật quyền lực nhất thế giới, cao to như một cầu thủ bóng rổ, đang chìa bàn tay to như cái quạt thằng Bờm về phía tôi, với nụ cười rạng rỡ, phô hàm răng sáng bóng. Tôi quá xúc động, cứ ngẩn tò te, quên cả câu nói thông thường nhất khi mới đi học tiếng Anh hơn bốn mươi năm về trước. Chắc hẳn Tổng thống Obama quá quen thuộc với chuyện này nên ông ta siết chặt tay tôi, nhắc lại: “How are you doing?” Tôi như choàng tỉnh, lập tức chào Tổng thống và mời ông ta vào chùa. Cùng đi với tôi trong cuộc đón tiếp là nhà sư trụ trì chùa Ngọc Hoàng, tên là Thông. Ông này người Hoa, chỉ ở Việt Nam sáu tháng, mặt mũi hiền lành, nhe răng cười suốt từ đầu đến cuối, chẳng nói câu gì. Toàn bộ cuộc nói chuyện về lịch sử ngôi chùa chỉ tốn khoảng 15 phút. Còn lại là những câu hỏi ngẫu nhiên khác trong quá trình đi thăm quan. *Trò chuyện này, có câu trì chuyện gì ấn tượng nhất, nay ông vẫn còn nhớ? Tôi nhớ nhất là hai câu. Sở dĩ tôi nhớ hai câu này vì sau này ngay cả báo chí Mỹ cũng đăng tải không chính xác. Câu thứ nhất là câu tôi trả lời câu hỏi của tổng thống Obama: “Tại sao nhiều người đến viếng chùa?” Tôi đáp: “Vì nhiều lý do nhưng lý do quan trọng nhất là để cầu có con trai!” Tổng thống Obama bật cười: “I like daughters!” (Tôi thích con gái). Báo chí Mỹ đăng (và báo Việt Nam đăng theo) như sau: “Vị sư trụ trì đã yêu cầu tổng thống cầu nguyện để có được con trai!” Vị sư trụ trì tên Thông, như tôi đã nói, không hề thốt ra câu nào trong suốt cuộc đón tiếp. Thật là oan uổng cho ông! Câu hỏi thứ hai của tổng thống: “Tại sao trước bàn thờ có 3 cây nhang?” Tôi đáp: “Ba cây nhang theo Đạo Giáo có nghĩa là tinh, khí, thần”. Lúc đó chúng tôi đang đứng trước điện thờ Ngọc Hoàng, vị thần tối cao của Đạo Giáo. Chùa Ngọc Hoàng nguyên là điện Ngọc Hoàng, là một ngôi chùa Đạo Giáo, sau mới biến thành chùa thờ Phật, mới đổi tên là Phước Hải tự, nhưng dân gian vẫn quen miệng gọi là chùa Ngọc Hoàng. Thiết kế của chùa này là tiền Phật hậu Lão, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Ngọc Hoàng. Khi ra đến phía trước, ngay trước bàn thờ Tam Tôn (Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí), tôi có chỉ hình tượng 3 cây nhang trước bàn thờ, giải thích: “Ba cây nhang này ở ngay đây lại tượng trưng cho Tam Bảo hay giới, định, tuệ.” Tổng thống mỉm cười, có vẻ lịch sự, nhưng tôi đoán chắc ngài cũng chẳng hiểu “ba món quý” (tam bảo) đây là ba món gì. Cuộc đón tiếp đã diễn ra đúng như dự kiến. Không có một sơ suất nào. Khi đi bộ ra về tôi còn được… bà chủ quán Tây Hồ đãi cho một dĩa bánh cuốn. *Câu chuyện thú vị quá, không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm đó. Xin hỏi thêm ông, với tư cách một nhà nghiên cứu về tôn giáo và triết học, ông nghĩ gì về ngày tháng khi chúng ta đang đối mặt với Covid-19? -Đang trong mùa đại dịch, bị trói chân trong nhà, nhìn về tương lai chắc chỉ thấy một màu u tối? Không. Tôi vốn quen làm bạn với sách nên không cảm thấy quá buồn bực. Có nhiều thời gian hơn để đọc những tác giả mà trong suốt thời gian tất bật với công tác giảng dạy không thể ngó ngàng đến. Gần đây dạy online thấy sinh viên có vẻ hào hứng, chăm học, chăm hỏi. Có lẽ chính họ cũng đang thay đổi các thói quen để thích nghi. Lướt qua facebook, thiên hạ dường như bớt nói nhảm hơn xưa. Ngay