Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020
Tâm
TÂM PHẬT
“Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với thiền sư Phật Ấn. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào? Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:
- Giống một đống phân bò!
Nói xong Tô Đông Pha đắc ý cười ha hả. Phật Ấn cũng cười. Tô Đông Pha về khoe khắp nơi rằng mình chơi khăm được Phật Ấn. Có người hiểu đạo bèn bảo Tô Đông Pha rằng: “Ông thua rồi. Tâm ngài Phật Ấn là Phật nên nhìn đâu cũng thấy Phật. Còn tâm ông toàn dơ bẩn, ô uế nên chỉ nhìn thấy toàn ô uế, dơ bẩn mà thôi”.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020
Phùng Quán bàn về hoa Sen
Tưởng chừng như câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là ca ngợi phẩm chất của hoa sen nhưng thực ra nó chỉ khiến loài hoa này trở nên xấu xí hơn.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Người dân Việt Nam có lẽ không ai không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (đã trích dẫn ở trên). Và đương nhiên, bài thơ đó gắn liền trong tiềm thức của độc giả như một biểu tượng về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Bài ca dao được khen ngợi bởi sự “chơi chữ”, phối màu rất hài hòa “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh” . Tuy nhiên, theo G.S Trần Đình Sử, chính việc chỉ chú ý đến màu sắc trong bài ca dao đã khiến giá trị của loài hoa sen bị hạ thấp.
Chính cái đẹp vô hình của hoa sen đã thổi hồn cho bao nét đẹp văn hóa của người Việt. Tương truyền, mỗi sáng tinh mơ, chúa Trịnh Sâm thường cho người ra Hồ Tây, hứng từng giọt sương trên lá sen để pha trà. Những giọt sương tinh khiết kết tinh của đất trời, qua một đêm lại được ngấm thêm cái hương thanh, hương lành từ lá sen khiến cho ấm trà mạn của người Việt trở nên thiêng liêng, trong trẻo hơn bao giờ hết.
Cũng chẳng phải vô tình mà người ta thường dùng lá sen để gói cốm - một thứ quà của lúa non. Thứ quà, thứ hương mộc mạc của cánh đồng được sen ấp iu, gìn giữ, phả vào đấy một mùi hương thoát tục khiến những hạt cốm đã thanh, nay còn thanh hơn, đã ngọt, nay còn ngọt hơn.
Vậy mà bài thơ trên chỉ đề cập đến màu sắc - tức hình thức của hoa chứ không hề nhắc đến phẩm chất nội tại cũng như chính thứ đã tạo ra sự đặc biệt - hương thơm của loài hoa đó. Vậy, bài thơ đã có một thiếu sót rất lớn khi chỉ ca ngợi hình thức của hoa sen. Như G.S Trần Đình Sử đã chia sẻ: “Khen như thế chẳng khác nào thấy một cô gái đẹp mà chỉ khen cô ấy ăn mặc chỉnh tề, ngoan ngoãn, không khen sắc đẹp là cái hiếm có nhất. Vìsao tác giả bài thơ lại mù điếc về mùi thơm như vậy?”
Có thể nhiều người sẽ cho rằng luận điểm trên đưa ra là thiếu sót bởi câu cuối cùng của bài thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đề cập đến vấn đề hương thơm của hoa một cách gián tiếp. Tuy gần bùn tanh hôi nhưng hoa sen vẫn giữ nguyên cho mình một “khoảng cách cao quý” để không bị ám thứ mùi trần tục của bùn tanh đó.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì mùi hương của hoa sen trong câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng chỉ được nhắc đến khi có sự đối sánh với cái hôi tanh của bùn mà không hề quan tâm đến hương thơm của chính loài hoa đó.
Không những vậy, câu thơ cuối còn khiến loài hoa sen mang tội phản trắc với nguồn gốc của mình. Nhà văn Phùng Quán đã nhận ra điều này từ rất lâu và nói lên nỗi lòng của mình bằng một bài thơ, được in và xuất bản trong tập Thơ Phùng Quán (NXB Văn học, 2003):
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!
Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
… Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Tất cả là trong cái chữ gần
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng , bông trắng, lá xanh…
Tất cả, tất cả, tất cả…!
Là do bùn nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân: Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sỹ…
Nhân danh bùn! Nhân danh sen!
Tôi đề nghị: Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!
Đương nhiên, khi bài thơ Hoa sen của Phùng Quán ra đời, rất nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra. Người đồng ý với quan điểm đó và cho rằng Phùng Quán đã có sự phát hiện, tìm tòi mới lạ, người lại cho rằng ông đã quá cứng nhắc và thực dụng khi áp dụng thực tiễn vào việc phân tích một tác phẩm văn học.
Và cho đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh luận về chủ đề Hoa sen có phản trắc hay không vẫn chưa có hồi kết. Mặc dù xét theo tư duy nghệ thuật thì có lẽ cái nhìn của “phe” Phùng Quán hơi khiên cưỡng và có sự cứng nhắc.
