Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

CƯỜI CHƠI...

TIẾNG VIỆT THIỆT LÀ RẮC RỐI

Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm là ngon, ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng. Bửa kia hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông ta mới nói :
– Con hồ này đẹp qúa hả em ?
Vợ anh ta chỉnh :
– Anh phải kêu là cái hồ.
Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh khen :
– Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn :
– Anh phải kêu là con sông.
– Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước, mà khi gọi là cái lúc gọi là con ?
– Tại anh không để ý chớ. Đây nè: cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng ỳ một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tợ như vậy : cái hồ năm yên trong khi con sông nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả :
– Hèn chi !!! Cái của anh nó cứ nhúc nhích cục cựa nên gọi là con, còn của em nó cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là cái…
Yên Nhàn chuyển tiếp

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

THƠ VUI

Bao nhiêu tuổi là già?

60 CHƯA PHẢI ĐÃ GIÀ
60 LÀ TUỔI MỚI QUA DẬY THÌ
65 HẾT TUỔI THIẾU NHI
70 LÀ TUỔI MỚI ĐI VÀO ĐỜI
75 LÀ TUỔI ĂN CHƠI !!!!!
80 LÀ TUỔI YÊU NGƯỜI YÊU HOA
90 MỚI BẮT ĐẦU GIÀ
ĐÊM ĐÊM VẪN CỨ MẶN MÀ YÊU ĐƯƠNG
100 CÓ LỆNH DIÊM VƯƠNG
CỨ Ở TRÊN ẤY YÊU ĐƯƠNG THỎA LÒNG
BAO GIỜ ĐẠN HẾT LÊN NÒNG
TỪ TỪ NẰM XUỐNG LÀ XONG MỘT ĐỜI


Thất thập

Thất thập xưa khó tìm ra,
Ngày nay thất thập mỗi nhà đều đông.
Ngày xưa thất thập ngồi không,
Ngày nay thất thập còn mong đi làm...
Ngày xưa thất thập lão làng,
Ngày nay thất thập là chàng thanh niên.
Thất thập về nước liên miên,
Các cháu gái nhỏ luân phiên chào mời:
"Mừng anh thăm nước nhà chơi,
Mời anh cắt tóc, thảnh thơi gội đầu,
Mời anh trẻ đẹp sang giàu
Đón em qua Mỹ, em hầu hạ anh.."
Các bà bảy chục xuân xanh,
Tóc đen, má phấn, xâm viền vành môi.
Bà nào cũng đẹp, cũng tươi,
Lả lướt sàn nhảy, nói cười thật duyên.
Các bà dáng dấp dịu hiền,
Các ông say đắm nghiêng nghiêng mắt nhìn.
Bây giờ tôi vững niềm tin
Trả lời câu hỏi linh tinh ban đầu:
"Tuổi già khởi sự từ đâu?
Tuổi già khởi sự khi nào ta quên :
Quên chồng, quên vợ, quên tên,
Quên cười, quên bạn, quên mình là ai?"


Bà em*


 

Bà em tuổi mới..... hăm ba

Ông em vừa cưới về nhà vài hôm.

Bà trông như ngọn cỏ non,

Xanh tươi mơn mởn bên con trâu già.

Ông em thì mới…bảy ba,

Hơn có năm bó thôi mà có sao!

Tiền ông rủng rỉnh hầu bao,

Muốn gì có nấy bà nào chẳng tham

Kim cương, tiền bạc, vòng vàng,

Cả người lấp lánh hào quang sáng ngời.

Bà luôn rạng rỡ xinh tươi,

Mi-ni váy ngắn khoe đôi chân dài.

Bà mê đi shop tiêu xài,

Ông em cà thẻ mặt dài héo queo.

Ông buồn nhưng hỏng dám kêu,

Cưới con vợ trẻ phải chiều vậy thôi.

Chỉ cần bà trẻ ỉ ôi,

Vuốt ve nũng nịu ‘*Cưng ơi Cưng à*’

Là ông quên hết ta bà,

Cỏ non trước mắt trâu già gặm mê.