những chuyên gia nói nhảm để gây sự chú ý, nay cũng im hơi lặng tiếng. Con người biết cảm thông, đùm bọc nhau hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Trong đêm trường tăm tối vẫn còn nhiều tia sáng của lòng yêu thương. Tôi thực sự mong muốn, rất mong muốn cuộc sống sẽ quay trở lại như xưa, thời của ồn ào, bụi bặm, đường sá nghẹt đông những mảnh đời chen nhau vội vã, nhưng vẫn tìm thấy trong cảnh khốn khó hiện nay một điều gì đó, giống như một thông điệp, giống như một ngọn nến nhỏ, một cơ hội nào đó để tìm về những ý nghĩa, những kết nối, đã đánh mất trong cõi đời xoáy lốc. Khu chung cư nơi tôi ở đã bị cách ly, phong tỏa hơn mười ngày nay. Đã có người chết. Tôi tự hỏi không biết cảm xúc của mình như thế nào khi cơn đại dịch đích thân tìm đến viếng thăm. Cũng tương tự như Steve Jobs trong những giờ khắc cuối cùng nằm trên giường bệnh, khi ông cảm thấy rất rõ sự lạnh lẽo của cái chết đang đến gần, Steve Jobs chợt thấy những điều quan trọng trước đây, tiền bạc, danh vọng, thành công, bây giờ trở thành vô nghĩa. Như mọi triết gia đã biết: cái chết rất có thể là một bài học lớn nhất của con người. Nó tạo ra sự khủng khiếp, làm hoang mang, gây nhức nhối, mọi ý nghĩa, mọi hành động đều mất hết giá trị, nhưng cũng có thể nó là cơ hội để chúng ta nhìn lại cuộc đời mình, nhìn thật sáng suốt, tỉnh táo để thấy chúng ta đã làm được gì, đánh mất điều gì, đã yêu thương hay căm hận. Rồi những cơn chấn động này cũng qua, cũng sẽ trở thành lịch sử, những người may mắn còn ở lại để tiếp tục cuộc hành trình, có lẽ đã chiêm nghiệm được một bài học lớn. Họ thấy rằng họ đã quá ít yêu thương. Họ thấy rằng họ đã đánh mất nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời. Họ cũng sẽ ao ước giá họ có thể cầm được một ngọn nến soi đường cho ai đó vẫn còn lang thang trong cõi đời vô tận. *Hoàn toàn đồng ý với ông, cám ơn ông đã mở lòng dành cho cuộc trò chuyện này. L.M.Q Bài đăng báo AN NINH THẾ GIỚI số 240 tháng 8/ 2021.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021
Chị tôi lái xe 🚗 Hôm trước tôi đi nhờ ô tô với vợ chồng ông anh tới ăn liên hoan giỗ cụ thằng bạn. Đám giỗ vui quá nên hai anh em uống say mềm, lúc về, tôi bảo anh: “Say thế này lái xe nguy hiểm lắm! Hay mình bắt taxi về anh nhỉ?” Anh thở phì phò, mắt đờ đờ, mồm tóp tép như định nói gì đó, thì vợ anh đã lên tiếng trước: “Sao phải bắt taxi! Chị lái được mà!” Tôi rụt rè kéo áo ông anh hỏi nhỏ: “Chị lái được thật không anh?” Ông anh lại thở phì phò, mắt đờ đờ, mồm tóp tép định nói, thì chị lại nói trước: “Đừng có khinh thường chị! Hai tháng nữa là chị thi lấy bằng rồi đó chú!” Biết tôi vẫn còn hoang mang, ông anh cố cất giọng nhè nhè trấn an: “Đừng lo! Vợ anh đã từng lái ô tô chở một bà cụ hàng xóm đi lên tận trên huyện cơ mà! Tiếc là chỉ đi được một đoạn thì phải quay lại!” - “Sao phải quay lại ạ?” -“Vì bà cụ vãi đái ra quần, phải quay về thay quần khác. Rồi lấy lý do là hết quần, bà cụ dứt khoát không đi nữa!” Nghe nói Thạch Sanh trước khi vào hang giết chằn tinh cứu công chúa đã phải làm vài bát rượu để lấy can đảm. Tôi lúc ấy có lẽ cũng vậy, nếu không nhờ rượu, chắc chả đủ can đảm bước lên xe. Vào trong xe, tôi và ông anh phê quá thiếp luôn đi. Lát sau, tôi giật mình tỉnh dậy, thấy xe đã nổ máy nhưng vẫn