Nhưng nếu xét theo tư duy logic cùng sự phân tích cặn kẽ câu từ thì có lẽ Phùng Quán và những người bảo vệ ông đã thắng thế. Hoa sen mọc lên từ bùn chứ không đơn thuần chỉ “gần bùn”. Chữ "gần" không chỉ phản ánh sai sự thật khách quan về đặc tính sinh học của loài hoa này mà đồng thời nó còn vẽ lên một tư thế ngạo mạn, kiêu kì, chối bỏ nguồn gốc - nơi đã sinh dưỡng ra loài hoa "không tanh mùi bùn".
Quả thật, dù có nghĩ theo hướng nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận sự phát hiện mới mẻ, trần trụi của cố nhà văn Phùng Quán. Với cá tính mạnh mẽ và ương ngạnh của ông, có thể lời lẽ của bài thơ Hoa sen hơi khó chấp nhận so với quan điểm truyền thống nhưng nhờ đó mà chúng ta thấy được khiếm khuyết của bài ca dao đã trở thành một biểu tượng hoàn hảo trong văn học dân gian Việt Nam.
Bảo Trang
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
Võ đắc Danh viết
Mấy ngày qua, nhiều người than phiền rằng chỉ thị 16 của thủ tướng rất mập mờ, khó hiểu nên khó thực hiện. Mới đây trong một cuộc họp, thủ tướng lại phê bình rằng có địa phương vận dụng máy móc, hiểu không đúng nghĩa cụm từ cách ly xã hội khi thực hiện chỉ thị 16 của thủ tướng.
Có nơi ra lệnh ngừng hoạt động của các chuyến đò qua lại trên sông, nơi thì đấp đất rào đường, nơi thì thu phí người đến từ địa phương khác....
Chuyện nầy làm Lão Nông nhớ lại chuyện cũ ở quê lão cách đây mấy chục năm, thời bao cấp, thiếu lương thực nên nhà nước ra chỉ thị cấm nấu rượu và cấm uống rượu, chỉ thị có đoạn nói rằng, các địa phương thường xuyên kiểm tra giám sát, khi phát hiện thì lập biên bản xử phạt và tịch thu phương tiện.
Một hôm, đoàn kiểm tra của xã phát hiện có bốn thanh niên nhậu lén sau vườn, dưới chưn một cây rơm, tiệc nhậu sắp tàn, chai rượu đã cạn và mồi nhậu chỉ còn lại cái đầu con cá lóc nướng trui. Đoàn kiểm tra liền lập biên bản, sau mục thành phần ăn nhậu có mấy người, họ tên, năm sinh và địa chỉ, tới mục phương tiện vi phạm gồm: một chai thủy tinh trong đó có rượu, một cái ly uống rượu, một đầu cá lóc nướng, một cây trúc lụi cá, một tàu lá chuối dùng để đựng mồi nhậu, một cây rơm. Trong lúc thu gom các phương tiện trên, anh lính hỏi anh chỉ huy làm sao tịch thu được cây rơm ? Anh chỉ huy suy nghĩ một lúc rồi ra lệnh: đốt bỏ, coi như mình tiêu hủy phương tiện.
Sau đó đoàn kiểm tra tới nhà một bà chị trước đây chuyên nghề nấu rượu nuôi heo, nhưng từ khi có chỉ thị, chỉ bỏ nghề, nồi niêu chị để trên gác bếp. Anh chỉ huy ra lệnh lập biên bản xử phạt và tịch thu phương tiện, chị phản đối: tui có nấu rượu đâu mà mấy chú phạt tui ? Anh chỉ huy nói, dù chị không nấu rượu nhưng chị có phương tiện nấu rượu. Trong lúc họ đang lập biên bản, bỗng chị chủ nhà la làng: bớ làng xóm ơi hiếp dâm, hiếp dâm ! Mọi người chưng hửng, anh chỉ huy nói bà có điên không, ai hiếp dâm bà, bà vu khống cán bộ hả ? Bà chủ nhà nói, mấy chú không hiếp dâm nhưng chú nào cũng có mang theo phương tiện hiếp dâm.
Cho nên, lão van lạy mấy ông mấy bà làm cái nghề soạn thảo văn bản cho chính phủ, nhất là những văn bản pháp quy ảnh hưởng tới toàn dân, phải viết cho mạch lạc rõ ràng dễ hiểu để khỏi phải tốn công làm thêm cái văn bản hướng dẫn thi hành chỉ thị, khổ quá, chúng ta là người Việt nói với nhau bằng tiếng Việt mà không hiểu nhau thì thật là vô lý.
Có nơi ra lệnh ngừng hoạt động của các chuyến đò qua lại trên sông, nơi thì đấp đất rào đường, nơi thì thu phí người đến từ địa phương khác....
Chuyện nầy làm Lão Nông nhớ lại chuyện cũ ở quê lão cách đây mấy chục năm, thời bao cấp, thiếu lương thực nên nhà nước ra chỉ thị cấm nấu rượu và cấm uống rượu, chỉ thị có đoạn nói rằng, các địa phương thường xuyên kiểm tra giám sát, khi phát hiện thì lập biên bản xử phạt và tịch thu phương tiện.
