Được sự cho phép của nhà văn Nguyễn Quang Thân, Tạp chí NAM trích đăng lại bài viết của nhà văn với tên gọi “Người Việt không xấu xí”. Với giọng văn hài hước và châm biếm cùng những ví dụ thời sự, bài viết đưa lại những quan điểm hết sức thực tế và có tính cảnh báo về tâm lý “AQ”.
Xem ra trong cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
Phép lạ này được cô đúc và điển hình hóa khá thành công là nhân vật AQ của Lỗ Tấn. AQ có một “danh ngôn” thế giới đều biết đại khái: “Nó đánh ta thì chấp gì, coi như nó đánh bố nó”.
Nền văn học của nước ta tuy chưa nhiều thành tựu như văn học của “ông láng giềng”, nhưng cũng có anh Chí Phèo mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng na ná chú AQ. Tuy vậy Chí Phèo chưa bao giờ có được câu danh ngôn nào ngang tầm AQ.
Câu nói đáng chú ý trong truyện của Nam Cao lại là câu của người làng Vũ Đại: “Chắc nó trừ mình ra!” Khi Chí Phèo say chửi tất cả làng. Vậy là, phép thắng lợi tinh thần không là sản phẩm của anh Chí mà của dân làng Vũ Đại. Nhờ dân làng có phép ấy mà anh Chí cứ thoải mái chửi tràn không sợ bị ai trừng phạt. Suy thế, “võ thắng lợi tinh thần” không chỉ lợi hại mà còn độc đáo vô cùng, có lẽ là “đệ nhất thiên hạ công phu”, năm châu bốn bể mấy ai có ngoài đấng AQ, sao các ông Lỗ Tấn, Bá Dương lại coi là nết xấu của người Trung Hoa?
Tôi thấy nhiều người Việt chúng ta không nghĩ thế! Họ lạc quan và sáng suốt hơn nhiều. Với họ, phép thắng lợi tinh thần luôn được đưa ra dùng như một miếng võ nhà nòi, như cao đơn hoàn tán gia truyền chữa bách bệnh, như liều thuốc giảm đau cho con bệnh ung thư, như thuốc ngủ giúp con người quên sự lo lắng, đau khổ trên đời, như nước thánh giúp tín đồ giữ vững niềm tin vào các đấng bề trên lớn nhỏ. Nghĩa là biến chuyện người ta cho là xấu xí thành chuyện đẹp đẽ.
…
Sau chiến tranh, người Nhật dạy trẻ con trong nhà trường: Đất nước của chúng ta vừa thất bại nhục nhã, đất nước chúng ta đất đai chật chội, nghèo nàn tài nguyên, chỉ còn biết đứng dậy rửa nhục bằng ý chí và tài năng của chính người Nhật mà thôi. Những lời đó không dội nước lạnh lên đầu người Nhật, trái lại kích thích sức chịu đựng, ý chí và tài năng của họ mạnh mẽ. Chỉ 5-6 năm sau chiến tranh, nước Nhật đã phục hồi về cơ bản và sau đó thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới như hôm nay.
Cái dở nhất của người Nhật là họ không biết ru ngủ dân chúng bằng phép thắng lợi tinh thần, trái lại còn luôn nhấn mạnh đến thất bại, điều hình như nhiều người Việt kiêng cữ. Chẳng khó để nhận thấy rằng làm điều người Nhật làm không dễ đối với nhiều người trong chúng ta, bởi họ luôn thủ trong tay phép lạ thắng lợi tinh thần. Hình như họ không bao giờ nghe hai chữ thất bại, lúc nào cũng thắng, vĩnh viễn thắng, dù có ngã nốc ao rồi vẫn thắng. Bóng đá thì nhất định thắng Thái Lan mà không biết mình đang tụt hậu sau họ hàng trăm năm, về mọi phương diện.