đứng im chỗ cũ, chưa đi được mét nào. Tôi hỏi sao chưa đi, thì chị bảo là chị đang tìm cái chân ga, rờ mãi chưa thấy nó đâu. Rồi bất ngờ tiếng động cơ rú lên như con lợn bị chọc tiết, còn chị thì gật gù: “Đây rồi! Đúng chân ga đây rồi!” Nhưng cái xe vẫn cứ đứng đó. Tôi sốt ruột ngó lên, thấy chị đang loay hoay thắt dây an toàn. Chị bảo việc thắt dây an toàn tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó thể hiện đạo đức, trách nhiệm và ý thức rất lớn của người lái xe. Rồi chị càu nhàu: “Sao cái dây an toàn hôm nay khó thắt thế nhỉ?” Tôi bảo: “Dây an toàn của ghế lái nó ở bên tay trái chị ạ! Còn cái dây chị đang cầm là dây của ghế phụ, không thể quàng cái dây đó qua người chị được đâu!” Ơn giời, cuối cùng thì cái xe có vẻ như đã chuyển động được rồi. Nhưng thay vì chỉ lùi một tí tẹo là ra được đường lớn, thì chị lại cho xe tiến lên, quyện một vòng quanh ngõ. Tôi thắc mắc thì chị bảo: “Chị mới đi học lái được vài buổi, thầy mới chỉ dạy tiến thôi, chưa dạy lùi. Mà tiến với lùi quan trọng gì đâu, miễn sao cuối cùng vẫn ra được đường to” Đúng là cuối cùng vẫn ra được đường to thật – dù là phải sau một hồi quyện vòng vòng. Xong, chị hít một hơi, nói giọng hệt như giọng cảnh báo của mấy cô hướng dẫn viên hàng không trước khi máy bay cất cánh: “Sẵn sàng chưa? Ta đi nhé!” Chị vừa dứt lời, cái xe rú lên như con chó đang ăn vụng bị chủ bắt gặp phang cho cái đòn gánh vào lưng, nó giật đánh “hự” một phát rồi lao vọt đi. Cú giật khiến tôi và chồng chị như bị vật ngửa ra sau, đầu đập cái “uỵch” vào thành ghế. Nếu ghế không làm bằng đệm mút mà là bằng sắt thép xi măng, thì chồng chị và tôi đã bị chấn thương sọ não rồi. Dưới sự khống chế của chị, chiếc xe giống như một đứa trẻ bị tăng động: nó cà giật cà giật, đang lao nhanh thì hồn nhiên khựng lại, rồi đang khựng lại, bỗng đột ngột lao nhanh… Còn chị, chị vừa lái xe vừa chửi: “Đồ thần kinh!” Tôi hỏi: “Chị chửi em à?” Chị bảo: “Không! Chị chửi mấy thằng xe đi sau, ban ngày mà cứ bật đèn sáng trưng” Tôi thở dài: “Chúng nó xin đường chị đấy ạ! Tại chị không đi hẳn ra làn ngoài, cũng không vào hẳn làn trong, rồi cứ giật đùng đùng, nên chúng nó không dám vượt!” Chị nghe vậy thì “À” lên một tiếng, vẻ như đã hiểu ra, nhưng chị vẫn không nhường đường cho chúng nó! Đến chỗ ngã tư có cột đèn giao thông, chị quay lại hỏi tôi: “Đang đèn đỏ hay xanh vậy chú?” Tôi sửng sốt: “Chị không nhìn thấy à?”. Chị bảo: “Chị bị mù màu kết hợp với loạn thị bẩm sinh, nên nhìn không rõ lắm!” Một người đàn ông dắt con chó định băng qua ngã tư, nhưng có lẽ nhờ tạo hóa ban cho cái bản năng sinh tồn nhạy bén, con chó dường như đánh hơi được mối nguy hiểm đang gần kề, nó dứt khoát không chịu sang đường, mặc cho chủ nó đang ra sức kéo nó đi. Chỉ khi xe của chúng tôi băng qua khỏi ngã tư rồi, con chó mới tươi cười để cho chủ dắt sang. Tôi chưa kịp thở phào vì xe đã vượt qua ngã tư an toàn thì bỗng “vèo” một phát, cái xe lắc mạnh rồi lạng qua bên phải, sát sạt và suýt tông vào một bà đang đi xe đạp. Tôi thắc mắc: “Tự nhiên sao lại lạng xe vào vậy chị?” Chị tỉnh bơ: “À! Chị tránh bãi cứt trâu!” Ôi chúa ơi! Phát ấy mà có cái xe công-ten-nơ nó đi bên đó, nó húc cho một phát rồi nó cán lên, thì có phải là tất cả chúng tôi đã hi sinh anh dũng để bảo vệ sự toàn vẹn cho