Một hôm, đoàn kiểm tra của xã phát hiện có bốn thanh niên nhậu lén sau vườn, dưới chưn một cây rơm, tiệc nhậu sắp tàn, chai rượu đã cạn và mồi nhậu chỉ còn lại cái đầu con cá lóc nướng trui. Đoàn kiểm tra liền lập biên bản, sau mục thành phần ăn nhậu có mấy người, họ tên, năm sinh và địa chỉ, tới mục phương tiện vi phạm gồm: một chai thủy tinh trong đó có rượu, một cái ly uống rượu, một đầu cá lóc nướng, một cây trúc lụi cá, một tàu lá chuối dùng để đựng mồi nhậu, một cây rơm. Trong lúc thu gom các phương tiện trên, anh lính hỏi anh chỉ huy làm sao tịch thu được cây rơm ? Anh chỉ huy suy nghĩ một lúc rồi ra lệnh: đốt bỏ, coi như mình tiêu hủy phương tiện.
Sau đó đoàn kiểm tra tới nhà một bà chị trước đây chuyên nghề nấu rượu nuôi heo, nhưng từ khi có chỉ thị, chỉ bỏ nghề, nồi niêu chị để trên gác bếp. Anh chỉ huy ra lệnh lập biên bản xử phạt và tịch thu phương tiện, chị phản đối: tui có nấu rượu đâu mà mấy chú phạt tui ? Anh chỉ huy nói, dù chị không nấu rượu nhưng chị có phương tiện nấu rượu. Trong lúc họ đang lập biên bản, bỗng chị chủ nhà la làng: bớ làng xóm ơi hiếp dâm, hiếp dâm ! Mọi người chưng hửng, anh chỉ huy nói bà có điên không, ai hiếp dâm bà, bà vu khống cán bộ hả ? Bà chủ nhà nói, mấy chú không hiếp dâm nhưng chú nào cũng có mang theo phương tiện hiếp dâm.
Cho nên, lão van lạy mấy ông mấy bà làm cái nghề soạn thảo văn bản cho chính phủ, nhất là những văn bản pháp quy ảnh hưởng tới toàn dân, phải viết cho mạch lạc rõ ràng dễ hiểu để khỏi phải tốn công làm thêm cái văn bản hướng dẫn thi hành chỉ thị, khổ quá, chúng ta là người Việt nói với nhau bằng tiếng Việt mà không hiểu nhau thì thật là vô lý.
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020
Ai Nói ?
Trump đã nói gì ?
Trong một lớp học tiểu học bên Hoa kỳ, đa số học sinh là người da trắng, chỉ có vài cô chú da đen da vàng. Đến giờ học sử, cô giáo hỏi học sinh về những câu nói bất hủ trong lịch sử Hoa Kỳ...
- Em nào biết ai nói câu sau đây: “Rất tiếc rằng tôi chỉ có một đời sống để dâng hiến cho Quê hương” ?
Cả lớp im lặng suy nghĩ một hồi ... thì có một cánh tay nhỏ bé đưa lên và giọng nói rụt rè của một cô học trò gốc Hoa :
- Thưa cô ... đại-úy Nathan Hale nói câu trên đây trước khi bị người Anh hành quyết vào năm 1776.
Cô giáo khen và hỏi câu kế :
- Các em cho cô biết ai đã nói ... “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng” ?
Cả lớp lại im lặng suy nghĩ và một lần nữa, cánh tay nhỏ bé lại đưa lên và giọng nói rụt rè của cô học trò gốc Hoa :
- Thưa cô ... tổng thống Abraham Lincoln đã nói câu này vào năm 1863.
Cô giáo khen “giỏi lắm” và tiếp tục đưa ra câu hỏi :
- Đố các em, ai đã nói ... “Hãy nói năng mềm mỏng với một cây gậy trong tay” ?
Lớp học im phăng phắc đến gần một phút sau, mới nghe tiếng trả lời nhỏ nhẹ của cô học trò gốc Hoa :
- Thưa cô ... tổng thống Theodore Roosevelt đã nói câu đó năm 1905.
Cô giáo khen ngợi cô học trò gốc Hoa xong, liền quay sang lớn tiếng cùng các học sinh gốc Mỹ :
- Các em là những công dân Mỹ chính gốc ... nhưng lại không thuộc lịch sử nước Mỹ bằng một cô bé gốc Hoa. Các em có thấy hổ thẹn không ?
Một giọng con nít vang lên ở cuối lớp :
- Đ.M. mấy thằng Tàu !
Cô giáo hét lớn :
- Ai nói câu đó ?
Có tiếng trả lời :
- Thưa cô, tổng thống Donald Trump nói câu đó sau khi dịch cúm Vũ Hán bùng phát ạ !
Copy trên Phây..
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
Hà Lội
BỨC THƯ CỦA MỘT BẠN TRAI TÂY ÂU ĐANG DU LỊCH HANOI GỞI VỀ CHO CÔ BỒ Ở PARIS KỂ VỀ HÀ NỘI 😝
Em thân yêu!
Anh tới Hà Nội đã được hai tuần rồi. Chắc em cũng biết, hai tuần trong đời một con người không đáng là bao, nhưng em cứ tin rằng hai tuần ở đây mang lại cho anh nhiều cảm xúc hơn hai mươi năm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế giới của chúng ta rộng lớn và kỳ lạ, và Hà Nội có cả hai đặc tính đó, đã vậy còn kỳ lạ và rộng lớn một cách vẻ vang.