Sợ rằng già yếu bà chê,

Linh đan thần dược mua về lia chia.

Ông còn nhuộm tóc nhuộm ria,

Đổi gu cho hợp nửa kia phĩnh đời.

Ra đường thiên hạ hết lời,

Khen ông bà xứng (*nhưng cười sau lưng*)

Em mừng ông được hồi xuân,

Nhờ ơn bà trẻ đã ưng ông già.

Bà tuy không đảm việc nhà,

Chỉ là chuyện nhỏ, tình già đủ vui.

Nhớ ngày xưa cũ xa xôi,

Bà cũ đảm , nhưng lôi thôi , chán phèo

Bà mới ăn mặc hơi... nghèo

Ông em thương lắm bám theo suốt ngày.

Ông hết than vãn la rầy,

Hết ngồi một đống *(chỉ )* loay hoay hầu bà.

Cơm dâng, nước rót, massage

Bà em thật sướng chắc là… biết tu.




Lấy chồng già thật khỏe ru?
Mai sau em cũng phải ... * tu* như bà!

(* Thơ sưu tầm trên Net)




Không đàn ông
 
 Thế giới này đây không đàn ông - 
Bát đũa ăn xong xếp cả chồng - 
Ngày này tháng nọ không ai rửa - 
Ghế bàn che phủ lớp bụi hồng

Thế giới này đây không đàn ông - 
Mấy Bà làm sao có tấm chồng -
Lấy ai cắt cỏ mùa Hè đến
Lấy ai xúc tuyết những ngày Đông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Mấy Bà lạnh lẽo một mình không - 
Lấy ai cạo gió khi cảm sốt
Nào ai đấm bóp, nấu nước xông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Mấy Bà son phấn cũng như không - 
Ra đường chả có ma nào ngắm
Về nhà chỉ có bóng gương trông 
 
Thế giới này đây không đàn ông - 
Cầu tiêu bị nghẹt chả ai gồng - 
Mái nhà chảy dột ai leo sửa
Hàng rào nghiêng đổ ai ra công

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Làm sao có chuyện tố khổ chồng - 
Không ai Bà trút cơn giận dữ
Mất danh Sư Tử của Hà Đông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Ai làm em bé để Bà bồng - 
Lẻ loi cô độc trong phòng vắng
Mùa Hè lạnh lẽo cũng như Đông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Lấy ai Bà nhốt ở trong lồng - 
Lấy ai Bà xẻ đôi tim óc
Bà nhồi Bà đá tựa banh lông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Lấy ai sai bảo để chạy rông - 
Lấy ai sai vặt khi đứng cạnh
Để Bà cưỡi cổ chạy nhông nhông

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Ai đưa Bà đến tận mây hồng - 
Lấy ai làm Bà lim dim mắt
Sung sướng tràn dâng tận trên không

 Thế giới này đây không đàn ông - 
Nhà thờ, Chùa, Miếu thật là đông - 
Mấy Bà khấn vái cầu Phật, Chúa
Chổng mông xin xỏ một ông chồng. 


V
Ô DANH

CƯỜI CHÚT CHƠI



Vui sướng vì chu cấp cho vợ cũ
Vui sướng vì chu cấp cho vợ cũ
Tại văn phòng luật, luật sư nói với người chồng:
– Nếu đồng ý ly hôn, mỗi tháng anh sẽ phải chu cấp cho vợ cũ một nửa thu nhập.
Người chồng vội gật đầu:
– Được như thế thì còn gì bằng. Phiền ngài làm thủ tục giúp tôi còn nhanh càng tốt.
Luật sư ngạc nhiên:
– Anh chắc chứ?