cái bãi cứt trâu hay không? Hồi sinh viên, tôi đã từng ngồi xe khách cả nghìn cây số từ Bắc vào Nam, nhưng chuyến đi ấy, tôi thấy nó không dài và nhiều bão táp như cái chuyến xe với lộ trình chưa đầy 5 cây số này! Tôi vốn không mê tín, càng không bao giờ tin vào bói toán, nhưng trên chuyến xe ấy, tôi chưa khi nào thôi nguyện cầu cho lời phán của thầy bói là đúng, bởi có lần đi xem, thầy bảo tôi ít nhất phải sống thọ tới năm 80 tuổi (tất nhiên, thầy chỉ nói là sống thôi, chứ cũng không nói rõ là sống thực vật hay động vật) May quá, cuối cùng đã thấy thấp thoáng bóng dáng tòa chung cư nơi tôi đang ở ẩn hiện sau làn bụi mờ. Tôi khẩn khoản: “Chị ơi! Làm ơn cho em xuống” Chị nhiệt tình: “Vẫn chưa tới mà, để chị đưa vào tận cửa” Tôi cuống quýt: “Dạ thôi! Em xuống đi bộ cũng được rồi” Ra khỏi xe, đặt chân xuống đường, tôi thở phào, trong lòng dâng lên một cảm giác bình yên đến lạ! Tôi không hối hận vì quyết định nhảy xuống đi bộ của mình, bởi có rất nhiều người đã sẵn sàng đánh đổi cả danh vọng, sự nghiệp, thậm chí cả cuộc đời, chỉ để tìm được cho mình những phút bình yên, trong khi tôi lại có được thứ đó chỉ nhờ vài bước chân đi bộ… Nhưng nhìn ông anh tôi vẫn đang há mồm ngáy khò khò trong xe, tôi tự nhiên thấy dằn vặt ghê gớm. Liệu tôi có phải thằng em khốn nạn quá không khi bỏ mặc anh với hiểm nguy để đi tìm bình yên cho riêng bản thân mình? Tôi đứng trông theo chiếc xe chở ông anh cà giật cà giật lao đi, rồi tay chắp trước ngực, mặt ngửa lên trời, miệng lầm rầm: “Anh ơi! Cầu chúc cho anh được an lành!” Sưu tầm 22 1 lượt chia sẻ Thích Bình luận Chia sẻ
. Chuyện về người thầy của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Xuân Ba TP 22/08/2021 Truyền thông trong và ngoài nước đang loan khắp cái tin, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Kalama Harris, sắp thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Tôi chợt nhớ đến một người… Nga Sơn xứ Thanh với tôi cũng là một chốn đi về. Nhất là làng Điền Hộ. Cái làng ấy lắm sự lạ. Điền Hộ tên cũ, tên mới là Nga Điền có gần 80% dân Công giáo. Quá vãng xa ấy, đầu làng Điền Hộ có nhà cụ Chánh Phi, Nguyễn Xuân Phi, thân phụ nhân vật chính trong câu chuyện sắp nói tới. Cụ Chánh đây không phải chánh tổng mà là chánh trương, một chức sắc bé mọn trong xứ đạo. Người con cả cụ Chánh Phi là linh mục Nguyễn Xuân Phong, tiến sỹ văn chương Pháp. Người con thứ là Nguyễn Hữu Chỉnh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục VNCH. Thứ tiếp là GS-TS Nguyễn Tiến Hưng. Thứ nữa là Nguyễn Hữu Trí, giáo sư đại học ở Pháp. Năm xa ấy cái nhà xi măng lẫn vôi cát hai tầng xây cất theo lối nửa cũ nửa mới của nhà cụ Chánh Phi hẵng còn. Các nhà chức việc của Ủy ban xã Nga Điền từ lẩu lâu đã trưng dụng ngôi nhà vô chủ đi Nam ấy để làm trụ sở Ủy ban xã. Cố mường tượng ra nội thất một quá vãng, tầng dưới 3 phòng, tầng trên 2 phòng. Còn nguyên cái tầng trệt một phòng ông Chủ tịch xã ngồi và cán bộ dưới quyền. Trong cơn gió bể rào rạt từ mạn cửa Thần Phù thoảng về như có gì khang khác? Như là chút chi hơi hướng của người xưa? Tôi đương nghĩ đến con trai cụ Chánh Phi, cậu bé Hưng hồi ấy mới 9 tuổi. Nga Sơn và xứ Thanh đương xơ tướp trong nạn đói năm Dậu 45. Nhà cụ Chánh hằng tâm hằng sản bỏ gạo thóc kho lẫm ra cứu tế khắp nơi. Đêm