Đấy là một thành phố không lớn lắm em ạ, nhưng rõ ràng ai sống ở đấy cũng tự hào. Sự tự hào này có nhiều cách diễn đạt, ví dụ như có rất nhiều món ăn kiêu hãnh mang tên Phở Hà Nội, ô mai Hà Nội, bánh Trung Thu Hà Nội… Nhưng chủ yếu người đi đường thích nói mình là người Hà Nội. Có lẽ đấy là thành phố duy nhất có người trí thức, người nông dân, người nhập cư, người vãng lai và người Hà Nội.
Thành phố này có một khí hậu tuyệt vời, không nóng và không lạnh, không quá nắng và cũng không quá mưa. Và có sự âm thầm rất khó tả. Nếu nửa đêm, em có dịp đi bộ trên vỉa hè, nghe rõ từng tiếng bước chân mình và nghe lá cây trên đầu xào xạc, mùi hoa sữa (rất giống sữa tươi!) bay bay, cam đoan em sẽ có một cảm giác lâng lâng đến nghẹn ngào.
Kiến trúc ở đây có cổ kính, có hiện đại, có nửa cổ kính, nửa hiện đại, thậm chí có cả sự pha trộn cực kỳ phong phú ví dụ như cái cột thì cổ kính còn cái mái thì hiện đại. Điều ấy rõ nhất ở những vùng mới xây dựng ven đê. Đến nỗi anh vô cùng hối tiếc khi ngày xưa mình đã mất tiền đến Hy lạp và đến La mã để xem các công trình. Chỉ cần đến Quảng Bá là thấy tất cả.
Anh hay lang thang một cách hào hứng trên những con phố cổ ở trung tâm. Lang thang bằng đôi chân của mình vì đấy khéo là cách tốt nhất để nhẩy, để chạy, để nhón gót hoặc để luồn lách qua đủ các thứ xe cộ, quang gánh, hàng quán la liệt, phong phú, rực rỡ, lộn xộn, lơ lửng ở tứ phía.
Em sẽ không khi nào tưởng tượng nổi người ta có thể chất nhiều thứ đến thế và trưng bày nhiều thứ đến thế trên một vỉa hè nhỏ hẹp đến thế. Nếu anh là chủ một con tàu vượt đại dương, anh thề sẽ mời một người dân Hàng Ngang hay Hàng Đào làm thuyền trưởng vì ông ta có thể xếp một triệu khách lên một con tàu có sức chở một trăm người.
Tuy đi lại vất vả như thế, anh không khi nào thấy mệt em yêu ạ, vì chỉ cần di chuyển vài mét là anh có thể ngồi xuống, nghỉ ngơi ở một quán nước trà trên vỉa hè. Ai cũng tưởng trà đạo của Nhật là vô địch. Họ nhầm. Trà chén ở Hà Nội đúng mới là một tôn giáo thực sự.
Từ thanh niên đến ông già, từ ông xích lô đến ngài tiến sĩ đều có thể cầm cái chén bé xíu trong tay, ngồi cả ngày và uống kiên nhẫn từng giọt trà một (bởi nếu không uống từng giọt thì chả có cách nào ngồi lâu tới vậy!). Khi ngồi xuống đấy, qua các câu chuyện khách khứa trao đổi với nhau, anh cũng biết được toàn bộ tình hình Trung Đông, giá vàng, giá đô la, ai sắp làm tổng thống Mỹ và ai sắp trở thành hoa hậu. Rõ ràng đấy không phải là một quán nước thông thường, mà là những trạm phát thanh, do những người thành thạo, có tâm huyết đảm nhiệm một cách tình nguyện. Thậm chí, anh còn tin rằng, nếu em phản bội anh, đi với kẻ khác tại Paris, thì chỉ cần ngồi ở một quán nước vỉa hè anh cũng biết, vì chỗ này có đủ mọi tin tức trên đời, đã thế còn lan truyền cực nhanh.
Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”.
Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào nhưng ở tiếng Việt, từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo chứ cương quyết không thể không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ gì khác.
Đi xe máy ở Hà Nội, theo anh, quan trọng nhất không phải cần biết luật giao thông, mà chỉ cần biết bấm còi và không giật mình khi nghe đứa khác bấm còi. Ngày đêm, tiếng còi xe vang vang trên từng góc phố, từng hàng cây, từng con đường, trở thành một bản nhạc hùng vĩ, bất tận. Anh có cảm giác bây giờ mà hạ cánh xuống Paris không nghe tiếng còi nữa, anh sẽ nghĩ đấy là một thành phố ma. Cũng như tất cả các thành phố hiện đại khác, ở Hà Nội có kẹt xe, và cũng như tất cả người dân khác, khi kẹt xe người ta phải nhăn nhó. Nhưng với tính sáng tạo bẩm sinh và khả năng nhanh nhẹn cao độ, dân Hà Nội lúc kẹt xe không ngồi im đọc sách hoặc cầu nguyện.