– Dĩ nhiên là chắc! – ông chồng quả quyết – Trước giờ lương của tôi, cô ấy toàn cầm hết.
– !?!
Cái gì hợp lý nhưng không hợp pháp?
cai-gi-hop-phap-nhung-khong-hop-ly
Thầy giáo nói với sinh viên trong buổi thi vấn đáp:
– Anh trượt rồi, cố gắng lần sau nhé.
– Thầy cho em một cơ hội được không? Nếu thầy không trả lời được thì thầy cho em đỗ nhé?
– Được rồi, anh hỏi xem.
– Cái gì hợp pháp mà không hợp lý, hợp lý mà không hợp pháp, chả hợp lý cũng chả hợp pháp?
– Thôi được rồi, anh đỗ, anh về đi.
Thí sinh sau vào thầy hỏi:
– Anh hãy cho tôi biết, cái gì hợp pháp mà không hợp lý, hợp lý mà không hợp pháp, không hợp lý cũng không hợp pháp?

– Dạ, thưa thầy. Vợ thầy 20 tuổi trong khi thầy gần 60, điều đó hợp pháp nhưng không hợp lý. Vợ thầy vừa mới có bồ, anh ta 23 tuổi, điều đó hợp lý nhưng không hợp pháp. Và cuối cùng, thầy vừa cho bồ của vợ thầy đỗ trong khi anh ta đáng ra phải trượt, điều đó chẳng hợp lý mà cũng chẳng hợp pháp tí nào.  
– !!!



NHỮNG ĐOẠN VĂN PHONG PHÚ ĐẾN NGẨN NGƠ!

hai_dua-content
Các mẫu chuyện dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011.
Văn là người! Đặc biệt hiện nay, đào tạo học sinh về môn văn như thế nào mà có thể thấy được những ngu ngơ, tội nghiệp và phong phú của các em. Biết làm sao ???

Đề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt, . . . chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ.
Đề: Tả đường đến trường
Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
 Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
 Đề: Tả chú thương binh:
"Gần nhà em có một chú thương binh, chú bị cụt đầu, sáng nào chú cũng đi qua nhà em ăn sáng . . . "
 Đề: Tả con gà
 Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg..." => chả hiểu nó tả giống gà gì.
 Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong một hồi dài nó lấy hai cánh vỗ phành phạch vào mông đít.
 Đề: Tả anh bộ đội.
Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.
Đề: Tả cây chuối.
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.
Đề: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Trống đánh tùng . . . tùng . . .. Các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chưỡi “đ. mẹ “.
Đề: Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.
Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.
Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.
Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.
Mẹ em tát em đôm đốp.
Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.
Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.
Đề: Miêu tả về bố.
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Tả chuyện trong gia đình.
Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay lớp 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc nhìn cái hình có anh Kim Đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: “ Anh Kim Đồng đi liên lạc . . . vụt chim . . . vụt chim “.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây ?
Đề: Tả một dụng cụ lao động.
Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc ( . . . .) nữa.
Đề: Hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu.
Hình dáng của bà nội rất là thấp, được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
Con mắt của bà tròn như hòn bị, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
Khuôn mặt ông bầu bĩnh, đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng, dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt.
Ông của em dài bằng 1 mét và không mập.
“ Công cha như núi Thái sơn,
Lòng mẹ như nước trong người chảy ra “.

( Trích một số bài “ Tập làm văn “ quá phong phú . . .!)

MỘT CHÚT LAN MAN


 Một chút lan man
BS.
 Đỗ Hồng Ngọc
blank

Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy tại sao ta không nghĩ ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải.... nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!
Còn đối với các vị phụ nữ cũng có khi gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch... Thân thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sẵn của nó, không cần hỏi han ta, không cần biết ta có “chịu” không! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.
Trái lại, nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Từ ngày "thế giới phẳng" thông qua internet, ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với người nhà nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện với mọi người bên cạnh thì nhiều khi đã lỡ nhịp!
Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại với tôi thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.
Từ ngày biết thương "thân thể" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho thân thể của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá!
Một người bạn tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương ông quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được?
Giá ông nghèo một chút còn hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn ông ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho thân thể của mình ngủ hơn. Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!
Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền!) trong bài Cư trần lạc đạo, (ở đời mà vui đạo)! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!
Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!
Nên nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi! Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe được, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy được, không thì khép lại. Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần". Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!
Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là mắt xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.
Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chính cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.

Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả! Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Có lẽ như vậy hay hơn cho mình.

BS. Đỗ Hồng Ngọc