nào cũng thế, gia nhân cụ Chánh nấu một nồi cháo hoa thực to. Sáng sớm hôm sau, cậu bé Hưng dùng cái muôi gỗ múc cháo chao vào những cái bát mẻ của đám ăn mày đông đúc cứ sáng sáng lại quây trước cửa nhà Chánh Phi. Cái năm tôi giở lại Nga Điền thì ngôi nhà hai tầng cũ kỹ ấy đã biến mất. Thay thế là một ngôi trụ sở theo lối mới sáng choang! Bây giờ lấp lánh tấm biển có hàng chữ đại loại Công sở xã Nga Điền. Nhảo ít bước lối giữa làng gặp cái nhà xiêu vẹo. Nhưng ngày trước là cơ ngơi bề thế của gia tộc họ Trần. Cơ ngơi ấy đã bằng trụi tự hồi nào. Cái còn là nhà ấy đã góp cho đất nước một anh tài âm nhạc. Người đó sinh năm 1925, tên là Trần Anh Bường. Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám… Ấy đấy. Của ông ấy đấy! Ca khúc có tên Nỗi lòng người đi viết lối khoảng giữa những năm 50. Bao năm rồi mà vẫn luyến láy diết da trong tâm tưởng ối người. Nhắc đến dòng nhạc vàng lẫn nhạc hải ngoại thì phải kể đến Anh Bằng tức Trần Anh Bường - cái tên cũ của người cũ ở làng Điền Hộ. Trút hơi thở cuối cùng bên xứ Hoa Kỳ năm 2005, Anh Bằng để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ trên 500 ca khúc trữ tình trong đó có hơn 200 nhạc phẩm chuyên phổ thơ của bạn bè và những bài thơ ông thích! Cuối làng có tên mới là xóm 4 cũng có một nhà họ Trần khác. Bây giờ nền cũ nhà ấy chỉ còn võng vãnh một khoảnh con rau muống. Có nổi danh không thì không biết. Nhưng một trong những người con của nhà ấy đã từng khuynh đảo chính trường miền Nam một thuở. Người ấy là bác sĩ Trần Kim Tuyến! Nhân vật khủng đó chắc nhiều người đã biết qua sách báo phim ảnh. Người từng được nhà tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Ẩn cứu thoát buổi trưa 30 tháng Tư ấy, cũng đã trút hơi thở tàn tận xứ Anh quốc tít mù. Có một lúc nâng chén rượu trắng Kim Sơn thửa bằng thứ nếp giống mới nhưng êm giọng ở nhà một ông bạn cũ ở Điền Hộ, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, phải vào một ngày đẹp giời nào đó hoặc đúng cữ mưa gió chi đó, ba người con ấy của làng Điền Hộ, hồi còn tha hương chung dưới vòm giời Nam lại chả đã từng ngồi, từng tụ với nhau? Mỗi người hành riêng cái nghề, sống với cái tài, cái sở trường mình hạp mình thích. Nhưng thể nào cái vẩy trên làn da tuổi tác của ba vị lại chả vương chút ngấn phù sa của con sông Càn chảy qua làng Điền Hộ mà thuở bé cả ba từng ngụp lặn vẫy vùng? GS Nguyễn Tiến Hưng, Thầy Hưng Lẩn thẩn nhớ thêm, giữa những năm 90. Thủ tướng Võ Văn Kiệt gợi ý cho ông Cao Sĩ Kiêm, khi đó là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước mời người tài của nước ngoài về giúp nước. Ông Kiêm nhắm đến đội hình chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Đầu tiên chỉ là chuyên gia lãnh vực ngân hàng. Sau ông Sáu Dân gợi ý nên mời thêm chuyên gia một số lãnh vực khác nữa. Đáp ứng nhu cầu đổi mới của Việt Nam, giữa năm 1994, WB và IMF cử sang Việt Nam 3 chuyên gia. Một ông Pháp chuyên lĩnh vực thanh tra. Một ông Nhật chuyên về ngân hàng. Ông thứ ba là người Mỹ gốc Việt, GSTS Nguyễn Tiến Hưng chuyên về đào tạo chung. Biên ra thì dài cái tâm trạng ngổn ngang của một người xa nước 19 năm! Đi và về với tư thế và tâm thế khác nhau. Rồi bất ngờ có một cuộc gặp ngắn với vài yếu nhân của Ban lãnh đạo trong đó có ông Thủ tướng Sáu