Họ phi lên vỉa hè, phi vào các ngỏ nhỏ và nếu có thể "phi" lên cả ngọn cây. Ai cũng phi và ai cũng tìm cách lách nhanh hơn người khác cho nên sự kẹt xe thường được tự giải quyết rất gọn gàng. Anh đặc biệt thích những lúc trời mưa, khi mà ngồi trên xe máy nước ngập ngang đùi, thỉnh thoảng có cảm giác một chú cá chạm vào chân, chưa khi nào ở trong thành phố mà anh gần thiên nhiên đến thế. Đã xuất hiện những tin đồn khi phố thành sông, có nhiều người đi làm về chỉ cần rũ ống quần là có nửa ký cá rơi ra, không cần mua ở chợ. Những người may mắn còn vớ được cả lươn. Còn ếch nhái thì nhiều vô kể. Nhưng ếch nhái thì tính làm gì?
Kỷ niệm sâu sắc nhất khi ở đây có thể xảy ra rất hồn nhiên, rất bất thình lình và rất đời thường lúc ta đến các tiệm ăn. Hà Nội có rất nhiều tiệm ăn, và có nhiều món ngon khủng khiếp, được chế biến cầu kỳ, truyền từ đời nọ sang đời kia.
Nếu như ở châu Âu, tới tiệm ăn phải đặt chỗ trước thì ở Hà Nội chỉ cần phải chuẩn bị tinh thần. Ở các tiệm ăn này, tiền bạc không là gì cả, chỗ ngồi không là gì cả, khách khứa cũng không là gì cả mà bà bán hàng là tất cả. Bà ấy có thể tươi cười (điều này khá hiếm), bà ấy có thể hầm hầm và mắng mỏ xa xả (điều này khá thường xuyên). Khách ăn không hề tự ái, và cũng không được tự ái bởi không ăn thì “biến” để đứa khác ăn.
Nhân tiện nói thêm "biến" là một từ rất phổ biến ở đây. Ta có thể bị kẻ khác hô “biến” ở bất cứ chỗ nào, kể cả lúc chia tay với người yêu. Nhưng chắc em cũng hiểu, phần lớn anh không biến vì anh đâu phải là thần thánh, anh chỉ đứng sững sờ.
Tất cả những chi tiết ấy chỉ chứng tỏ ẩm thực Hà Nội cực kỳ tinh tế và ngon miệng. Nó tinh tế đến mức để thưởng thức nó, khách hàng sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thời gian, sức lực và đôi lúc cả danh dự của mình. Những món ăn này đã vượt lên trên những giá trị thông thường, trở thành thiêng liêng đến mức mọi thứ khác đứng cạnh đều trở nên tầm thường.
Nếu ở Paris, sau khi dùng bữa, hai đứa mình gọi hai cốc cà phê thì ở Hà Nội, hai đứa có thể ra “trà chanh chém gió”. Điều phi thường là thứ nước ấy chả có trà cũng chả có chanh. Nó có gì thì quỷ sứ cũng không biết nhưng ai uống cũng vung tay chém vào không khí trên vỉa hè khiến muỗi bay tán loạn. Ở các quán trà chanh này nếu anh có bảo mình là Tổng thống Pháp chắc cũng có người tin và nếu không tin cũng chả ai cười, vì ở đây mọi người đều có chức vụ cao hoặc quen với ai đó chức vụ cao.
Nói tóm lại, sau một ngày đi bộ, đi xe, ăn uống và chém gió, anh đã cảm thấy nhịp sống trẻ trung, say sưa, đầy sôi động của Hà Nội. Và anh nghĩ mình rất khó xa nơi đây, mình yêu nó từ lúc nào như yêu một cô gái dễ thương, vừa đỏng đảnh, vừa ngây thơ vừa phá phách, vừa nhí nhảnh vừa cau có, quyến rũ vô cùng.
Anh hy vọng em bỏ hết mọi thứ, bay sang đây với anh, và hai đứa sẽ nắm tay nhau đi dưới hàng cây, để hoa sấu (tên một loại hoa sinh ra quả vừa ngọt vừa chua) rơi lên tóc.
Anh của em
—————
—————
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020
Đừng đùa với VN
Thời CorOna: THẦN ...cũng BÓ TAY: 🤣🤣🤣
Ba anh Mỹ -Trung Quốc và Việt Nam đang đi trên biển để trốn dịch Corona thì Thần chết tay cầm lưỡi hái hiện lên. Thần chết lạnh lùng bảo :
- Nếu các ngươi muốn sống, hãy vứt một thứ xuống biển. Ta mà không tìm thấy thì các ngươi được sống. Còn ngược lại nếu ta tìm thấy của ai thì người đó phải mắc dịch chết ngay.
👉Gã người Mỹ tinh khôn vứt 1 cây kim xuống biển ...Thần chết lặn xuống 15 giây sau thì cầm cây kim lên và gã Mỹ dương tính và qua đời
👉Gã người Trung Quốc sợ quá, bứt 1 sợi tóc ném xuống biển. Thần chết nhảy xuống biển và 20 giây sau thì cầm sợi tóc lên và gã Trung quốc "ra đi" sau mấy ngày cách ly.