Mở rộng Hà Nội là điều hệ trọng vì điều đó không chỉ là công tác quy hoạch, là những nét bút chì vẽ lại lãnh thổ trên bản đồ mà là sự xê dịch, thu gom hay sắp xếp lại bao nhiêu số phận của con người, của dòng họ, thậm chí cả một số tộc người. Rickrdo, một nhà kinh tế học trước Mark, đã nói một câu chí lý: “Thứ khó mang xách, khó di chuyển nhất trên thế giới này chính là con người!”. Vậy mà rụp một cái, người ta biến ngay mấy triệu nông dân, trong đó cả mấy người thuộc sắc tộc thiểu số như Mường, Dao... thành dân thủ đô.
Quả thật người Việt đâu có xấu? Nhờ phép thắng lợi tinh thần mà người Việt đã làm một cách dễ dàng điều thiên hạ cho là khó nhất! Và sau đó thay vì cho nông dân biết làm dân thủ đô một nước không phải dễ, đó là chuyện văn hóa, trình độ văn minh, mọi người phải hết sức cố gắng tự thay đổi nâng cao bản thân mình thì người ta luôn nhấn mạnh là thủ đô của chúng ta đã là một trong những thủ đô lớn nhất thế giới! Xem ra lớn nhất thế giới có vẻ như một “liều thuốc bổ” kỳ diệu. Nó có thể thay thế bao nỗi niềm riêng tư của mỗi con người thủ đô và những cố gắng để vượt qua những khó khăn sắp tới của một sự mở rộng chưa từng có trong lịch sử.
Nhờ phép AQ mà người dân được nghe các quan chức ngân hàng, kinh tế khẳng định rằng thế giới khủng hoảng thì khủng hoảng, mình chưa triệt để hòa nhập nên mình vẫn sẽ bình chân như vại. Ai bảo đó là một dự đoán sai lầm? Ở chỗ này, những chú AQ ngày nay rất thông minh. Dân ta có quyền suy luận: Đại dương nổi sóng, những con tàu to có thể đắm, nhưng lá tre thì không đâu nhá! Chúng ta là lá tre, mà lá tre thì đâu phải tàu, nó vĩnh viễn không bị chìm. Nhưng không lâu sau những lời dự đoán đó, hành khách trên chiếc lá tre đang chuẩn bị nôn ra mật xanh mật vàng giữa đại dương khủng hoảng. Họ sở dĩ yên ổn được có lẽ là nhờ “phép thắng lợi tinh thần” của một số quan chức! Vậy thì người Việt giỏi giang chứ đâu có xấu?
…
Phép thắng lợi tinh thần bắt rễ vào quá khứ, sống bằng dưỡng chất của tính tự tôn của thời hiện tại và chuẩn bị những giấc mơ cho tương lai. Ai bảo người Việt mình xấu? Chính nhờ phép AQ ấy mà chúng ta lại thấy thỉnh thoảng xuất hiện những sáng kiến nhiều khi đến kỳ quái tuyệt hảo kiểu trái cóc xanh của báo Tuổi trẻ cười. Người ta làm ra vẻ người Việt mình cũng rất chính xác, rất khoa học không kém ai cho nên mới từng thử ra quy định diễn viên trên sân khấu phải để hở bao nhiêu phần trăm ngực, bao nhiêu phần trăm đùi mới được coi là lành mạnh, người lái xe máy phải nặng trên 40 ký và có số đo vòng một phải là bao nhiêu mới đủ tiêu chuẩn...
Từ mọi góc cạnh nhìn vào, “phép thắng lợi tinh thần” của người Việt mình đều xuất phát từ tâm lý muốn vượt qua tai ương một cách nhanh chóng nhất (dù tai ương trong đó có nghèo khổ là một hiện thực đáng buồn), luôn tìm một con đường đi tắt ngắn nhất! Vụ bia Tiến sỹ đang được một số vị nóng ruột muốn lưu danh thiên cổ tiến hành có lẽ là đỉnh cao của miếng võ AQ. Trong khi nền giáo dục đang lâm vào bế tắc, chưa có trường đại học nào có được một thương hiệu quốc tế, chất lượng học vị Tiến sỹ đang là vấn đề khó nuốt nhất của thời hội nhập thì các vị này nghĩ ra chuyện làm bia Tiến sỹ cho rùa đội.