Dân Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải… mà các vị ấy lại chủ động gặp. Thời gian gặp ngắn thôi, nhưng với TS Nguyễn Tiến Hưng, dường như đã xác quyết nhanh một tâm thế, rằng nên coi đây là một cơ duyên hay trách nhiệm? Ông không xung phong, không xin nhưng là được cử! Và được nhất nước Việt Nam chấp thuận, hơn thế nữa được hoan nghênh. Trách nhiệm của một yếu nhân của cơ quan WB trước yêu cầu đòi hỏi của cố hương, có lẽ TS Nguyễn Tiến Hưng biết mình phải làm gì? Nhân viên nhà khách Bộ Quốc phòng thường gọi là nhà khách Phạm Ngũ Lão thời ấy đã quen với sự có mặt của người đàn ông tóc muối tiêu, dáng dấp đường bệ có những sải bước khoan thai tá túc ở nhà khách lâu nay. Có lẽ họ không thể nào biết được, người đàn ông đó từng là một yếu nhân của chính quyền Sài Gòn. Năm 1957, chàng trai người Việt độ tuổi hơn hai mươi xuất dương sang Mỹ theo học ngành kinh tế tại Đại học Virginia từ năm 1958 và lấy bằng Tiến sĩ năm 1965. Tài năng đã đưa vị TS ấy đến các bục giảng ở nhiều trường Đại học của Hoa Kỳ. Từ 1966 đến 1970, ông là chuyên gia kinh tế của Quỹ tiền tệ quốc tế. Rồi ông về nước giữ chân phụ tá về Tái thiết cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1971-1973) rồi làm tổng trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển (1973-1975). Đoạn lý lịch trích ngang ấy thì những yếu nhân trong Ban lãnh đạo nước Việt thời điểm ấy đều biết. Nhưng nhiều người chưa tường thời điểm đó ông đã từng nổi danh ở Hoa Kỳ và phương Tây là tác giả cuốn Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập) bằng tiếng Anh viết năm 1986. Cuốn sách gần như thứ tiểu thuyết tư liệu đặc sắc ấy khiến người chủ sự chủ chốt trong cuộc là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đó đang tá túc ở Boston đã phải bỏ ra 46 USD để mua một lúc 2 cuốn (giá bán 23 USD/cuốn). Cũng cần nói thêm TS kinh tế Nguyễn Tiến Hưng ấy chưa từng viết lách gì, không thuộc hội văn bút nào cả mà sau này đã viết thêm mấy cuốn nữa cũng nổi tiếng không kém Khi Đồng minh nhảy vào và Khi Đồng minh tháo chạy. Tâm tư Tổng thống Thiệu. GS-TS Nguyễn Tiến Hưng từng giảng dạy tại các trường đại học Howard, Trinity, NC Wesleyan, kinh tế gia tại IMF, WB, đầu những năm 80 đã trở lại vị trí GS ở đại học Howard ở WashingtonDC. Howard có lịch sử hơn 100 năm được coi là Havard của người da màu, nơi đào tạo nhiều tiến sĩ người Mỹ gốc Phi nhất ở Hoa Kỳ. Cô sinh viên da màu Kalama Harris sinh năm 1964 là học trò của GSTS Nguyễn Tiến Hưng khóa học 1982-1986, sau này đã trở thành Thượng nghị sĩ và đương kim Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Trở lại với nhà khách Phạm Ngũ Lão. TS Nguyễn Tiến Hưng không ở một mình mà cùng bà vợ người Việt và hai cậu con trai đã lớn. Thói tò mò vớ vẩn đã khiến tôi trong câu chuyện với ông Cao Sĩ Kiêm đã bật ra một câu hỏi ngớ ngẩn! Nhưng ông Cao Sĩ Kiêm đã vui vẻ giải đáp ngay, lương khi đó WB, chứ không phải Việt Nam - viện trợ mà - trả cho mỗi chuyên gia như TS Hưng hàng tháng là sáu ngàn USD. Mức lương ấy thời điểm giữa những năm 90 trong mặt bằng sinh hoạt Hà Nội có lẽ cũng tươm? Nhiều vị ở Hà Nội và một số tỉnh thành trong diện đào tạo cán bộ nguồn thời gian đó nay nhiều người đang chững chạc ở các cương vị này khác, hẳn còn lưu lại trong ký ức những ấn