👉Còn lại anh Việt Nam, nhếch mép cười, móc túi lấy ra một vật ném xuống biển. Thần chết lặn xuống một lúc lâu hụt hơi mới ngoi lên và thở hổn hển hỏi:
- Này cái thằng ôn kia! Mày vứt cái gì xuống biển thế hả?
Anh Việt Nam cười tinh quái
- Tao vứt viên C sủi bọt đấy!
Thần vái tay " Tao lạy mày....! 🙏🙏🙏
- Nếu các ngươi muốn sống, hãy vứt một thứ xuống biển. Ta mà không tìm thấy thì các ngươi được sống. Còn ngược lại nếu ta tìm thấy của ai thì người đó phải mắc dịch chết ngay.
👉Gã người Mỹ tinh khôn vứt 1 cây kim xuống biển ...Thần chết lặn xuống 15 giây sau thì cầm cây kim lên và gã Mỹ dương tính và qua đời
👉Gã người Trung Quốc sợ quá, bứt 1 sợi tóc ném xuống biển. Thần chết nhảy xuống biển và 20 giây sau thì cầm sợi tóc lên và gã Trung quốc "ra đi" sau mấy ngày cách ly.
👉Còn lại anh Việt Nam, nhếch mép cười, móc túi lấy ra một vật ném xuống biển. Thần chết lặn xuống một lúc lâu hụt hơi mới ngoi lên và thở hổn hển hỏi:
- Này cái thằng ôn kia! Mày vứt cái gì xuống biển thế hả?
Anh Việt Nam cười tinh quái
- Tao vứt viên C sủi bọt đấy!
Thần vái tay " Tao lạy mày....! 🙏🙏🙏
Đừng đùa với Việt Nam 🇻🇳
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020
Yên Tâm
Mọi người cứ yên tâm
Ở Việt Nam virut dũ háng rất khó lây,chỉ lây khi đứng đối diện,nói thẳng vào mặt nhau...mà người việt lại hay nói sau lưng..nên mọi người cứ bình tĩnh..yên tâm nha...
( copy trên phây )
Ở Việt Nam virut dũ háng rất khó lây,chỉ lây khi đứng đối diện,nói thẳng vào mặt nhau...mà người việt lại hay nói sau lưng..nên mọi người cứ bình tĩnh..yên tâm nha...
( copy trên phây )
Lộn Cái Chày
Chàng trai đến gặp thiền sư
Thưa thầy,cả nước dính vô con virut dũ háng rồi thầy ạ..con muốn xin thầy một lời khuyên. Liệu con có đưa cả gia đình lên núi không ạ ?
Thiền sư đang giã gạo,dừng tay,ngồi trầm ngâm suy nghĩ,rồi lẳng lặng nhấc cái chày lên,đổi đầu,giã tiếp
Chàng trai thấy vậy như bừng tỉnh: thưa thầy phải chăng ẩn ý của thầy là hãy thuận theo nhịp vận động của vũ trụ,có ngày thì có đêm,có sinh thì có tử,có âm thì có dương,có nữ thì có nam... như chiếc chày và cối đá kia,cứ bình tĩnh mà thuận theo vần của tạo hóa,phải không ạ ?
Thiền sư : không,ý ta là Lộn Cái Chày con ạ,thôi,con về đi..Hỏi Lằm Hỏi Lốn..
(sưu tầm trên Phây)
Thưa thầy,cả nước dính vô con virut dũ háng rồi thầy ạ..con muốn xin thầy một lời khuyên. Liệu con có đưa cả gia đình lên núi không ạ ?
Thiền sư đang giã gạo,dừng tay,ngồi trầm ngâm suy nghĩ,rồi lẳng lặng nhấc cái chày lên,đổi đầu,giã tiếp
Chàng trai thấy vậy như bừng tỉnh: thưa thầy phải chăng ẩn ý của thầy là hãy thuận theo nhịp vận động của vũ trụ,có ngày thì có đêm,có sinh thì có tử,có âm thì có dương,có nữ thì có nam... như chiếc chày và cối đá kia,cứ bình tĩnh mà thuận theo vần của tạo hóa,phải không ạ ?
Thiền sư : không,ý ta là Lộn Cái Chày con ạ,thôi,con về đi..Hỏi Lằm Hỏi Lốn..