Xem ra trong cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
Phép lạ này được cô đúc và điển hình hóa khá thành công là nhân vật AQ của Lỗ Tấn. AQ có một “danh ngôn” thế giới đều biết đại khái: “Nó đánh ta thì chấp gì, coi như nó đánh bố nó”.
Nền văn học của nước ta tuy chưa nhiều thành tựu như văn học của “ông láng giềng”, nhưng cũng có anh Chí Phèo mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng na ná chú AQ. Tuy vậy Chí Phèo chưa bao giờ có được câu danh ngôn nào ngang tầm AQ.
Câu nói đáng chú ý trong truyện của Nam Cao lại là câu của người làng Vũ Đại: “Chắc nó trừ mình ra!” Khi Chí Phèo say chửi tất cả làng. Vậy là, phép thắng lợi tinh thần không là sản phẩm của anh Chí mà của dân làng Vũ Đại. Nhờ dân làng có phép ấy mà anh Chí cứ thoải mái chửi tràn không sợ bị ai trừng phạt. Suy thế, “võ thắng lợi tinh thần” không chỉ lợi hại mà còn độc đáo vô cùng, có lẽ là “đệ nhất thiên hạ công phu”, năm châu bốn bể mấy ai có ngoài đấng AQ, sao các ông Lỗ Tấn, Bá Dương lại coi là nết xấu của người Trung Hoa?
Tôi thấy nhiều người Việt chúng ta không nghĩ thế! Họ lạc quan và sáng suốt hơn nhiều. Với họ, phép thắng lợi tinh thần luôn được đưa ra dùng như một miếng võ nhà nòi, như cao đơn hoàn tán gia truyền chữa bách bệnh, như liều thuốc giảm đau cho con bệnh ung thư, như thuốc ngủ giúp con người quên sự lo lắng, đau khổ trên đời, như nước thánh giúp tín đồ giữ vững niềm tin vào các đấng bề trên lớn nhỏ. Nghĩa là biến chuyện người ta cho là xấu xí thành chuyện đẹp đẽ.
…
Sau chiến tranh, người Nhật dạy trẻ con trong nhà trường: Đất nước của chúng ta vừa thất bại nhục nhã, đất nước chúng ta đất đai chật chội, nghèo nàn tài nguyên, chỉ còn biết đứng dậy rửa nhục bằng ý chí và tài năng của chính người Nhật mà thôi. Những lời đó không dội nước lạnh lên đầu người Nhật, trái lại kích thích sức chịu đựng, ý chí và tài năng của họ mạnh mẽ. Chỉ 5-6 năm sau chiến tranh, nước Nhật đã phục hồi về cơ bản và sau đó thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới như hôm nay.
Cái dở nhất của người Nhật là họ không biết ru ngủ dân chúng bằng phép thắng lợi tinh thần, trái lại còn luôn nhấn mạnh đến thất bại, điều hình như nhiều người Việt kiêng cữ. Chẳng khó để nhận thấy rằng làm điều người Nhật làm không dễ đối với nhiều người trong chúng ta, bởi họ luôn thủ trong tay phép lạ thắng lợi tinh thần. Hình như họ không bao giờ nghe hai chữ thất bại, lúc nào cũng thắng, vĩnh viễn thắng, dù có ngã nốc ao rồi vẫn thắng. Bóng đá thì nhất định thắng Thái Lan mà không biết mình đang tụt hậu sau họ hàng trăm năm, về mọi phương diện.
Mở rộng Hà Nội là điều hệ trọng vì điều đó không chỉ là công tác quy hoạch, là những nét bút chì vẽ lại lãnh thổ trên bản đồ mà là sự xê dịch, thu gom hay sắp xếp lại bao nhiêu số phận của con người, của dòng họ, thậm chí cả một số tộc người. Rickrdo, một nhà kinh tế học trước Mark, đã nói một câu chí lý: “Thứ khó mang xách, khó di chuyển nhất trên thế giới này chính là con người!”. Vậy mà rụp một cái, người ta biến ngay mấy triệu nông dân, trong đó cả mấy người thuộc sắc tộc thiểu số như Mường, Dao... thành dân thủ đô.