tượng sâu đậm về kiến thức và phương pháp sư phạm của GS-TS Nguyễn Tiến Hưng. Tôi có một ông quen hàm thứ trưởng của một Bộ quan trọng nay cũng sắp hưu. Hồi cán bộ bạch đinh có dự một khóa đào tạo cán bộ nguồn. Lần đó ngồi với nhau anh chàng bộc bạch rằng, nếu đã không biết thì thôi, nhưng đã từng bập vào Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập thì tâm trạng nó lạ lắm? Hỏi sao lạ? Thì được bộc bạch thế này. Lạ là những ngày đầu được nghe GS Hưng giảng, cứ có cảm giác bị chia lòng chia trí! Là anh chàng bị phân tán ám ảnh bởi ông thầy đang nói kia với cái cười dễ mến luôn thường trực kia mà đã từng trao đổi tay đôi với các yếu nhân của Hoa Kỳ như Tổng thống Nixon, cố vấn Henry Kissinger, Đại sứ Matin vv… Lại là người nắm giữ toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975. Cũng vị TS này hồi 1974-1975 có hàng chục lần lui tới Quốc hội Hoa Kỳ để xin viện trợ! Vv… Cũng cần nói thêm, trong nội các của Chính phủ Việt Nam có một học trò của GS Hưng ngày ấy đương coi sóc ngành ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Hẳn mọi người còn nhớ hình ảnh hai người phụ nữ quyền lực của Việt Nam và Hoa Kỳ tại cuộc gặp trực tuyến song phương tháng 7 năm 2021. Đó là Janet Yellen nữ thống đốc đầu tiên của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ thời Obama. Dưới thời J. Biden bà chững chạc ở vị thế Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ với Thống đốc (cũng là nữ đầu tiên ở Việt Nam) Nguyễn Thị Hồng. Bao nhiêu là những ngổn ngang ngáng trở đã và đang phát sinh trong lãnh vực tài chánh, tiền tệ trong quan hệ hai nước mà hai người đàn bà này phải có trọng trách thu xếp êm thuận? Trong khóa học năm xa ấy, các học trò còn lưu giữ lại tấm thiệp chúc mừng năm mới của thầy Nguyễn Tiến Hưng. Cánh cửa 2017 sắp khép lại. Từ ngàn trùng xa cách, thầy gửi đến từng em trong lớp đào tạo 22 thành viên quý mến của thầy những lời chúc tốt đẹp nhất. Cầu mong cho 2018 sẽ mang lại cho các em và gia đình sự bình an và sức khỏe (dù là tương đối). Chỉ có thế, còn mọi sự khác: ta cứ phó mặc Trời sắp xếp. Thầy cám ơn Nguyễn Việt Hà đã “tạo điều kiện” để thầy còn giữ được những kỷ niệm của một lớp học ấn tượng đối với thầy (trong sự nghiệp giảng dạy trên 40 năm). Thầy sẽ trân quý (“treasure”) những kỷ niệm ấy, nó sẽ không bao giờ nhạt nhòa trong trí óc. Thầy Hưng 30Hung Nguyen và 29 người khác 1 bình luận 8 lượt chia sẻ Thích Bình luận Chia sẻ
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021
CHỒNG CHÚA VỢ TÔI Ngày xưa ở một làng quê có một gia đình nọ, Ông chồng tính rất gia trưởng lại thêm cái tật thích hay chơi chữ... Chiều tối đi làm về, tắm rửa xong xuôi ra bàn ngồi vểnh râu. Ông quát lên: - "C" ? Chị vợ hiểu ý bê mâm cơm trong nhà ra cho chồng ăn. Ăn cơm vừa xong Ông chồng lại quát: - "N" ? Chị vợ lại vào nhà khệ nệ mang nước ra cho chồng. Uống nước vừa xong Ông chồng lại hét lên: - "Đ" ? Chị vợ nghe thế lại lật đật bê mâm cơm và nước vào nhà, vội vội vàng vàng đi tắm rửa sạch sẽ, thay đồ vào phòng nằm đợi. Nằm đợi mãi mà không thấy chồng vào... Thấy vợ lâu quá không ra, Ông chồng nổi cáu la lên: - Tao bảo mày đi lấy cho tao cái "Điếu" cày mà sao mày đi lâu thế??? Chị vợ nghe thế giật mình miệng lắp bắp: - Thế mà em cứ tưởng "Đ" chứ!!! (Nguồn: Sưu tầm - Hình chỉ minh họa)