(sưu tầm trên Phây)
Cùng cười với "chửi kiểu Bắc kỳ"
ĐỂ BÀ MÀY CHỬI CHO MÀ NGHE
(Khuyết danh)
(Khuyết danh)
Bớ làng trên xóm dưới
Thượng hạ đông tây
Bà mày đang ở giữa khu cách ly đây
Tuy cơm ăn nước uống được tiếp tế chẳng thiếu thứ gì
Sơ- mát -phôn, phây- búc, za-lô, ti -vi người người đều có
Nhưng nhòm mãi đến 10 ngày rồi cũng mỏi
Chẳng dám ra ngoài
Các chú canh phòng chặn chốt
Mà chả chặn chốt thì bà mày cũng tự nguyện ở nhà
Không như đứa lớn đứa bé đứa nọ đứa kia, cả bầy súc sinh lông nhông ngoài đường gieo rắc muôn phần tai họa
Thượng hạ đông tây
Bà mày đang ở giữa khu cách ly đây
Tuy cơm ăn nước uống được tiếp tế chẳng thiếu thứ gì
Sơ- mát -phôn, phây- búc, za-lô, ti -vi người người đều có
Nhưng nhòm mãi đến 10 ngày rồi cũng mỏi
Chẳng dám ra ngoài
Các chú canh phòng chặn chốt
Mà chả chặn chốt thì bà mày cũng tự nguyện ở nhà
Không như đứa lớn đứa bé đứa nọ đứa kia, cả bầy súc sinh lông nhông ngoài đường gieo rắc muôn phần tai họa
Thế nên bà mày mới chửi cho mà nghe
Bà mày chửi cái đứa lú lẫn kia
Mày ăn cho lắm, mày rửng mỡ đi Anh đi Ấn chẳng để làm gì
Khi trở về mày lại oánh golf, họp nọ tiệc kia gieo rắc trên 500 người vướng vào vòng Covid
Riêng tiền vé máy bay, khách sạn 5 sao cho chuyến đi kia đã bao nhiêu
Tiền hội phí sân golf mỗi năm nghe đâu cũng đã già 3 tỉ
Rồi nhà to đất lớn, rồi xe nọ dự án kia
Một đứa trẻ con cũng tính ra lương công chức của mày làm sao mà có được?
Chẳng qua là hút máu của dân
Thử hỏi nghề nào làm giàu nhanh hơn bằng nghề quan chức?
Bà cầu cho những điếu xì-gà mấy triệu chúng mày hút vào sẽ hóa thành rắn rết chui vào cổ họng chúng mày
Những chai rượu mấy chục triệu đồng chúng mày uống vào sẽ biến thành nước cống chuyển hóa trong bụng chúng mày
Những sân golf ngày ngày chúng mày đú đởn sẽ sụt thành vực sâu đá sắc trừng phạt chúng mày…
Bà mày chửi cái đứa lú lẫn kia
Mày ăn cho lắm, mày rửng mỡ đi Anh đi Ấn chẳng để làm gì
Khi trở về mày lại oánh golf, họp nọ tiệc kia gieo rắc trên 500 người vướng vào vòng Covid
Riêng tiền vé máy bay, khách sạn 5 sao cho chuyến đi kia đã bao nhiêu
Tiền hội phí sân golf mỗi năm nghe đâu cũng đã già 3 tỉ
Rồi nhà to đất lớn, rồi xe nọ dự án kia
Một đứa trẻ con cũng tính ra lương công chức của mày làm sao mà có được?
Chẳng qua là hút máu của dân
Thử hỏi nghề nào làm giàu nhanh hơn bằng nghề quan chức?
Bà cầu cho những điếu xì-gà mấy triệu chúng mày hút vào sẽ hóa thành rắn rết chui vào cổ họng chúng mày
Những chai rượu mấy chục triệu đồng chúng mày uống vào sẽ biến thành nước cống chuyển hóa trong bụng chúng mày
Những sân golf ngày ngày chúng mày đú đởn sẽ sụt thành vực sâu đá sắc trừng phạt chúng mày…
Để bà chửi cho mà nghe
Bà chửi những đứa cậy tiền đi xuyên lục địa
Chúng mày giầu thì mặc xác chúng mày
Nhưng cậy giầu mà đi lại nghênh ngang khắp năm châu bốn biển rước bệnh vào người
Khi mắc bệnh lại đánh tháo tìm đường về nước để gieo tai họa
Sao mày không ở lại đó cho thiên hạ được nhờ
Đất nước này đâu phải là nơi chúng mày đổ bệnh?
Bà chửi những đứa cậy tiền đi xuyên lục địa
Chúng mày giầu thì mặc xác chúng mày
Nhưng cậy giầu mà đi lại nghênh ngang khắp năm châu bốn biển rước bệnh vào người
Khi mắc bệnh lại đánh tháo tìm đường về nước để gieo tai họa
Sao mày không ở lại đó cho thiên hạ được nhờ
Đất nước này đâu phải là nơi chúng mày đổ bệnh?
Bà chửi cái đứa nào đi làm ăn ở Mỹ ở Hàn
Chúng mày nghênh ngang trở về lại còn khoe thoát hiểm kiểm dịch sân bay
Mang virus phát tán nơi nơi
Chúng mày có là người nữa không, đồ lòng lang dạ thú
*
(Giời ạ, ngoài kia có người mang lương thực phát đến từng nhà
Bà xin nghỉ giải lao, rồi trở vào bà lại chửi cho mà nghe)
*
Bà chửi cái thằng kia, mày trong diện cách ly mà mày dám trốn
Mày lại còn đánh tráo người, bắt thuộc hạ của mày đi cách ly thay
Giống cáo giống cầy cũng không ác như mày
Mày đi những đâu, gặp gỡ những ai, chơi bời với những con nào, làm sao kiểm soát
Mà cả cái đứa nhận lệnh đi cách ly thay
Sao mày ngu mày hèn hạ thế hả giời
Nó bảo mày ăn cứt mày cũng ăn, bảo mày đi chết thay mày cũng gật?