Quả thật người Việt đâu có xấu? Nhờ phép thắng lợi tinh thần mà người Việt đã làm một cách dễ dàng điều thiên hạ cho là khó nhất! Và sau đó thay vì cho nông dân biết làm dân thủ đô một nước không phải dễ, đó là chuyện văn hóa, trình độ văn minh, mọi người phải hết sức cố gắng tự thay đổi nâng cao bản thân mình thì người ta luôn nhấn mạnh là thủ đô của chúng ta đã là một trong những thủ đô lớn nhất thế giới! Xem ra lớn nhất thế giới có vẻ như một “liều thuốc bổ” kỳ diệu. Nó có thể thay thế bao nỗi niềm riêng tư của mỗi con người thủ đô và những cố gắng để vượt qua những khó khăn sắp tới của một sự mở rộng chưa từng có trong lịch sử.
Nhờ phép AQ mà người dân được nghe các quan chức ngân hàng, kinh tế khẳng định rằng thế giới khủng hoảng thì khủng hoảng, mình chưa triệt để hòa nhập nên mình vẫn sẽ bình chân như vại. Ai bảo đó là một dự đoán sai lầm? Ở chỗ này, những chú AQ ngày nay rất thông minh. Dân ta có quyền suy luận: Đại dương nổi sóng, những con tàu to có thể đắm, nhưng lá tre thì không đâu nhá! Chúng ta là lá tre, mà lá tre thì đâu phải tàu, nó vĩnh viễn không bị chìm. Nhưng không lâu sau những lời dự đoán đó, hành khách trên chiếc lá tre đang chuẩn bị nôn ra mật xanh mật vàng giữa đại dương khủng hoảng. Họ sở dĩ yên ổn được có lẽ là nhờ “phép thắng lợi tinh thần” của một số quan chức! Vậy thì người Việt giỏi giang chứ đâu có xấu?
…
Phép thắng lợi tinh thần bắt rễ vào quá khứ, sống bằng dưỡng chất của tính tự tôn của thời hiện tại và chuẩn bị những giấc mơ cho tương lai. Ai bảo người Việt mình xấu? Chính nhờ phép AQ ấy mà chúng ta lại thấy thỉnh thoảng xuất hiện những sáng kiến nhiều khi đến kỳ quái tuyệt hảo kiểu trái cóc xanh của báo Tuổi trẻ cười. Người ta làm ra vẻ người Việt mình cũng rất chính xác, rất khoa học không kém ai cho nên mới từng thử ra quy định diễn viên trên sân khấu phải để hở bao nhiêu phần trăm ngực, bao nhiêu phần trăm đùi mới được coi là lành mạnh, người lái xe máy phải nặng trên 40 ký và có số đo vòng một phải là bao nhiêu mới đủ tiêu chuẩn...
Từ mọi góc cạnh nhìn vào, “phép thắng lợi tinh thần” của người Việt mình đều xuất phát từ tâm lý muốn vượt qua tai ương một cách nhanh chóng nhất (dù tai ương trong đó có nghèo khổ là một hiện thực đáng buồn), luôn tìm một con đường đi tắt ngắn nhất! Vụ bia Tiến sỹ đang được một số vị nóng ruột muốn lưu danh thiên cổ tiến hành có lẽ là đỉnh cao của miếng võ AQ. Trong khi nền giáo dục đang lâm vào bế tắc, chưa có trường đại học nào có được một thương hiệu quốc tế, chất lượng học vị Tiến sỹ đang là vấn đề khó nuốt nhất của thời hội nhập thì các vị này nghĩ ra chuyện làm bia Tiến sỹ cho rùa đội.
Thay vì lao tâm khổ tứ, tập trung tiền của đầu tư vào giáo dục thì người ta nghĩ ngay đến chuyện làm bia! Gì thì gì, dù Tiến sỹ giấy, Tiến sỹ mo nang trôi sấp biết ngày nào không gì đi nữa, cũng phải làm bia cái đã! Phải có hàng chục ngàn bia, không có không xong! May mà mỏ đá hoa cương của nước ta cũng không hiếm. Sáng kiến khùng này thật đáng là tấm bia lớn cho phép thắng lợi tinh thần của người Việt ta!
Vậy người Việt ta đâu có xấu!