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021
GẶP CAO THỦ Bốn người khách vốn thuộc giới Văn, Thi sĩ, Học giả, Nhà giáo vào một quán nhậu. Trong khi chờ chọn món ăn, có cô gái hầu bàn đến cười duyên: - Em rót bia cho mấy anh uống nhé? Anh A liền tán: - Xin lỗi, em tên là gì và hiện ở đâu? Cô gái cười dịu dàng đáp lời: - Hỏi quê… rằng biển xanh dâu, hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa !!!! Anh B vỗ đùi: - Úi chà! Giỏi thơ thiệt! Tuyệt vời, rót bia đi! Cô gái mỉm cười nói: - Dạ! Em cảm ơn quý anh! Anh C đon đả: - Lấy thêm ly mời em cùng ngồi uống cho vui với bọn anh. Cô gái nhỏ nhẹ trả lời: - Dạ! Em cám ơn anh đã mời! Thế là bàn nhậu lại có thêm một bông hồng giữa đám đàn ông sỏi đá. Anh D mời tất cả cùng cụng ly: - Coi bộ em cũng giỏi thơ văn thơ nhỉ? Cô gái cười rất duyên: - Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà! Quý anh không thấy phiền chứ? Chắc quý anh đây giỏi văn thơ lắm thì phải? Anh A xoa bụng, ưỡn ngực: - Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học, không bao giờ bị kẹt! Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé? Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Bọn họ là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, học giả cả mà… tất cả hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui. Cô gái cười, cất giọng oanh vàng: - NẾU CÓ 1 ÔNG KHỎA THÂN CÕNG 1 ÔNG CŨNG KHỎA THÂN, câu tục ngữ nào tả được cảnh này các anh nhỉ? Bốn vị khách nhìn nhau và không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này. Anh C thẳng thắn, chúng tôi xin chịu thua. Cô nói ra câu tục ngữ này đi! Cô gái bình tĩnh giải thích: - Này nhé! Một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân, lúc ấy sẽ xẩy ra tình trạng mà câu tục ngữ nói là "GẬY ÔNG - ĐẬP LƯNG ÔNG". Cả bốn ông đồng loạt nói: - Úi trời! Câu tục ngữ sao mà đúng quá đi! Cả bàn lại cười rộ lên. Vừa rót thêm bia, cô gái vừa đố tiếp: - CŨNG CÁI ÔNG KHỎA THÂN ẤY, ÔNG TA NHẨY TÕM XUỐNG NƯỚC, TỤC NGỮ NÓI SAO NÀO? Bốn vị khách lại bí, họ lại yêu cầu cô gái giải đáp. Cô gái cười tủm tỉm: - Ông khỏa thân mà nhảy xuống nước sẽ gây nên cảnh, "CHIM SA - CÁ LẶN". Cả bàn lại cười vang như pháo Tết. - Úi trời! Đúng quá đi. "CÁ" trông thấy ''CHIM'' hãi quá phải lặn đi chỗ khác là cái chắc. Thừa thắng xông lên, cô gái lại đố tiếp: - Thưa quí anh, CŨNG CÁI ÔNG KHỎA THÂN ẤY, ÔNG TA NGỒI LÊN HÒN ĐÁ, THÌ TỤC NGỮ BẢO SAO NÀO? Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn lên. Cô gái thong thả giải thích: - Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng, "LẤY TRỨNG - CHỌI ĐÁ". Cả bàn lại cười vang. Ông D hăm hở: - Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được! Cô còn câu đố nào nữa không? Cô gái lại ra câu đố tiếp: - MỘT THIẾU NỮ KHỎA THÂN, NGỒI BỆT XUỐNG ĐẤT, KHÔNG CHỊU ĐỨNG DẬY, THÌ THEO TỤC NGỮ, CÁC ANH NÓI SAO NÀO? Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị. Cô gái trả lời tiếp: - Cái cô thiếu nữ khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cái cảnh mà tục ngữ gọi là "ĐẤT LÀNH - CHIM ĐẬU" Đúng chưa thưa quý anh? Cả bốn ông đều đồng loạt đứng lên vổ tay tán thưởng và gật đầu tỏ vẻ bái phục! (Nguồn: Internet - Hình ảnh )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)