Lại cả cái đứa đứng ra bao che
Chắc cả đống USD đã kịp bịt mồm dán miệng
Chúng mày nghênh ngang trở về lại còn khoe thoát hiểm kiểm dịch sân bay
Mang virus phát tán nơi nơi
Chúng mày có là người nữa không, đồ lòng lang dạ thú
*
(Giời ạ, ngoài kia có người mang lương thực phát đến từng nhà
Bà xin nghỉ giải lao, rồi trở vào bà lại chửi cho mà nghe)
*
Bà chửi cái thằng kia, mày trong diện cách ly mà mày dám trốn
Mày lại còn đánh tráo người, bắt thuộc hạ của mày đi cách ly thay
Giống cáo giống cầy cũng không ác như mày
Mày đi những đâu, gặp gỡ những ai, chơi bời với những con nào, làm sao kiểm soát
Mà cả cái đứa nhận lệnh đi cách ly thay
Sao mày ngu mày hèn hạ thế hả giời
Nó bảo mày ăn cứt mày cũng ăn, bảo mày đi chết thay mày cũng gật?
Lại cả cái đứa đứng ra bao che
Chắc cả đống USD đã kịp bịt mồm dán miệng
Để bà chửi cho mày nghe
Bà chửi cái thằng biến thái ăn trắng mặc trơn kia
Mày từ vùng lõi dịch trở về
Định trốn chui trốn nhủi ư, vận động hơn ba tiếng đồng hồ mày mới chịu vào chỗ cách ly
Đã thế vừa đặt đít ngồi mày lại chê ỏng chê eo rằng chỗ ở nghèo nàn ngột ngạt
Mày quen nhà hàng khách sạn giá cao nên không biết sẻ chia
Không biết cảm thông người người đang cơn hoạn nạn
Bà chửi cái thằng biến thái ăn trắng mặc trơn kia
Mày từ vùng lõi dịch trở về
Định trốn chui trốn nhủi ư, vận động hơn ba tiếng đồng hồ mày mới chịu vào chỗ cách ly
Đã thế vừa đặt đít ngồi mày lại chê ỏng chê eo rằng chỗ ở nghèo nàn ngột ngạt
Mày quen nhà hàng khách sạn giá cao nên không biết sẻ chia
Không biết cảm thông người người đang cơn hoạn nạn
Bà bảo cho chúng mày hay
Dịch Covid 19 nó chẳng biết chừa ai
Từ quan tới dân, từ kẻ bạc tỉ tới đứa ăn mày cũng đều là con bệnh
Chúng mày đừng ỷ thế cậy quyền chơi bời cho lắm
Đừng vác tiền thuế của dân đi làm những việc lăng nhăng
Đừng tưởng cậy mình trên cả ngàn người mà mở mồm ra là ai ai cũng sợ
Dịch Covid 19 nó chẳng biết chừa ai
Từ quan tới dân, từ kẻ bạc tỉ tới đứa ăn mày cũng đều là con bệnh
Chúng mày đừng ỷ thế cậy quyền chơi bời cho lắm
Đừng vác tiền thuế của dân đi làm những việc lăng nhăng
Đừng tưởng cậy mình trên cả ngàn người mà mở mồm ra là ai ai cũng sợ
Chúng mày có cái đầu mà nhỏ não
Có mắt như mù
Có tai như điếc
Chả được như Hải Phòng hoa phượng đỏ biết dừng ngay kế hoạch gần ba trăm tỉ mua ấm chén cho dân
Biết lắng nghe dân là biết yêu Tổ quốc.
Có mắt như mù
Có tai như điếc
Chả được như Hải Phòng hoa phượng đỏ biết dừng ngay kế hoạch gần ba trăm tỉ mua ấm chén cho dân
Biết lắng nghe dân là biết yêu Tổ quốc.
Cả đất nước mệt phờ
“Chống dịch như chống giặc”
Chúng mày không chừa những thói ngông cuồng, vô cảm, ác hại kia đi
Đã thế, bà mày còn chửi nữa cho mà nghe…
“Chống dịch như chống giặc”
Chúng mày không chừa những thói ngông cuồng, vô cảm, ác hại kia đi
Đã thế, bà mày còn chửi nữa cho mà nghe…
(Khuyết danh, copy từ FB của nhà văn Ngô Văn Giá)
Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020
vui .. chút
NÓNG CẢ NGƯỜI
Có cặp vợ chồng kỷ niệm 30 năm ngày cưới . Cô vợ yêu cầu chồng là phải trang trí phòng như đêm tân hôn , cũng rượu vang hoa hồng và âm nhạc cổ điển du dương . Hai vợ chồng ngồi nhâm nhi từng giọt rượu vang cùng bò bít tết trong tiếng nhạc êm đềm ... Chị vợ nói trong hơi rượu nồng nàn: Anh ạ , mới khởi động chút xíu mà cả người em đã nóng ran đây này ! Anh chồng nhìn vợ âu yếm nhắc: Em cẩn thận chút, đầu vú em đang nhúng trong đĩa súp kìa !!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)